Với người yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác văn xuôi thời kỳ đổi mới qua sáng tác của nguyễn thị thu huệ, võ thị hảo, nguyễn ngọc tư (Trang 37 - 41)

2 .Quan niệm của người phụ nữ về con người và cuộc sống

2.1 .Quan niệm của người phụ nữ về con người

2.1.2. Với người yêu

Tình yêu là một thứ tình cảm đặc biệt, hấp dẫn con người. Là niềm bâng khuâng với người đã qua, là niềm xao xuyến với người mới tới. Ở đó có sự cao thượng, trong sáng, dâng hiến vơ tư và trọn vẹn, cũng có cả sự tàn bạo, hèn nhát, lừa dối…

Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu

(Xn Diệu)

Hạnh phúc thì ít mà bất hạnh thì nhiều song sức hấp dẫn, cuốn hút kì lạ của tình u vẫn thơi thúc con người cố gắng tìm kiếm cho kì được một tình yêu trọn vẹn.

Nếu người đàn ơng nghiêng về lý trí thì người đàn bà lại nặng về tình cảm. Và tình yêu là một trong thứ tình thiêng liêng khiến cho bao người phụ nữ đem lịng si mê tơn thờ đến mù quáng. Người con gái say mê tình yêu, sẵn sàng đặt lên bàn thờ phụng nó (Cát đợi – Nguyễn Thị Thu Huệ) và luôn hi vọng sẽ được đáp lại dẫu điều đó thật mong manh (Mắt miền tây - Võ Thị Hảo)

Ôm ấp trong lịng một tình yêu thiêng liêng, đẹp đẽ, đắm say, cộng thêm với tâm thế hồn tồn chủ động “Có lúc phải giành lấy cái để gọi như

chơi bạc ấy được thì phất, hỏng thì thơi, nhưng cứ phải cướp cái” [6, tr 456].

Cô gái trong Cát đợi của Nguyễn Thị Thu Huệ đã dành cho tình yêu một mối quan tâm thật đặc biệt. Cơ “khơng xếp xó tình u của mình… đem nó đặt nên

bàn thờ và siêng năng thờ cúng” [6, tr 456]. Tình u cơ dành cho anh là tất

cả những đam mê đến mù quáng, dẫu biết anh đã có vợ con, dẫu biết “anh dã

đem đời con gái của cô đi mà khơng hồn lại một câu xin lỗi ». Đã có lúc

nghi ngờ anh nhưng khi anh đến bình dị mà sang trọng, dân dã nhưng đầy ắp những gì cơ thiếu, bản năng đàn bà trỗi dậy với tất cả niềm khao khát, si mê cháy bỏng, cô lại cần mẫn sửa lại ban thờ, thờ anh. Cô hiểu rất rõ hơn ai hết, cô là người đến chậm, còn anh với sự cố định đã an bài. Song chỉ cần anh dành tình thương cho cơ, tình thương quan trọng và lâu dài hơn tình u, cơ đã thấy hàm ơn hạnh phúc biết bao nhiêu.

Đề cập đến sự hòa hợp giữa hai giới nhưng đọc tác phẩm, ta không thấy một sự thô thiển mà vẫn gợi một sự táo bạo, trong sáng cho tình yêu “làn cát

trũng xuống như chiếc giường đêm tân hôn”

Hạnh phúc biết bao nhiêu khi yêu và được yêu. Song cũng buồn biết bao nhêu khi yêu chân thành, đơn phương một người đàn ơng thực dụng, ích kỉ. Đọc Mắt miền tây ta cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của nhà văn Vũ Thị Hảo với khát vọng tìm được một tình u đích thực của người phụ nữ. Bị Tuấn đánh đập, đối xử tệ bạc, chị Hai vẫn yêu thương, vẫn “chăm lo cho hắn

như mẹ dõi theo con, vừa làm vừa tự an ủi Tuấn không đến nỗi nào” [4, tr

173]. Dù biết Tuấn là kẻ không ra gì, dù biết tình yêu của chị chẳng đi đến đâu, dù khơng muốn có sự ràng buộc với Tuấn song sâu thẳm tâm hồn vẫn hi vọng, cố găng cảm hóa, níu kéo Tuấn về bên cạnh. Quyết định về thăm nhà Tuấn, chị thấy thương cha mẹ của Tuấn, hi vọng Tuấn sẽ thay đổi khi nhìn thấy những thước phim của người thân do chị trực tiếp quay… Tình cảnh đáng thương, trái tim nhân hậu, tấm lòng đáng quý của chị Hai làm cho bao

người đọc cảm thơng xót xa. Chị Hai có thể khơng đẹp về hình thức nhưng chị thực sự là một hạt ngọc quý cần lắm sự nâng niu, trân trọng. “Tốt gỗ hơn

tốt nước sơn” (Tục ngữ), vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn con người nói chung,

người phụ nữ nói riêng thực sự là nét đẹp đáng quý, là điều mà cha ông ta luôn nhác nhở con người phải biết coi trọng

Tình yêu được giới nữ đặc biệt quan tâm. Các nhà văn nữ cũng viết về tình yêu với tất cả niềm ưu tư, khao khát mn đời. Xin con người hãy trân trọng tình yêu và tất cả những tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người.

Đối với tình yêu, thái độ si mê của người phụ nữ muôn đời không thay đổi. Và thài dộ lầm lạc trong tình u khơng phải chỉ xuất hiện trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Từ nàng công chúa Mị Châu xinh đẹp, trắng trong trong truyền thuyết dân gian đến cô Kiều hiếu nghĩa trong văn học trung đại, sang những người phụ nữ của thời hiện đại

Sẽ đáng tiếc biết bao khi con người không hiểu hết giá trị ý nghĩa của tình u đích thực. Sẽ thất vọng bao nhiêu khi con người coi tình yêu là phương tiện, cơ hội để thay đổi cuộc sống. Bồng bột, nông nổi, với ước ao lấy Dương, anh rể để thoát khỏi cuộc sống nghèo khó, My trong Thiếu phụ chưa chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ đã vô tâm gây lên những lỗi lầm không thể

sửa chữa. Phá vỡ hạnh phúc gia đình của chị gái, chạy theo những ham muốn xác thịt cá nhân với Hoàng, một thanh niên trẻ trung, mạnh mẽ, chưa vợ. Cuối cùng cơ được gì, chị gái mất sớm do ung thư tử cung, đứa con của cô sinh ra bị khuyết thiếu một số bộ phận

Cịn cơ gái Mơng tên Sải đã ngã lịng theo Các Tờ Quẩy vì mùi biển mặn mà, lạ lẫm khác hẳn mùi ngọt lộ của sương mù nơi núi rừng quê hương ở người chồng sắp cưới. Hình ảnh lạ lẫm của cơ được Võ Thị Hảo ví như Con dại của đá.

Những người con gái ngây thơ, chưa hiểu hết sự phức tạp của cuộc sống với cái nhìn đơn giản, một chiều đã vơ tình chà đạp nên những giá trị của cuộc sống. Theo phong tục người Mông, sau khi lấy chồng: “người đàn bà Mơng suốt ngày cúi mặt nhìn xuống bàn chân mình và chỉ ngẩng đầu lên khi tay sắp để tuột cái đuôi ngựa. Cái đuôi ngựa cõng người chồng say mềm sau buổi chợ phiên” [2, tr 187]. Cáo Tờ Quẩy với mái tóc rậm rì xoăn tít mang hơi mặn của biển, ánh mắt Quẩy vằn những tia đỏ của rượu, của thuốc phiện và những ham hố nhưng Sải lại ln thấy ở đó những miền xa vời mà nàng chưa hề biết tới. Còn Hùng De “không mang vị mặn của biển… Trong mái tóc mịn của chàng chỉ có mùi ngọt nợ của sương màu quanh năm quẩn trên đỉnh núi. Mắt De trong veo… in da trời của một miền quê” [3, tr 190].

Không muốn như những người đàn bà Mơng bình thường, chưa bao giờ được đến với biển. Sải đành phụ tình Hùng De đến với Cáo Tờ Quẩy. Trớ trêu thay khi người con gái nhẹ dạ, cả tin, ngây thơ gặp phải một người đàn ông vô trách nhiệm, nhẫn tâm nên bị lừa dối, lợi dụng cũng là một điều dễ hiểu. Chỉ sau khi bị ném cho mấy người bạn của Quẩy và rồi lại sắp bị đưa sang Trung Quốc bán, Sải mới giật mình nhận ra mình là đứa con gái dại khờ của đá và quyết định chọn cái chết để sám hối cho lỗi lầm. Thương tiếc cho sự khờ dại của ngươi con gái Mông xinh đẹp, Võ Thị Hảo cũng muốn để lại cho đòi một bài học. Hãy biết trân trọng, yêu thương những giá trị bình thường của cuộc sống. Hãy si mê nhưng cũng hãy thật tỉnh táo, lý trí trong tình u…

Có người nói trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo, hình ảnh đàn ơng dường như hơi méo mó. Và trong đời thực, với đàn ơng, chị cũng như “con chim sợ cành cong”. Chị tâm sự “Phụ nữ chúng ta hãy quan niệm tình yêu là tất cả. Cịn đàn ơng thì khơng. Họ quan niệm tình u như nó vốn có: chỉ là một phần của cuộc đời. Vì thế phụ nữ dại khờ hơn và bất hạnh hơn” [3, tr

mong của bao người phụ nữ, mong được la môt dây leo đẹp bên một cây đại thụ…

Tuy nhiên khơng thể phủ nhận người phụ nữ đã tìm thấy ở tình yêu một tình cảm tri kỷ để họ nâng đỡ suốt đời, khẳng định vẻ đẹp của tình cảm và nhân cách. Hàng ngàn cơn gió đã trơi qua suốt cuộc đời chị nhưng cơn gió này thì khác. Con gió mang hương vị của người đàn ơng làm nhói lên trong tim người đàn bà 31 tuổi một cảm giác lâu lắm rồi khơng có hồi hộp, vui, buồn, xót xa, chới với, mong manh như có thể có, có thể khơng. Hơn 30 tuổi, hai người gặp nhau nhưng vì điều kiện, vì trách nhiệm với con cái khơng cho phép họ gặp nhau. Tấm ân tình theo họ suốt cuộc đời đi đến lúc 60 tuổi, gọi điện thoại cho nhau, họ vẫn thì thào, run rẩy, cũng thở nhẹ, cũng chờ đợi bên kia bỏ máy điện thoại xuống… Am hiểu sâu sắc trái tim người đàn bà khi yêu, Nguyễn Thị Thu Huệ đã có những trang văn miêu tả khá tinh tế, sâu sắc, cảm xúc, suy nghĩ của người phụ nữ. “Mấy chục năm sống với nhau chia sẻ với

nhau mọi chuyện của cuộc sống… Bà nghĩ. Đêm nay nếu bà không gọi được điện thoại cho ơng thì ngày mai bà sẽ phải đến ơng sớm để nói với ơng rằng dù họ phải chờ đợi nhau suốt đời bà cũng thấy n lịng vì ít ra họ còn được sống nhất là sống cùng người thân…” [6, tr 442]. Kết thúc tác phẩm là hình

ảnh một “mùa thu vàng rực rỡ” chứa chan tình yêu thương, khát khao mãnh liệt củ a con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác văn xuôi thời kỳ đổi mới qua sáng tác của nguyễn thị thu huệ, võ thị hảo, nguyễn ngọc tư (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)