Phê bình chân dung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn (Trang 86 - 93)

Chƣơng 3 : Nghệ thuật và phong cách phê bình của Vƣơng Trí Nhàn

3.1. Phê bình chân dung

Trong sự nghiệp nghiên cứu phê bình, Vương Trí Nhàn đã xác định rõ phương pháp của mình. Trong phần giới thiệu cuốn sách Vƣơng Trí Nhàn –

Phê bình và Tiểu luận ông chia sẻ: “Về mặt thể loại sử dụng, tơi lo hướng

ngịi bút theo những hướng mới, chân dung văn học, phiếm luận văn hóa xã hội. Ngay trong phê bình, tơi tìm tới một cách viết mà tôi cho là tự do hơn, giúp cho cái tơi chính đáng của một ngịi bút có dịp bộc lộ” [Vƣơng Trí

Nhàn, Phê bình và Tiểu luận, tr6].

Mặt mạnh của Vương Trí Nhàn chính là mảng phê bình chân dung văn học. Điều này tạo nên phong cách phê bình riêng độc đáo của ơng. Trong tập phê bình Cây bút đời ngƣời, Vương Trí Nhàn đã phác họa hình ảnh của mười hai nhà thơ, nhà văn từ tính cách, nếp sống, nếp nghĩ của họ. Có thể nói, chân dung văn học được xếp vào thể loại khó viết. Khó viết bởi nó liên quan đến việc xác định chân giá trị cũng như đẳng cấp của các nhân vật mà việc xếp hạng các nhà văn, nhà thơ là điều rất tế nhị và phức tạp, xưa nay ít ai làm như thế. Khi tác phẩm Cây bút đời ngƣời của Vương Trí Nhàn ra đời, trả lời ý

kiến của phóng viên báo Lao động, ơng chia sẻ: “May mắn trong nghề làm phê bình của tơi là ln được sống, làm việc gần các nhà văn, nhà thơ, đủ để bị thôi thúc bởi ý nghĩ: bên cạnh các bài thơ, cuốn truyện thì các nhà văn cịn thường xuyên sáng tác ra một tác phẩm độc đáo khác, đó chính là tính cách của họ. Người đời đôi khi thành kiến, đám người viết văn chẳng qua chỉ là một bọn dông dài. Trong khi một số đồng nghiệp của tôi (nhất là các nhà giáo) lại có xu hướng lí tưởng hóa những người viết, xem cây bút nào cũng tâm huyết đầy mình. Phần tơi, tơi nghĩ, ngồi đời có bao nhiêu kiểu người thì trong văn chương cũng có bấy nhiêu kiểu người cầm bút, có thánh thần lẫn ma quỷ. Và trừ một số tài năng sáng chói, thì phần lớn người cầm bút có cả

những chỗ tầm thường lẫn những chỗ cao quý. Rồi điều quan trọng hơn, mỗi con người có một tư cách, một số phận. Không phải chỉ những tài năng lớn mới có một cuộc đời thú vị, những nhà văn tạm gọi là bình thường cũng có cách phấn đấu riêng, những bi kịch riêng. Những cuộc làm người của họ trong văn chương cũng rất đáng được ghi chép lại”.

Vương Trí Nhàn nhận thấy rằng: ông đã chân thực với những gì mà mình thấy nhưng khơng vì thế mà ơng dám nghĩ rằng: mình như thế là đúng và chỉ có mỗi mình đúng. Câu nói của Ehrenburg khiến nhà nghiên cứu phê bình văn học Vương Trí Nhàn rất tâm đắc: “Trí nhớ người ta giống như ánh đèn pha của một chiếc xe đang đi trong đêm, khi thì nó cho thấy hình ảnh của một gốc cây, khi thì trạm gác, khi thì lại là một con người”. Ở một chỗ khác, Vương Trí Nhàn nói: “Trong nghề viết văn, tơi hay nhìn thấy khuyết điểm của văn chương” và ông đồng quan điểm với nhà thơ Trần Đăng Khoa: phải “tâm địa xấu xa” mới nhận xét được thói hư tật xấu của người khác. Với mục đích chỉ ra những thói hư tật xấu của các nhà thơ, các nhà văn để giúp họ tiến lên đã khiến cho những trang phê bình chân dung của Vương Trí Nhàn để lại nhiều ấn tượng nhưng cũng khơng ít những tranh luận trái chiều.

Mười hai chân dung văn học đã được Vương Trí Nhàn “soi rọi”, khắc họa dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sĩ, chúng tơi khơng có tham vọng khảo sát hết tất cả các bài phác họa độc đáo ấy. Chúng tơi xin dừng lại ở trường hợp Tơ Hồi.

Theo Vương Trí Nhàn, Tơ Hồi cũng là một “cao thủ” của chuyện viết chân dung văn học (cuốn “Cát bụi chân ai” viết về Nguyễn Tuân là chính) và Vương Trí Nhàn đã khen Tơ Hồi rằng: “Những nét sinh hoạt của những

người cầm bút thời nay đã được nhiều người trình bày lại một cách tự nhiên, trong số này giỏi nhất phải kể Tô Hồi. Ơng biết gỡ đi phần hào quang chói lọi mà người ta hay lấy ra để lãng mạn hóa các nhà văn. Ơng làm cho cái

nghề gọi là sáng tạo này gần gũi với đời thường” [Vƣơng Trí Nhàn – Phê

bình và Tiểu luận, tr500]. Quả là trong cuốn Cây bút đời ngƣời này, Vương

Trí Nhàn đã học hỏi được nhiều ở bậc tiền bối và ông đã viết chân dung văn học theo cái cách “gỡ đi phần hào quang chói lọi mà người ta hay lấy ra để lãng mạn hóa các nhà văn… làm cho cái nghề gọi là sáng tạo này gần gũi với đời thường”. Trong bài Xuân Sách hay là một đặc sản văn chƣơng, Vương Trí Nhàn cũng đã viết: “Tơi học theo cách làm của Tơ Hồi khi viết về một người thầy như Nhị Ca, một người bạn như Nghiêm Đa Văn”.

Nếu cứ nhìn vào số lượng 150 cuốn sách đã có cùng với “hàng núi cơng việc” mà Tơ Hồi đã làm từ khi hành nghề cho đến nay, ta chỉ có thể ngạc nhiên mà nói đó là một người khổng lồ và khơng dám đến gần! Nhưng Vương Trí Nhàn đã giúp ta tiếp cận Tơ Hồi từ một khoảng cách rất gần, tới mức như là có thể chui vào “lục phủ ngũ tạng” của người khổng lồ Tơ Hồi này một cách thoải mái! Bài chân dung Tơ Hồi trong cuốn Cây bút đời ngƣời (Tơ Hồi và những nghiêm chỉnh của kiếp phù du) dường như chỉ mới

là những nét phác thảo nên Vương Trí Nhàn đã cơng bố tiếp bài viết khá công phu, sau bảy năm: Tơ Hồi – nhìn từ một khoảng cách gần.

Tơ Hồi và những nghiêm chỉnh của kiếp phù du là những nhận

xét còn thận trọng, dè dặt, như: “…đây là một người có cách sống, cách làm việc phù hợp với nghề, do đó, đời cầm bút thật bền mà cũng thật hiệu quả. Sau hơn 50 năm lao động chữ nghĩa, con người đó vẫn làm việc đều đặn tưởng như có viết vài chục năm nữa cũng khơng hết việc…Dông dài mà thiết thực, chuyện của Tơ Hồi là chuyện của người đang sống, đang lo toan vui buồn về cái hàng ngày như mọi người khác… Tơ Hồi có thể mang vào đó đủ thứ chi tiết linh tinh của “thời mở cửa” mà người ta khó nghĩ là một ơng già bảy mươi lại có thể cịn để ý tới. Sau thời bao cấp, khơng ít nhà văn lúng túng…Về phần mình, Tơ Hồi có vẻ như khơng chút ngạc nhiên. Đã già từ lúc còn trẻ, nay về già ngịi bút ơng lại trẻ lại. Ơng vẫn đi họp, làm báo, chủ

tọa hội nghị, và lại viết khỏe. Nhiều lần tơi đã tự hỏi, vì sao Tơ Hồi lại có được sự trẻ khỏe dẻo dai như vậy? Ở đây, hẳn có những phần thuộc về sự rèn luyện của ơng, lâu ngày thành một thói quen khơng cần cố gắng. Và trước bao thay đổi hàng ngày, con người ơng vẫn dễ dàng thích ứng. Ơng thường sống đúng như ơng có, biết lui biết tới, biết lẩn tránh, nhưng cũng biết đối mặt trước mọi sự tọc mạch”

Và trong mọi việc lại thấy hiện ra một Tơ Hồi lõi đời, sành sỏi, con ruồi bay qua không lọt khỏi mắt! Những chuyến giang hồ vặt không một đồng xu dính túi; cái miên man cuốn hút khi dơng dài giữa đám cầm bút nhà nghề, những chuyến viễn du mãi tận Huế, tận Sài Gòn, Dầu Tiếng, cái tự nhiên khơng dễ có khi một mình về cơng tác tại một bản Mèo thấp thoáng giữa triền núi cao... Bao nhiêu từng trải như còn in dấu vào cách sống, cách chuyện trò của Tơ Hồi hơm nay. Bên cạnh cái nhũn nhặn lảng tránh, con người ấy thật cũng đã nhiều phen phải dàn mặt, phải chịu trận, nói chung là phải đối chọi với đời và nếu như có lúc phải đầu hàng thì đó cũng là bước đường cùng, rồi nín nhịn chẳng qua để tồn tại, và sau hết, để được viết.

Có một thống gì đó, như là một chút hư vô trong con người thực dụng Tơ Hồi chăng? Một nhận xét như thế là đầy mâu thuẫn, nhưng biết sao được, con người mỗi chúng ta trong những năm này bị bao sức mạnh xâu xé, kể sao cho xiết! Một chút khinh bạc có từ rất sớm (bản thân Vũ Ngọc Phan vốn rất hiền từ cũng phải nhận ra và lên tiếng cảnh cáo, khi đọc Quê người, O chuột...), cái khinh bạc đó hẳn khơng bao giờ mất hẳn. Cộng thêm vào đó là

bao nhiêu ngọt bùi cay đắng đã đến trong cuộc đời một người viết văn, một người cán bộ, những phút bốc đồng và những lần tỉnh mộng, những lầm lỡ và man trá xen lẫn vào giữa những chân thành ngây thơ, cuộc bể dâu diễn ra ngay trước mặt. Khi đã trải tất cả những sự đó rồi, cái hư vơ sẽ như một thứ ánh sáng mờ mờ giúp cho người ta sống nhẹ nhõm hơn và tự do hành động hơn. Lúc này, hư vô đã trở thành một điều kiện bắt buộc để sống, hư vô là

một thứ thuốc an thần cho những kẻ ham hành động, nhưng lại hoàn toàn tỉnh táo, để hiểu rằng hành động của mình cũng rất có thể chỉ là vơ nghĩa.

Khơng chỉ một lần, hình ảnh phù du như một ám ảnh trở về trong một số trang văn hồi ký, nó là những trang mang nặng tâm sự Tơ Hồi. Những khi có việc đụng chạm đến tồn bộ cuộc đời viết văn của mình, ơng phải nhớ tới nó. Là phù du, những năm tháng dong nhan chơi bời viết lách trước cách mạng. Là phù du những chuyến viễn du mãi tận phương trời xa thẳm. Mà cũng là phù du, những khi cố gắng viết nốt những trang cuối cùng của một quyển sách tầm tầm. Tưởng dã qua hẳn rồi, nhưng không phải, làm sao quên được sự phù du khi hàng mớ năm tháng quàng lên vai, càng sống càng thấy nhiều điều ngang trái. Có cần nhìn đi đâu xa, hãy nhìn cuộc đời những đồng nghiệp gọi là thành đạt sống ngay bên cạnh: Nguyễn Tuân được tiếng ngang ngạnh, rồi cũng là một Nguyễn Tuân phải khéo xoay xở để tạo ra cảm giác không bị ai quên, và nhất là một Nguyễn Tuân buông xuôi bất lực, muốn đi mà khơng đi được, muốn nói khác mà khơng nói được, khối cái đã tính nát ra định viết lại thôi. Xuân Diệu loay hoay giữa những bài thơ thù tạc và những bài nói chuyện đi theo lối mịn, Xuân Diệu nhuộm tóc cố làm ra trẻ, ham ăn ham uống, lúc chết mỡ quấn vào tim. Một Nam Cao tâm huyết lại mất sớm, coi như đã xong. Nhưng bao kẻ sống sót sau những cơn giơng tố, mấy người sống được đúng tầm người của mình, hay lại chui lủi trốn tránh, hoặc lá mặt lá trái, dối dá qua ngày? Sự khinh bạc muốn gạt đi, nó cứ tìm đường quay trở lại. Rồi chính mình cũng đánh mất mình và nhìn đi nhìn lại, chỉ có thời gian là chiến thắng, là khơng thể đảo ngược. Cái phương châm sống cuối đời rút lại là ở hai điểm:

Một là làm thật nhiều muốn viết gì thì viết, khơng định bụng thế này

thế kia, mà cũng không sợ mang tiếng khi viết.

Hai là khơng coi mình là quan trọng, chấp nhận hết thảy. Giữ được

từng phút cảm động ngạc nhiên nho nhỏ, nhưng khơng cịn gì ngạc nhiên trên những cái lớn

Thực hiện điểm thứ nhất thật khơng gì dễ hơn, nhất là khi người ta đã có trên 150 đầu sách như Tơ Hồi.

Cịn điểm thứ hai? Bảo là biết điều, là khiêm tốn có lẽ khơng phải. Sống cho nhẹ nhõm là cách tốt nhất để bảo tồn mình. Lại nhớ những câu

Kiều mà thuở mới lớn, đã cùng với nhiều bạn thợ cửi, ngâm đi ngâm lại

không biết chán: Nàng rằng thực dạy quá lời / Thân này còn dám coi ai làm

thường!

Loanh quanh một hồi hóa ra chưa thoát khỏi chỗ xuất phát ban đầu? Nhưng với Tơ Hồi lúc này, mọi sự khen chê khơng còn ý nghĩa. Trong cái thế kỷ đa đoan chúng ta đang sống, dẫu sao ông cũng đã ln ln dập dềnh trên mặt sóng. Tháng bảy và tám 1997, ông đến Đà Lạt ngồi viết xong một tập hồi ức, có tên là Chiều chiều. Chắc chẳng ai không hiểu đấy là chủ tâm “chiều chiều cuộc đời”, nhưng ông vẫn không quên ghi thêm hai câu ca dao cổ: “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều. Nhớ người đãy gấm khăn điều vắt vai” cho tơ liễu và lửng lơ đôi chút. Âu lại cũng vẫn những cái tạng Tơ Hồi”....

Đến Tơ Hồi - nhìn từ một khoảng cách gần, những nhận xét của Vương Trí Nhàn đã mạnh dạn, sắc sảo hơn rất nhiều (những đoạn ghi chép kiểu như Nhật ký giống như những thước phim tài liệu chân thưc, sinh động):

“…Văn Tơ Hồi khơng gợi cảm giác sang trọng mà thường ăn ở cái vẻ miên man không cùng; sinh động tự tin, nhưng lại vẫn có chút hậm hụi, hèn hèn tội tội như thế nào đó. Một câu trong Xóm giếng ngày xưa “Tơi vẫn quen với những nhem nhọ “.Về kỹ thuật viết: Tơ Hồi mạnh nhất khi tả phong cảnh, tả những ấn tượng của người viết. Từ đoạn này sang đoạn khác, nhiều khi chuyển rất đột ngột, khơng đếm xỉa gì đến người đọc. Nhưng vì cái duyên, người ta bị hút ngay vào những đoạn rẽ ngang rẽ dọc đó. Vương Trí Nhàn nghĩ rằng Tơ Hồi khơng biết rõ nhân vật và ông không để ý đến nhân vật bằng phong cảnh.

Bàn về các loại nhân vật của Tơ Hồi, Vương Trí Nhàn nói: “Chỉ có một lần, Tơ Hồi tả nhân vật có chí khí và có tầm nhìn xa - Dế mèn. Chỉ có một lần, Tơ Hồi tả loại người quật khởi - đó là A Phủ. Cịn ngồi ra các nhân vật của ông đều là là sát mặt đất; pha tạp, không thuần nhất; mặt mày nhòe nhoẹt; tồn tại theo kiểu khật khà khật khưỡng. Người ta hơi khó nghĩ khi xếp họ vào những loại người cụ thể. Nhiều người là loại tầm thường” Mỗi lần nghĩ đến Tơ Hồi, Vương Trí Nhàn vẫn lạ là vì sao có một người khinh người rẻ của như vậy, lạnh lùng như vậy mà vẫn sống giữa người đời rất nhẹ nhàng, và đi đâu cũng lọt. Hay là sự chân thành của Tơ Hồi và người đời cũng rất thật mà Vương Trí Nhàn nhận thấy là mình chưa nhìn nhận ra:

Trong bài viết về Nguyễn Bính, Tơ Hồi bảo trong đời sống văn học trước 1945, người lẫn với ma, đó là cái thời nửa người nửa ma. Theo nghĩa nà, Vương Trí Nhàn nói: “ có thể bảo chính ơng như một con ma, trong ơng có một con người nghĩ ngược với những điều đang viết. Lúc nào ông cũng có nhu cầu tố giác mọi người, lật tẩy mọi người - kể cả lật tẩy chính mình. Lúc nào ông cũng đắm đuối trong một vài ý nghĩ tinh qi nào đó. Và chúng tơi xin tạm dừng bàn về việc viết chân dung Tơ Hồi của nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vương Trí Nhàn bằng một nhận xét bao quát về chân dung Tơ Hồi qua việc nhà văn viết chân dung Nguyễn Tuân bằng cuốn

Cái bụi chân ai:

“Nhưng dẫu sao, Cát bụi chân ai vẫn là một cuốn hồi kí. Dù bóng dáng của Nguyễn Tuân có trùm lên cả quyển sách thì cạnh đấy vẫn hiện lên mồn một cái bóng dáng chính của người viết – một Tơ Hồi lịch lãm, ý nhị, bắt vở hết các bậc đàn anh, biết thóp đủ mọi chuyện, khinh bạc, đáo để song cũng lại biết thiết tha với từng chi tiết trong cuộc sống hàng ngày, lại càng tha thiết trước một chén rượu quí, mấy câu tâm sự bâng quơ, những lá thư cảm động”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)