Lối phê bình sắc sảo, thẳng thắn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn (Trang 95 - 106)

Chƣơng 3 : Nghệ thuật và phong cách phê bình của Vƣơng Trí Nhàn

3.3. Lối phê bình sắc sảo, thẳng thắn

Làm phê bình văn học thì trước hết người phê bình phải là người biết thưởng thức tác phẩm và nắm bắt được cái “cơ bản” ở nhà văn. Ông cho rằng: văn chương là một trị chơi, nhưng đó là trị chơi nghiêm túc, tức ln ln là một cuộc phấn đấu, và với cơng tác lí luận nghiên cứu phê bình cũng vậy. Với Vương Trí Nhàn, ông rất khéo léo trong việc kìm nén những cảm xúc của mình, do vậy lời phê bình của ơng khi nhẹ nhàng, khi gay gắt nhưng đủ độ, thể hiện trình độ hiểu biết uyên thâm, bao qt, cơng phu tích lũy lâu dài. Vương Trí Nhàn bước vào nghề một cách tự tin, khơng vội vàng, không ồn ào cũng khơng tìm cách gây sự chú ý của người khác. Theo nhận xét của GS Nguyễn Đăng Mạnh: “Vương Trí Nhàn là nhà văn viết phê bình có nghề, theo lối viết văn tản, bộc lộ đầy đủ cá tính của mình” [Văn học Việt Nam thế kỉ

XX, tr790]. Nếu như trong nền lí luận phê bình văn học Việt Nam trước 1945,

ta có thể gặp nhiều cái hay ở Hồi Thanh và nhiều cái đúng ở Vũ Ngọc Phan thì ở giai đoạn 1986 trở về sau, chúng ta thấy cái lạ, cái độc đáo ở Vương Trí Nhàn. Cái lạ, cái độc đáo vừa do đối tượng của người phê bình nhưng cũng do cả sự chính xác, khoa học, sự “mực thước” kèm theo cá tính của nhà phê bình tạo nên.

Thái độ phê bình văn học của Vương Trí Nhàn là một ưu điểm rất đáng biểu dương. Ông trân trọng tài năng, đề cao các thành tựu nhưng bao giờ cũng có mức độ, khơng hề q lời. Những khuyết điểm hay nhược điểm của tác giả, tác phẩm đều được ông chỉ rõ với thái độ nhiều khi hóm hỉnh, thâm thúy kiểu nhà Nho. Khi thấy người khác làm phê bình một người nào đó mà cứ ham trích dẫn sách nọ sách kia, ơng bình luận một cách ung dung: “Nói một câu hợp lẽ, việc gì phải viện đến nhiều thầy như thế. Sau nữa, đã biết viết tất phải biết đọc, cần gì phơ cái đọc của mình!”.

Trong sự nghiệp phê bình của mình, Vương Trí Nhàn đã khơng ít lần khen ngợi các nhà nghiên cứu, phê bình văn học khác. Chẳng hạn, khi phác họa chân dung nhà văn Lê Văn Trương, Lan Khai có đoạn miêu tả như sau:

“Ngồi ba mươi tuổi, tầm vóc cao nhớn, dáng đi lừ lừ như một con cá chắm lội với một màu da bánh mật, gương mặt rắn câng, một cái trán hẹp của người thiết thực, đôi mắt sâu gườm gườm và những cái nhìn nhanh như chớp. Miệng không rộng, môi trên hơi vểnh lên, nổi một chiếc răng cửa khểnh. Nụ cười toét miệng, dễ thương mất hẳn đi khi Lê Văn Trương nói. Nói, ở ơng như bị trói giãy” [Lê Văn Trƣơng – mớ tài liệu cho văn học sử Việt Nam]

Vương Trí Nhàn khen ngợi Lan Khai đã trả lời rất hay cho câu hỏi: Có một sự thực ai cũng biết là mặc dù có rất nhiều nhược điểm, song cây bút Lê Văn Trương đặt trong bối cảnh văn học đương thời vẫn là cây bút được nhiều độc giả tìm đọc? Tại sao lại có hiện tượng đó? Và theo Lan Khai: cái chính là chất dấn thân của ngịi bút Lê Văn Trương. Theo Vương Trí Nhàn nhận định, Lan Khai đã có lí khi lí giải hiện tượng Lê Văn Trương. Chất dấn thấn, theo Lan Khai được thể hiện ở ba khía cạnh sau:

Thứ nhất: “Lê Văn Trương thoạt đầu chỉ nói cho mình” đến lúc “nhận ra rằng nó cần cho chung quanh”, ông mới “nảy ra ý định kêu gào tha thiết hộ người”

Thứ hai: “Ông đã mang đến cho tâm hồn quần chúng xứ này một sự bồng bột mới sau khi nó đã bị những vết thương đẫm máu làm tê tái, đã bị xâm chiếm bởi cái trống rỗng sau một sự cười cợt kéo dài quá cái hạn định hợp với lẽ phải”

Thứ ba: “Ơng đã tỏ ra săn sóc đến cái phần hồn của quần chúng hơn tất cả các văn sĩ hiện tại, săn sóc một cách đơn hậu, hăng hái, mê say (mà không phải “sáng suốt, hợp lí, đúng với các luật nền tảng của luân lí”)

Ở đây, nhà nghiên cứu phê bình Vương Trí Nhàn ghi nhận cách lí giải thú vị và thuyết phục của Lan Khai. Ơng nhận xét: “Khó lịng nói rằng trong các nhận xét ấy, Lan Khai chỉ thấy mặt mạnh của Lê Văn Trương. Ngược lại, xem bạn như mình, đặt mình vào địa vị bạn, vừa khách quan, vừa thông cảm, Lan Khai cùng một lúc chỉ ra cái vụng về, ngớ ngẩn, nói chung là mọi thứ bất cập trong việc làm của Lê Văn Trương, vừa ân cần ghi nhận những gì mà Lê Văn Trương đã làm cho mọi người, nó khiến cho ơng có được một chỗ đứng tinh thần ở xứ này, ít ra là trong cái thời mà các ơng đang sống”. Vương Trí Nhàn khẳng định: sự ghi nhận của Lan Khai về Lê Văn Trương nên được xem là khách quan, đúng mực.

Trong sự nghiệp phê bình của mình, cũng khơng ít lần Vương Trí Nhàn phản bác lại ý kiến của một số người. Ông phản bác và chê bai lời tựa của Trương Tửu cho Một ngƣời của Lê Văn Trương. Vương Trí Nhàn nói:

“Trương Tửu với thói quen bốc đồng đã đưa ra những lời khen quá đáng, nào “một nghệ thuật mãnh liệt và nhuần nhị”, “một ngòi bút thần diệu”

Trong quá trình phê bình, Vương Trí Nhàn đã có nhiều nhận xét, nhận định chuẩn xác, đúng mực đối với các nhà văn trẻ lúc bấy giờ. Ông từng ca ngợi Nguyễn Tuân là “nhà văn đi được khá xa trong việc miêu tả con người”. Đấy là sự ghi nhận của Vương Trí Nhàn về tính hiện đại trong văn xuôi Nguyễn Tuân. Ở nhà văn, theo Vương Trí Nhàn, đứng đằng sau chủ nghĩa xê dịch là một ý tưởng quan trọng hơn: ý niệm về sự tự do của con người, tự do đến mức dám đi ngược lại mọi thành kiến thơng thường, thói quen thơng thường miễn sao nó tạo ra niềm khối lạc và trúng với ý thích cá nhân của con người trong cuộc. Ngồi ra, Vương Trí Nhàn khẳng định thêm: “Đứng ở góc độ tâm lí học mà xét tồn bộ văn chương Nguyễn Tuân thời tiền chiến dường như được xây dựng trên một định đề thông thường: mối bận tâm lớn nhất của con người chỉ là bận tâm về chính mình. Niềm say mê muốn trở thành một cá nhân độc đáo có thể giải phóng ở con người một năng lượng lớn lao và làm

nên cả một khung cảnh tưng bừng là bức tranh tâm lí nhiều khi khá rực rỡ. Đó là định hướng mà chỉ con người – kể cả con người phương Tây những thế kỉ gần đây mới có. Tính hiện đại của văn chương Nguyễn Tn chính là được bắt nguồn từ chỗ đó” [Nhà văn tiền chiến, tr56]. Vương Trí Nhàn đề cao thứ văn chương của Nguyễn Tuân – đó là thứ văn chương không giành cho những người “nơng nổi” thưởng thức và cho rằng đó là thứ văn của tương lai. Và những dự đoán của Vương Trí Nhàn quả là sáng suốt, sau nửa thế kỉ, văn phẩm của nhà văn họ Nguyễn mới được những người am hiểu, coi trọng văn chương đánh giá một cách công bằng, đúng đắn.

Trong phê bình, Vương Trí Nhàn thường sử dụng phương pháp so sánh nhằm nêu bật những nét đặc sắc, cái mới mẻ trong phong cách nghệ thuật của các nhà văn. Nhà phê bình so sánh giữa Xung kích của Nguyễn Đình Thi và

Dấu chân ngƣời lính của Nguyễn Minh Châu và cho thấy: “cả hai đều bám

vào một sự kiện cụ thể (mỗi cuốn sử dụng một chiến dịch làm nền) rồi trong đó một dàn nhân vật đi về lui tới suy nghĩ. Cái mà người ta lưu lại trong đầu sau khi đọc là một không khí chiến tranh nói chung, cịn vấn đề con người trong chiến tranh là nhánh phụ. Để hình dung ra con người, bạn đọc phải đi

theo lối đường vòng và chắp nối người này một chút, người kia một chút. Tuy nhiên, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh lại ngả sang một cách viết khác.

Thực tế là trong cuốn tiểu thuyết này, người ta có dịp bắt gặp toàn bộ chiến tranh – một cuộc chiến tranh với đủ những địa điểm và những khoảnh khắc tiêu biểu từ ngày đầu cho đến ngày cuối” [Vƣơng Trí Nhàn – Phê bình và

Tiểu luận, tr150]. Ngồi ý nghĩa nhấn mạnh, khẳng định đặc điểm nghệ thuật

của từng nhà văn – đó cịn là sự hiểu biết rộng rãi và cái nhìn sáng suốt, có tầm khái quát cao của một nhà khoa học. Khi so sánh thơ Hàn Mặc Tử với Xuân Diệu, Vương Trí Nhàn khẳng định:

“Đương thời, Xuân Diệu là thi sĩ có bộ y phục tối tân hôn hơn cả. Tác giả Thơ thơ được coi là mới nhất trong các nhà thơ Mới và những người cịn

trẻ thích đọc Xuân Diệu. Nhận định này nên được hiểu nhận định này với nghĩa: nếu như có một khn khổ thì Xn Diệu đã đi hết khn khổ đó. Cịn so sánh với Hàn Mặc Tử thì chúng ta sẽ thấy nhà thơ này vượt ra ngồi cái khn khổ thông thường, khiến người ta ngán luôn khơng muốn nói tới nữa. Tâm linh của Hàn Mặc Tử như một con diều đứt dây khi quay cuồng, lồng lộn, lúc ủ rũ tìm nơi giải thốt, cịn ở Xn Diệu chưa thật bao giờ rõ là mình như khi nhân danh người kĩ nữ mà nức nở: Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo. Xin đừng có ai chờ đợi một tiếng kêu như thế ở Hàn Mặc Tử, bởi qua thơ người thi sĩ này, thấy tốt lên cái ý: miễn là cịn được sống, được tồn tại, giá lạnh khơng có gì là đáng sợ. Vả lại, trong bất kì nỗi sợ nào cũng có niềm sung sướng kì lạ, khơng ai có thể sẻ chia. Đứng về mặt lích sử thơ ca mà xét, thì Hàn Mặc Tử trong những tìm tịi của mình đã đi khá xa so với Xuân Diệu” [Cánh bƣớm và đóa hƣớng dƣơng, tr142]

Với phương pháp so sánh, Vương Trí Nhàn đã tìm tháy sự khác biệt cũng như những điểm tương đồng giữa các nhà văn, nhà thơ, đặc biệt là các tác giả cùng một giai đoạn, một trào lưu. Qua đó, nhà nghiên cứu phê bình giúp bạn đọc giải mã những hiện tượng văn học và làm nổi bật lên phong cách sang tác của mỗi người.

3.4. Tiểu kết

Đối với một nhà nghiên cứu, phê bình văn học, chun tâm và có kết quả ở một lĩnh vực nghiên cứu đã là một thành công lớn. Thành công trên cả lĩnh vực sưu tầm, biên khảo, nghiên cứu, phê bình và làm tốt vai trị của một người quản lí, Vương Trí Nhàn xứng đáng được vinh danh trong đội ngũ những người có cơng lớn trong sự nghiệp lí luận, phê bình văn học Việt Nam hiện đại.

Mỗi một con người là một “vũ trụ nhỏ”, ở đó có nhiều điều bí mật và cũng có nhiều điều hay. Càng đi sâu nghiên cứu, chúng ta càng thấy được bản lĩnh, tài năng của nhà phê bình Vương Trí Nhàn. Đúng là một phong cách rất mực tài hoa, thơng minh. Sự thơng minh của trí tuệ kết hợp với tài hoa của một tâm hồn nghệ sĩ đã tạo ra ở Vương Trí Nhàn một phong cách phê bình khó trộn lẫn với các nhà phê bình khác. “Nghệ thuật là vơ cùng mà đời người thì ngắn ngủi” (C.Mác). Với việc chuyên tâm vào cơng tác nghiên cứu lí luận phê bình văn học, Vương Trí Nhàn đã làm nên nhiều công trình, bài viết nghiên cứu đặc sắc. Tuy là phê bình nhưng ơng chủ trương “suy nghĩ và bình luận” mà dường như “luận” và “nghĩ” nhiều hơn “bình”. Chính điều đó đã tạo ra nét đặc sắc, nét riêng trong phong cách cũng như nghệ thuật phê bình của Vương Trí Nhàn. Vương Trí Nhàn khơng viết phê bình theo phong trào mà tự mình bừng thành ngọn lửa, góp phần thắp sáng cho sự nghiệp lí luận phê bình nước nhà. Vương Trí Nhàn đã tạo cho mình một chỗ đứng, một vị thế trong làng phê bình văn học Việt Nam

Phê bình văn học là một nghề, ngồi học vấn sâu rộng, trí tuệ mẫn tiệp thì cần có sự trung thực và bản lĩnh. Nếu thiếu đi những yếu tố căn bản ấy thì phê bình tự đánh mất mình. Điều này đồng nghĩa với nhà phê bình tự lừa dối mình và lừa dối độc giả. Tuy khơng phải lúc nào Vương Trí Nhàn cũng thuyết phục độc giả bằng sự chân thành và thẳng thắn của mình nhưng nhiều ý kiến

mà ông nêu ra là rất đáng quan tâm. Những bài phê bình về văn học cổ điển, văn học Việt Nam hiện đại (đặc biệt là giai đoạn tiền chiến) đã phá vỡ lối suy nghĩ, phê bình tầm thường, một chiều trong nếp tư duy cũ trước đây của khơng ít người. Chúng ta có thể khẳng định: Vương Trí Nhàn là một nhà phê bình có nghề, một nhà phê bình có tầm hiểu biết sâu rộng, người ln trăn trở “nghĩ về nghề”. Những suy nghĩ ấy được diễn đạt bằng một lối phê bình thâm thúy, hóm hỉnh với ngơn ngữ sắc bén và linh hoạt.

KẾT LUẬN

1. Để làm nên một Vương Trí Nhàn trong nền lí luận phê bình văn học Việt Nam hiện đại khơng chỉ ở số lượng các tập phê bình, các bài nghiên cứu mà cịn ở phong cách phê bình của ơng, Ơng đến với phê bình văn học với tư cách là một nhà quản lí văn nghệ, một nhà báo. Tuy khơng phải là người dẫn đầu trong cơng tác lí luận phê bình nước nhà nhưng Vương Trí Nhàn được đánh giá, nhìn nhận như là một trong số những cây bút phê bình có uy tín, tạo được sự đón đợi nơi người đọc

Với cơng tác nghiên cứu, phê bình văn chương, Vương Trí Nhàn đã trình bày những suy nghĩ của mình về văn học và phê bình văn học. Vương Trí Nhàn đánh giá cái được cũng như cái chưa được của các tác phẩm, tác giả. Khơng phải nhà phê bình nào cũng làm được cái cơng việc “nhìn lại chính mình” và “nhìn lại người khác” như Vương Trí Nhàn. Với sự nghiêm túc trong lao động sáng tạo nghệ thuật đã giúp cho Vương Trí Nhàn có bản lĩnh vững vàng để làm cái việc “khen”, “chê” mà ít nhà phê bình có được. Nhìn lại lịch sử văn học và lịch sử phê bình văn học, chúng ta thấy số lượng các nhà phê bình có nghề như Vương Trí Nhàn khơng nhiều. Vương Trí Nhàn, theo chúng tơi là nhà nghiên cứu phê bình tài năng, giàu kinh nghiệm và đam mê với nghiệp văn chương.

Sự giãi bày mang tính chất bổ sung của Vương Trí Nhàn đã giúp người đọc có điều kiện hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về các sự kiện văn học, quan niệm giữa “sống và viết”, giữa nhân cách và lí tưởng của Vương Trí Nhàn ln có sự thống nhất, có tính biện chứng của triết học. Quan niệm ấy như một “định hướng” cho người sáng tác và người tiếp nhận văn chương.

2. Vương Trí Nhàn gần như dành cuộc đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu phê bình văn học. Con số hàng nghìn trang phê bình tiểu luận của ơng đã minh chứng cho điều đó, thể hiện sự đóng góp to lớn của ơng đối với nền lí

luận phê bình Việt Nam. Giua một dàn hợp xướng “nhiều giọng, nhiều bè” thì Vương Trí Nhàn đã biết cách tạo ra cho mình một giọng điệu, “âm sắc” riêng, biết cách chọn lựa đối tượng để phê bình. Và trong phê bình, Vương Trí Nhàn đã dũng cảm đứng ra đấu tranh cho sự lệch lạc và những quan điểm sai trái.

Bất kì thời đại nào cũng cần có sự tơn vinh. Sự tơn vinh đúng mực sẽ là động lực thúc đẩy quá trình sáng tạo của con người. Vương Trí Nhàn đã góp sức mình cho cái cơng cuộc vinh dự ấy. Tìm về với văn học truyền thống hay đến với văn học Việt Nam hiện đại, Vương Trí Nhàn đều có những nhận định xác thực, tinh tế. “Suy nghĩ và bình luận”, Vương Trí Nhàn đã bàn luận về nhiều vấn đề nhưng điều ông quan tâm hơn cả là tính dân tộc và tính thời đại, tính truyền thống và tính cách tân của văn học.

Phê bình văn học khơng chỉ là thẩm định, đánh giá một tác phẩm, một nhà văn cụ thể mà còn là sự khám phá của tư duy rút ra những kết luận có giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn (Trang 95 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)