Vài nét về văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự truyền giáo của dòng Tên ở Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII (Trang 34 - 45)

Khái niệm văn hóa là một khái niệm có nội hàm rộng, có muôn vàn cách định nghĩa văn hóa, thậm chí, ngay việc phân loại cách định nghĩa cũng đã hết sức phong phú. Tuy nhiên, dù dƣới góc độ nghiên cứu nào, thì trƣớc hết văn hóa cũng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhất là tất cả những gì

thuộc về con ngƣời, do con ngƣời sáng tạo ra và mang một giá trị nhất định đối với cuộc sống. Nhƣ chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [Dẫn theo 36, tr. 20]. Văn hóa thể hiện cách thức thích nghi hữu hiệu nhất của con ngƣời trong quá trình sống.

Hai chiếc nôi lớn của văn hóa nhân loại đƣợc biết đến là hai vùng văn hóa “phƣơng Đông” và “phƣơng Tây” hình thành tại cựu lục địa Á-Âu: Phƣơng Tây là khu vực Tây Bắc gồm toàn bộ châu Âu (đến dãy Uran); phƣơng Đông là khu vực Đông Nam gồm châu Á và châu Phi. Điều kiện địa lý quy định đặc trƣng văn hóa cho thấy: Phƣơng Tây với khí hậu lạnh, khô, không thuận lợi cho trồng trọt, thực vật sinh trƣởng ở đây có chăng chỉ là những đồng cỏ mênh mông. Đây lại là điều kiện lý tƣởng để phát triển chăn nuôi. Thực tế lịch sử phƣơng Tây xƣa kia chủ yếu là nuôi cừu, dê, bò, đời sống sử dụng các sản phẩm từ những loài vật nuôi này nhƣ thịt, sữa, lông, da… Ngay trong Kinh Thánh, hoạt động chăn nuôi cũng đƣợc thể hiện khi nhắc tới từ “chiên” (cừu) tới mấy nghìn lần, Chúa là “Đấng chăn chiên” còn tín đồ đƣợc ví là các “con chiên”. Chăn nuôi buổi đầu là chăn nuôi du mục, ngƣời phƣơng Tây không lệ thuộc vào một vùng nhất định mà thƣờng xuyên thay đổi đồng cỏ để vật nuôi phát triển. Tất cả những yếu tố đó quy định sự hình thành căn tính của ngƣời phƣơng Tây là tham vọng chinh phục tự nhiên, lối tƣ duy phân tích, khách quan, trong tổ chức cộng đồng thì coi trọng sức mạnh, coi trọng luật pháp (lý tính), cá nhân đƣợc đề cao…

Ngƣợc lại với điều kiện địa lý phƣơng Tây, khu vực phƣơng Đông là xứ nhiệt đới, ấm áp, nắng lắm, mƣa nhiều, không ít sông ngòi, cùng với đó là những vùng đồng bằng trù phú, đất đai màu mỡ thích hợp cho thực vật sinh trƣởng, nông nghiệp trồng trọt có điều kiện phát triển nên ngƣời dân

sinh sống định cƣ, chờ đợi sự sinh trƣởng của cây cối để thu hoạch. Cuộc sống trông vào sự thuận hòa của các yếu tố thời tiết, thiên nhiên, khí hậu nhƣ vậy nên cƣ dân phƣơng Đông trong ứng xử với môi trƣờng tự nhiên hình thành nên ý thức tôn trọng, ƣớc vọng sống hòa bình với tự nhiên, tôn sùng các hiện tƣợng tự nhiên, lối tƣ duy tổng hợp, có tính biện chứng. Công việc đồng áng cần cố kết sức mạnh tập thể nên cộng đồng đƣợc đề cao. Về tƣ duy thì trọng tình hơn trọng lý…

Thuộc về vùng văn hóa phƣơng Đông điển hình, nền văn hóa của dân tộc Việt Nam có một quá trình hình thành, phát triển tƣơng đối dày dạn. Ngay từ buổi đầu chủng ngƣời xuất hiện trên mảnh đất Đông Nam Á cổ (trong đó bao gồm phần đất thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay) cách đây khoảng 10 000 năm, đã tìm cách thích nghi với điều kiện sống nơi đây, để rồi hình thành nền văn hóa mang đặc trƣng riêng. Văn hóa Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm văn hóa phƣơng Đông gốc nông nghiệp trồng trọt, đối lập với văn hóa phƣơng Tây là văn hóa gốc chăn nuôi du mục. Sau gần một vạn năm lịch sử, nền văn hóa nƣớc ta đã trải qua sáu giai đoạn phát triển:

- Giai đoạn thứ nhất văn hóa thời tiền sử từ khi loài ngƣời xuất hiện ở dải đất thuộc lãnh thổ nƣớc ta trong thời đại đồ đá trƣớc thiên niên kỉ III tr. CN;

- Giai đoạn hai, văn hóa Văn Lang – Âu Lạc trong thời đại đồ đồng khoảng từ thiên niên kỉ thứ III tr. CN;

- Giai đoạn ba, văn hóa thời chống Bắc thuộc kéo dài từ khi phong kiến phƣơng Bắc xâm lƣợc và đô hộ phƣơng Nam cho đến thế kỉ X, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh tan xâm lƣợc phƣơng Bắc;

- Giai đoạn bốn, văn hóa Việt Nam, kéo dài qua các triều đại phong kiến dân tộc Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê;

- Giai đoạn năm, văn hóa Đại Nam, kéo dài trong khoảng thời gian từ thời các chúa Nguyễn đến hết thời Pháp thuộc và chống Pháp thuộc;

- Giai đoạn sáu, văn hóa hiện đại, bắt đầu từ những năm 30 của thế kỉ XX đến nay. [Dẫn theo 29, tr. 38 – 49].

Nhƣ vậy, nền văn hóa nƣớc ta bao gồm cả các yếu tố nội sinh do kết quả của quá trình đúc kết kinh nghiệm sống, thích nghi với điều kiện tự nhiên của tổ tiên, kết hợp với các yếu tố ngoại nhập thu thập từ các cuộc tiếp xúc với các nền văn hóa khác, nói cụ thể là nền văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và phƣơng Tây. Giao lƣu, tiếp xúc và biến đổi là một cách thức vận động, tồn tại và phát triển của văn hóa. Kết quả của quá trình ấy có thể thúc đẩy hoặc triệt tiêu một số thành tố nhất định của nền văn hóa. Qua tiến trình phát triển, giao lƣu tiếp xúc với các nền văn hóa khác, nền văn hóa nƣớc ta đã bộc lộ tinh thần độc lập tự chủ, khả năng đề kháng trƣớc nguy cơ đồng hóa, bộc lộ một sức sống mãnh liệt, không dễ gì bị phai nhạt. Các yếu tố căn bản làm nên bản sắc riêng của văn hóa tồn tại vững vàng, giữ nguyên căn tính văn hóa dân tộc. Nhƣng điều đó không có nghĩa rằng văn hóa nƣớc ta là một cái gì bảo thủ, cố chấp, nhất thành bất biến, mà qua những đợt tiếp xúc đó, đồng thời thể hiện tính khoan dung văn hóa bộc lộ qua những yếu tố đƣợc tiếp nhận có chọn lọc. Song song cùng tồn tại với tinh thần độc lập, nét khoan dung, tính mềm dẻo, linh hoạt, dễ thích ứng cũng trở thành một đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam, nhƣ một số câu tục ngữ, thành ngữ dân gian vẫn thƣờng nói về đặc điểm của ngƣời Việt: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”; “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”…

Công cuộc tiếp xúc, giao lƣu văn hóa đầu tiên trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam phải kể đến là tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa. Lịch sử một ngàn năm Bắc thuộc là quá trình giao lƣu cƣỡng bức, giữa một bên là văn hóa của dân tộc đi xâm lƣợc với một bên là văn hóa của kẻ bị nô dịch. Phản ứng tất yếu là nền văn hóa của dân tộc bị nô dịch đã ra sức đề kháng, chống lại ảnh hƣởng của văn hóa ngoại lai. Khi phong kiến phƣơng Bắc đô hộ đất nƣớc ta, dân tộc ta đã định hình một nền văn hóa riêng ổn định, và phát triển đến đỉnh cao, đó là nền văn hóa của đất nƣớc Văn Lang – Âu Lạc, tiêu biểu nhất là nền văn hóa Đông Sơn. Tất nhiên trong bối cảnh tiếp xúc, bọn đô hộ dùng nhiều chính sách, thủ đoạn thâm độc để hòng

đồng hóa văn hóa. Dân tộc ta với lòng yêu nƣớc nồng nàn, quyết giữ vững căn tính văn hóa cha ông để lại, chống lại âm mƣu đồng hóa, song ít nhiều văn hóa Hán cũng thẩm thấu vào văn hóa nƣớc ta, và đƣợc bản địa hóa, khúc xạ hóa cho phù hợp với đặc tính, tâm hồn Việt, góp phần làm hoàn thiện, phong phú thêm cho nền văn hóa nƣớc ta. Chẳng hạn tƣ tƣởng Nho giáo của văn hóa Trung Hoa đƣợc truyền bá mà những nội dung đƣợc văn hóa Việt Nam tiếp nhận là về cách thức tổ chức đời sống xã hội, quy tắc ứng xử trong các mối quan hệ về tam cƣơng, ngũ thƣờng, tam tòng, tứ đức góp phần bổ sung, làm hoàn thiện hơn những nguyên tắc cộng đồng của ngƣời Việt mà không xóa bỏ yếu tố bản địa. Chẳng hạn tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ đã du nhập, tuy nhiên, nó không khắc nghiệt nhƣ nguyên bản mà đã đƣợc mềm hóa, yếu tố nữ trong văn hóa nƣớc ta vẫn đƣợc lƣu giữ ở một chừng mực, yếu tố âm, đất, mẹ vẫn đƣợc đề cao. Một số yếu tố ngoại lai tiếp tục tồn tại trong lòng văn hóa Việt nhƣ sự có mặt của tam giáo Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đan xen, chung sống hòa bình với tín ngƣỡng bản địa nhƣ thờ cúng tổ tiên, thờ mẫu,… chữ Hán là văn tự chung để biểu đạt các giá trị văn hóa thành văn chân thực, sống động lƣu truyền cho đời sau, nhƣng nhân dân ta không thụ động tiếp nhận mà cải tiến nó, lấy chữ Hán làm “nguyên liệu” để sáng tạo ra chữ Nôm của chính dân tộc mình…

Bên cạnh lớp văn hóa tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa còn có lớp văn hóa tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ. Do chỗ đất nƣớc ta nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, giao thông gồm cả đƣờng bộ, đƣờng biển đều thuận lợi, là nơi chung chuyển của các tuyến đƣờng giao thƣơng Bắc – Nam, Tây – Đông, nên đôi khi là nơi dừng chân của các thƣơng thuyền ngoại quốc. Trong đó phải kể đến ngƣời Ấn Độ. Ngay từ khoảng đầu công Nguyên, đã có dấu chân ngƣời Ấn Độ trên đất nƣớc ta. Cùng với họ đến với nền văn hóa nƣớc ta là Phật giáo và Bàlamôn giáo. Ngƣời Việt tiếp nhận ảnh hƣởng từ văn hóa Ấn Độ một cách tự nhiên, không cƣỡng bức nhƣ văn hóa Hán, do vậy, Bàlamôn giáo và Phật giáo vào văn hóa Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn. Dấu vết nổi bật nhất của văn hóa Ấn Độ thể hiện trong văn hóa của

cộng đồng ngƣời Chăm, chủ yếu là ảnh hƣởng của Bàlamôn giáo, còn đối với Phật giáo, ngƣời Việt tiếp nhận không những qua kênh trực tiếp từ ngƣời Ấn Độ, mà qua cả đƣờng bộ từ Trung Hoa xuống, với hoạt động của tầng lớp tăng sỹ ngƣời Trung Quốc. Văn hóa Ấn Độ dƣờng nhƣ đậm đặc trong văn hóa Chăm, song yếu tố bản địa của văn hóa Sa Huỳnh không hề bị triệt tiêu mà tồn tại hài hòa cùng yếu tố đƣợc du nhập. Nhƣ vậy, đặc điểm khoan dung của văn hóa Việt Nam thêm một lần nữa đƣợc sáng rõ.

Xét về cấu trúc của văn hóa thì ở bất cứ quốc gia nào, cấu trúc của văn hóa căn bản là giống nhau bất kể việc ứng với mỗi một khu vực địa lý, điều kiện tự nhiên khác nhau, con ngƣời sẽ tìm ra phƣơng thức thích nghi khác nhau nên đặc thù của mỗi nền văn hóa là riêng biệt. Không giống nhƣ khái niệm “văn minh” chỉ trình độ phát triển, thiên về yếu tố kĩ thuật, có thể phân định nền văn minh cao, thấp; khái niệm văn hóa là bình đẳng ở mọi cộng đồng. Do nội hàm rộng nhƣ đã đề cập, văn hóa bao vào trong nó rất nhiều thành tố: ăn, mặc, ở, đi lại, ứng xử, ngôn ngữ, chữ viết, tƣ tƣởng, nhận thức, văn học, nghệ thuật, cách thức tổ chức cộng đồng, tín ngƣỡng, tôn giáo… Nói chung, trong vòng tròn các thành tố của văn hóa, ngƣời ta có thể “nhét” vào trong đó rất nhiều yếu tố, miễn sao nó thuộc về con ngƣời, do con ngƣời sáng tạo ra và mang một ý nghĩa giá trị đối với sự sinh tồn, phát triển của cộng đồng. Trong hệ thống đa dạng ấy, tôn giáo là một thành tố không thể thiếu, là một bộ phận của văn hóa, là sản phẩm của văn hóa, có quan hệ mật thiết và tác động mạnh mẽ đối với các thành tố khác của văn hóa. Tôn giáo thoát thai từ một nền văn hóa nhất định bởi không có tôn giáo nào mà không gắn với một cộng đồng ngƣời, tôn giáo do con ngƣời sáng tạo ra, nó thể hiện nhận thức của cộng đồng ngƣời về thế giới theo một cách thức đặc thù và cũng tham gia vào quá trình giao lƣu, tiếp xúc văn hóa.

Vị trí, vai trò của tôn giáo trong văn hóa còn đƣợc nhấn mạnh hơn khi tôn giáo đƣợc xếp vào cơ tầng sâu nhất của văn hóa: tôn giáo thuộc lĩnh vực tinh thần của văn hóa. Học giả Trung Quốc Trác Tân Bình khi làm rõ

kết cấu của văn hóa để nêu bật vai trò của tôn giáo với văn hóa viết: “Kết cấu văn hóa có thể phân ra thành ba bình diện, tức là bình diện vật chất, bình diện kết cấu và bình diện tinh thần. Khoa học kĩ thuật và tự nhiên của nhân loại có thể quy vào bình diện vật chất của văn hóa, nó đề cập đến mối quan hệ của con ngƣời với hoàn cảnh tự nhiên. Thể chế kinh tế, chính trị, xã hội của các quần thể nhân loại và cả hình thái lý luận của nó có thể quy vào bình diện kết cấu của văn hóa, nó đề cập đến mối quan hệ của con ngƣời với hoàn cảnh xã hội của họ. Còn tín ngƣỡng tôn giáo, chuẩn mực đạo đức, quan niệm giá trị, hứng thú thẩm mỹ, phƣơng thức tƣ duy có thể quy vào bình diện tinh thần và tâm lý của văn hóa, nó là bình diện sâu nhất của văn hóa, nó quy định đặc tính và bản chất của văn hóa”. [2, tr. 63]. Theo cách xem xét đó, học giả Trác Tân Bình cũng chỉ ra rằng giao lƣu văn hóa ở bình diện vật chất là dễ dàng nhất và ở bình diện tinh thần là khó khăn nhất. Điều đó có nghĩa rằng một tôn giáo ngoại lai xâm nhập vào một xã hội khác dễ bị xung đột và tẩy chay do sự khác biệt về bản chất cộng thêm sự tiềm ẩn tính bài ngoại của văn hóa. Do nằm ở cơ tầng sâu nhất của văn hóa và quy định đặc tính, bản chất của văn hóa nên ở một số nền văn hóa, yếu tố tôn giáo thậm chí nổi trội lên, đại diện cho toàn bộ nền văn hóa nhƣ Kitô giáo đại diện cho văn hóa phƣơng Tây Trung cổ, Hồi giáo đại diện cho văn hóa A-rập, đạo Bàlamôn chi phối văn hóa Ấn Độ…

Tín ngƣỡng, tôn giáo trong văn hóa Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng. Việt Nam là đất nƣớc đa tín ngƣỡng, tôn giáo, các tôn giáo ngoại nhập và tôn giáo, tín ngƣỡng nội sinh cùng tồn tại hòa bình, ở Việt Nam không xảy ra chiến tranh tôn giáo. Vào Việt Nam, cả Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, Bàlamôn giáo, Kitô giáo cùng chung sống hòa bình, các tôn giáo này đồng thời lại cùng chung sống hài hòa với các tôn giáo, tín ngƣỡng bản địa vốn có của dân tộc Việt Nam, làm cho bức tranh tôn giáo nƣớc ta trở nên bức tranh đa sắc màu, các mảng màu đan xen lẫn nhau, không tách rời. Các tôn giáo ngoại nhập vào Việt Nam thƣờng đƣợc điều chỉnh, thay đổi một số đặc điểm cho phù hợp với tâm tính và thói quen của

ngƣời Việt, dễ dung hòa, đáp ứng đƣợc nhu cầu tâm lý của nhân dân ta. Chẳng hạn nhƣ Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo từ thời Bắc thuộc vào nƣớc ta cũng đã đƣợc “khúc xạ” không nhƣ nguyên mẫu. Tín ngƣỡng, tôn giáo góp phần tạo nên những giá trị văn hóa trên cả lĩnh vực vật thể (cơ sở thờ tự, vật thờ, nghi trƣợng, lễ phục,…) lẫn lĩnh vực phi vật thể (tƣ tƣởng, chuẩn mực đạo đức, lễ hội, văn học nghệ thuật tôn giáo, y tế, từ thiện xã hội…). Đặc biệt, khi tôn giáo và chính trị thống nhất, còn tạo nên nhiều giá trị văn hóa hơn, chẳng hạn Phật giáo giai đoạn triều Lý, Trần. Phật giáo với tinh thần nhập thế đã góp sức cùng triều đình củng cố nền độc lập dân tộc, trong dân gian thì trở nên điểm tựa tinh thần cho ngƣời nông dân. Đƣợc sự nâng đỡ của triều đình, Phật giáo đã cống hiến cho nền văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự truyền giáo của dòng Tên ở Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)