Vai trò của dòng Tên đối với quá trình hội nhập của Công giáo vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự truyền giáo của dòng Tên ở Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII (Trang 59 - 69)

với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên

Hoạt động truyền giáo của các giáo sỹ dòng Tên ở Việt Nam thực chất là đƣa tới miền đất này một tôn giáo hoàn toàn mới, chƣa từng tồn tại ở đây. Tuy nhiên, Công giáo mà các giáo sỹ rao truyền thời điểm đó là Công giáo mang những tính chất khác so với buổi sơ khai của nó. Nếu nhƣ ở giai đoạn mới hình thành, Công giáo sơ kì là tôn giáo của những ngƣời nghèo khổ, thì sau này, Công giáo lại trở thành tôn giáo của những ngƣời giàu có. Khi nắm đƣợc vị thế tối cao chi phối mọi mặt đời sống xã hội trong thời Trung cổ, cùng với đó lòng tự kiêu tôn giáo của Công giáo càng ngày càng trở nên khắc nghiệt. Điều này đã chi phối tới lập trƣờng, thái độ ứng xử mang tính cực đoan của giáo hội Công giáo đối với những tôn giáo, tín ngƣỡng khác. Đặc điểm đó đƣợc duy trì trong giáo hội suốt một thời gian dài. Trƣớc Công đồng Vatican II (1962 – 1965), vấn đề hội nhập văn hoá về mặt quan phƣơng không đƣợc giáo hội đặt ra. Công giáo không chấp nhận tín đồ có bất cứ một niềm tin vào một lực lƣợng nào khác Thiên Chúa. Điều răn thứ nhất trong Mƣời điều răn của Công giáo quy định: “Thờ phụng và kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự”. Quy định này xuất phát từ tín điều của Công giáo cho rằng Thiên Chúa là đấng sáng tạo ra vạn vật và con ngƣời, là đấng cao cả duy nhất xứng đáng đƣợc thờ phụng, có quyền phán xét, quyết định mọi sự. Bởi vậy, con chiên phải tin tƣởng tuyệt đối và thờ phụng duy nhất một Thiên Chúa ba ngôi.

Với quyền bất khả ngộ và dựa vào điều răn về đức tin, các vị giáo hoàng đƣa ra nhiều quyết định liên quan đến chủ trƣơng không cho phép tín đồ của mình có niềm tin nào khác niềm tin Công giáo, những biện pháp trừng phạt vi phạm. Quy định đó khi mở rộng ra trở nên khắt khe đối với việc có chấp nhận hay không những sinh hoạt văn hoá truyền thống của những quốc gia truyền giáo. Đây là biểu hiện của một nền văn minh

phƣơng Tây đã phát triển lên một nấc thang mới. Ngƣời phƣơng Tây xem những nền văn minh của các dân tộc ngoài châu Âu là bán khai, mọi rợ, coi tôn giáo, tín ngƣỡng của họ là mê tín, dị đoan, thấp kém và chủ trƣơng xóa sạch và thay thế bằng Kito giáo.

Mặc cảm tự cao đó vô hình chung đã hạn chế khả năng hội nhập của Công giáo và làm ảnh hƣởng đến công cuộc truyền bá Phúc Âm, mở rộng nƣớc Chúa. Điều đó không phải là các nhà truyền giáo không nhận ra. Đối với giáo sỹ dòng Tên, truyền giáo là một hoạt động chủ đạo thì vấn đề làm sao để Công giáo có thể hội nhập và bén rễ ở vùng đất mới lại càng đƣợc lƣu tâm hơn. Chính bởi vậy, trong vấn đề hội nhập Công giáo với văn hoá phƣơng Đông nói chung, văn hoá Việt Nam nói riêng, thái độ của giáo sỹ dòng Tên có khác biệt tƣơng đối so với lập trƣờng của Toà Thánh. Thái độ của họ là thích ứng truyền giáo, mà theo nhận xét của linh mục Nguyễn Hồng: “thích ứng truyền giáo là gì nếu không là ứng hợp miếng bánh tin lành Phúc Âm với hoàn cảnh, khu vực và nhất là với trình độ, tinh thần ngƣời dân mình đến truyền giáo, đồng thời cũng là hoà mình với lối sống, với ngôn ngữ, với đƣờng lối tƣ tƣởng của ngƣời dân để có thể dùng nó làm bánh xe truyền giáo” [15; tr.265-266].

Đến phƣơng Đông truyền giáo, các giáo sỹ dòng Tên nhận thức rõ rằng ở đây đã hình thành một nền văn hoá riêng từ lâu đời mà văn hoá Nho giáo Trung Quốc là nền văn hoá có ảnh hƣởng sâu sắc đến các nền văn hoá khác. Việt Nam trong thế kỉ XV, XVI là một quốc gia có chủ quyền, với một thể chế chính trị và đời sống văn hoá tôn giáo đã đƣợc định hình. Trong đời sống tâm linh ngƣời Việt từ lâu đã duy trì niềm tin vào sự tồn tại của các thần linh. Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên là loại hình tín ngƣỡng phổ cập, đƣợc hình thành trên cơ sở quan niệm của ngƣời Việt về lòng hiếu thảo, tƣởng nhớ công ơn những ngƣời sinh thành ra mình, quan niệm về sự sống, cái chết, về thế giới bên kia và về sự chi phối (phù hộ độ trì hay trừng phạt) của ngƣời chết đối với ngƣời sống. Với đặc điểm đó, thờ cúng tổ tiên là một hiện tƣợng mà có hai ý nghĩa: ý nghĩa văn hóa, đạo đức và ý nghĩa

tín ngƣỡng – tôn giáo. Khía cạnh tín ngƣỡng – tôn giáo chính là điều khiến cho Tòa Thánh lo ngại Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên có những nghi lễ quan trọng nhƣ cúng giỗ, lễ Tết, lễ ngày rằm mùng một… những nghi lễ đó ăn sâu trong nếp sinh hoạt văn hoá bền vững của ngƣời Việt. Thờ cúng tổ tiên là một tín ngƣỡng, cũng là nét văn hoá không dễ gì ngƣời Việt từ bỏ. Bởi thế, để đƣa Công giáo vào đời sống ngƣời dân Việt, không thể thực hiện chủ trƣơng của Toà Thánh một cách cứng nhắc, việc làm đó có thể gây phản ứng tiêu cực từ phía quần chúng nhân dân.

Ở Việt Nam, thờ cúng tổ tiên có thể đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp là sự thờ cúng trong gia đình, họ tộc. Ở cấp độ này, tổ tiên là những ngƣời thuộc thế hệ đi trƣớc, thế hệ đầu, có quan hệ huyết thống với chủ thể thờ cúng. Theo nghĩa mở rộng hơn là ngoài sự thờ cúng trong phạm vi nhà, tộc họ, còn có thờ cúng tổ làng, Quốc tổ. Ở cách hiểu mở rộng, có thể có ngƣời đồng tình, cũng có ngƣời không thừa nhận cấp độ trung gian (cấp làng xã) nhƣ Nguyễn Đăng Duy trong công trình Văn hóa tâm linh Bắc Bộ cho rằng thờ cúng ở cấp độ làng xã (thờ thành hoàng làng), khách thể thờ cúng không có quan hệ huyết thống mà có thể là tổ nghề, hoặc một vị thần (các vị thần do dân làng suy tôn hoặc triều đình sắc phong), có khi là chính thần, có thể là tà thần, tạp thần (thần ăn trộm, thần hót phân, thần bắt cá… những ngƣời đƣợc cho là chết vào một giờ hay địa điểm thiêng hoặc kị). Nhƣ vậy, dù theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng thì thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngƣỡng mà gia đình ngƣời Việt nào cũng duy trì. Nó không sơ khai nhƣ buổi ban đầu là tín ngƣỡng Tô tem, coi tổ tiên mình là một loại động thực vật nào đó, mà tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên giai đoạn xã hội Việt Nam đã đạt đến một tầm nhận thức mới, lễ tục cũng đƣợc quy định rõ ràng: “Thế kỉ thứ XV, Nho giáo chiếm vị trí chủ đạo, nhà Lê đã thể chế hóa tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên làm cho tín ngƣỡng này chặt chẽ hơn trƣớc. Triều đình Lê đã ra luật buộc con cháu phải thờ cúng tổ tiên đến năm đời, quy định cả ruộng đất hƣơng hỏa, ruộng đèn nhang. Điều đó đã tạo cơ sở kinh tế để cho con cháu duy trì thờ cúng tổ tiên” [21, tr.81]. Đó chính là biểu hiện của đạo

hiếu mà nhân dân ta luôn đề cao, lấy làm nền tảng đạo lý sống, cũng là nét văn hóa đƣợc triều đình bảo hộ, nhân dân lƣu giữ.

Nói chung, đời sống tâm linh ngƣời Việt rất đa dạng, phong phú, bên cạnh tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên là tín ngƣỡng phổ biến nhất trong nhân dân, ngƣời Việt còn có niềm tin và thờ cúng một số vị thần linh khác nhƣ là thờ mẫu, thờ Phật, thờ các anh hùng dân tộc,…Niềm tin ấy đã ăn sâu vào đời sống tinh thần ngƣời Việt. Cũng nhƣ đối với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, những tín ngƣỡng này cũng không dễ loại bỏ. Việc giáo sỹ đòi hỏi tín đồ theo đạo phải từ bỏ tất cả những niềm tin đó là rất khó khăn nếu không muốn nói là không thể. Nhận thức đƣợc điều này, các giáo sỹ dòng Tên đã thực hiện sách lƣợc thích ứng mà giáo sỹ dòng Tên Francis Xavier đã từng đƣa ra nhờ kinh nghiệm thu đƣợc khi đến truyền giáo ở phƣơng Đông (Trung Quốc).

Thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt trở nên mối quan tâm sâu sắc của các giáo sỹ tới mức đó trở thành chủ đề chính trong Hội nghị tôn giáo ngay từ những năm tháng đầu truyền giáo. Năm 1625, Hội nghị kéo dài 15 ngày ở Hội An với sự tham gia của tất cả giáo sỹ dòng Tên có mặt ở Đàng Trong. Qua hội nghị, các giáo sỹ nhất trí cho phép tín đồ giữ tập tục này. Tín đồ đƣợc thờ kính tổ tiên, ngƣời thân đã qua đời của họ. Nhƣng sự thờ kính này chỉ mang ý nghĩa tƣởng nhớ chứ không mang ý nghĩa tôn giáo hay dị đoan.

Vấn đề nghi lễ phƣơng Đông là một vấn đề gây tranh cãi trong suốt một thời gian dài, trải qua nhiều đời giáo hoàng. Trên thực tế, hầu nhƣ chỉ có giáo sỹ dòng Tên dƣới sự bảo trợ của Bồ Đào Nha Đào Nha là dám làm trái lại chủ trƣơng của Tòa Thánh. Giáo sỹ dòng khác nhƣ Dominicain, Franciscain thƣờng chỉ trích giáo sỹ dòng Tên về vấn đề này, đặc biệt là sự chỉ trích của Hội truyền giáo nƣớc ngoài Pari (MEP). Từ khi giáo sỹ MEP vào Việt Nam theo lệnh của Tòa Thánh để thay thế dòng Tên, thiết lập chế độ đại diện Tông Tòa thay cho chế độ bảo hộ của Bồ Đào Nha Đào Nha, cuộc tranh biện về lễ nghi cổ truyền phƣơng Đông, bao gồm cả thờ cúng tổ tiên càng trở nên gay gắt.

Về chủ trƣơng, các giáo sỹ MEP có thái độ chống đối và vận động chống đối các nghi lễ Đông phƣơng một cách rất tích cực. Năm 1693, giám mục Maigrot thuộc MEP, đại diện tông toà Phúc Kiến (Trung Quốc) đã công bố một thƣ luân lƣu cấm giáo hữu ngƣời Trung Quốc thờ cúng Khổng Tử và tổ tiên, đồng thời thi hành kỉ luật nghiêm khắc đối với những giáo sỹ không tuân lệnh, lên án nghi lễ Đông Phƣơng là mê tín dị đoan. Việc làm đó đã gây phản ứng mạnh trong dân chúng Trung Quốc, họ tẩy chay vị giám mục này đến nỗi ông phải rời Phúc Kiến, lánh về ở ẩn tại một họ đạo cách xa thành phố 15 dặm. Các giáo sỹ dòng Đaminh cũng có thái độ giống nhƣ thái độ của các giáo sỹ MEP.

Ngƣợc lại lập trƣờng cực đoan của các giáo sỹ MEP, các giáo sỹ dòng Tên ôn hoà hơn. Giáo sỹ dòng Tên yêu cầu hoàng đế Khang Hy ra chiếu chỉ tuyên bố khắp nƣớc rằng việc thờ kính Khổng Tử và thờ cúng tổ tiên ở Trung Quốc chỉ có ý nghĩa xã hội và chính trị mà thôi. Theo quan điểm của Toà Thánh, nếu những nghi lễ không mang tính chất tôn giáo thì không bị coi là nghịch đạo.

Tại Việt Nam, một hội nghị tôn giáo đƣợc mở ở Đàng Trong năm 1682 với sự tham gia của 2 giám mục, 2 linh mục Pháp, 4 linh mục Việt Nam và 83 thầy giảng. Hội nghị cũng tranh luận về vấn đề nghi lễ, bao gồm cả việc thờ cúng tổ tiên. Lần hội nghị này không ôn hòa nhƣ hội nghị năm 1625, mà đã xảy ra bất đồng, tranh cãi giữa giáo sỹ dòng Tên và giáo sỹ MEP. Ngƣợc lại với chủ trƣơng ôn hòa của dòng Tên trong vấn đề nghi lễ và tôn kính tổ tiên của ngƣời Việt, giáo sỹ MEP quyết không chấp nhận bất kì sự thỏa hiệp nào. [Dẫn theo 17, tr.109 – 110]

Trƣớc cuộc tranh biện của các giáo sỹ truyền giáo thuộc các dòng khác nhau về vấn đề tín ngƣỡng truyền thống phƣơng Đông và một vài vấn đề khác nhƣ việc sử dụng danh Thiên Chúa, việc có dùng trợ giảng ngƣời bản địa giúp các công việc của đạo hay không,… ứng xử của Toà Thánh đã nghiêng về phía các giáo sỹ MEP. Kết quả của tranh biện là Tông hiến do

giáo hoàng Clemente XI ban hành đề ngày 20-11-1704 với nội dung xoay quanh bốn vấn đề:

“1. Cấm dùng chữ Thiên hoặc Thƣợng Đế để chỉ Thiên Chúa.

2. Cấm treo trong thánh đƣờng những tấm bảng có ghi hai chữ Kính Thiên. 3. Cấm cúng tế Khổng Tử, ông bà, cha mẹ.

4. Cấm đặt bài vị trong nhà riêng” [11; tr.203]

Các Tông chiếu có nội dung tƣơng tự liên quan tới vấn đề lễ nghi là Tông chiếu Exilladie đề ngày 19-3-1715 do giáo hoàng Clemente XI ban hành, Tông chiếu Exquo đề ngày 11-7-1742 do giáo hoàng Benedicto XIV ban hành. Những tông chiếu đó đều có nội dung phản đối các nghi lễ Đông Phƣơng. Giáo hoàng buộc các giáo sỹ phải tuyên thệ vâng phục các điều khoản của Tông chiếu, nếu không sẽ mất quyền mục vụ. Tuy nhiên, các giáo sỹ dòng Tên lại không tuyên thệ bởi theo họ, tuyên thệ nhƣ vậy sẽ bị hoàng đế nƣớc bản địa trục xuất. Năm 1742, Sắc lệnh Exquo Singulari cấm hoàn toàn lễ nghi Trung Hoa do giáo hoàng Benoit XIV công bố, phán quyết này có hiệu lực từ khi ban bố đến trƣớc Công đồng Vatican II (1962 – 1965).

Tranh biện về lễ nghi Trung Hoa không những phản ánh mâu thuẫn giữa dòng Tên với các dòng truyền giáo khác thuộc quyền quản lý của Toà Thánh, mà còn ảnh hƣởng mạnh đến Công giáo ở Việt Nam. Giáo dân buộc phải từ bỏ tín ngƣỡng truyền thống của mình, phá bỏ bài vị, bát hƣơng trên bàn thờ, điều này làm cho giáo dân Việt Nam rất day dứt, nhất là những ngƣời mới theo đạo. Cách ứng xử phổ biến của tín đồ Công giáo trƣớc lệnh cấm này là họ lén lút gửi bài vị tổ tiên, bát hƣơng cho ngƣời thân không theo Công giáo để hàng năm giỗ chạp lại tiến hành thờ cúng, hoặc tìm cách giấu giếm những vật ấy ngay trong nhà mình, nơi kho thóc, chum vại và vẫn thắp hƣơng thờ cúng một cách bí mật. Biết đƣợc những hành vi ấy của tín đồ và cố gắng nhìn nhận những hành vi thờ cúng đó với tính cách là thói quen, là nghi thức mang tính xã hội của ngƣời Việt, các giáo sỹ dòng Tên nhận thức rất sâu sắc rằng nếu không có thái độ mềm dẻo, khoan dung để

hoà nhập với tín ngƣỡng bản địa thì hoạt động truyền giáo sẽ không thu đƣợc kết quả. Giáo sỹ Alexandre de Rhodes đã kể lại một số trƣờng hợp ngƣời Việt Nam có cảm tình nhƣng không theo đạo chỉ vì Công giáo yêu cầu họ từ bỏ mọi sự thờ cúng khác:

Thứ nhất là trƣờng hợp một viên sỹ quan đã theo đạo: trƣớc khi xuất trận, toàn quân làm lễ tế thần, viên sỹ quan Công giáo này không tham dự, sự việc đến tai nhà vƣơng, nhà vƣơng bắt ông bỏ đạo và làm theo tục lệ nƣớc, ông đã tuân lệnh.

Thứ hai là việc quan nguyên trấn thủ Phú Yên, chồng bà Maria Mađalêna, do sự thôi thúc của vợ mình, đã chấp thuận theo đạo: nghi thức phép rửa đã đƣợc chuẩn bị sẵn sàng, nhƣng sau khi nghe linh mục Rhodes, mặc lễ phục, giảng giải là từ đây ông không đƣợc thờ một thần thánh nào khác ngoài Thiên Chúa, ông đã phân trần rằng: ông không thờ ma, thờ quỷ, nhƣng phải làm một nghi thức bên ngoài đối với một vị thần nào đó mà các quan phải tôn thờ, ông không tin nhƣng nếu ông không làm việc bề ngoài đó, thì ông sợ bị thiệt hại và còn nguy hiểm đến tánh mạng. Cuối cùng phép rửa đã không đƣợc cử hành.

Thứ ba là trƣờng hợp của lƣơng y ở Đà Nẵng đã chữa trị cho linh mục Rhodes khỏi một cơn bệnh mƣời chết một sống. Vị lƣơng y này theo lời khuyến dụ của linh mục Rhodes đã bằng lòng theo đạo. Nhƣng khi nghe linh mục Rhodes nói là chỉ đƣợc thờ một mình Thiên Chúa thôi, vị lƣơng y đã nói với linh mục Rhodes rằng: tất cả y sỹ ở xứ này phải tôn thờ một vị lƣơng y quá cố là ngƣời đầu tiên đã dạy nghề thuốc, ông không thể triệt hạ bàn thờ của vị tổ sƣ này, bởi vì làm nhƣ thế ngƣời nhà của ông loan tin khắp nơi nhƣng không những làm cho ông mất khách mà có thể còn bị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự truyền giáo của dòng Tên ở Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)