Lý thuyết tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của việc sử dụng điện thoại thông minh đến sự biến đổi tương  tác xã hội của học sinh trung học phổ thông ở nông thôn hiện nay (Trang 28)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận của đề tài

1.2. Lý thuyết tiếp cận

1.2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội

Lý thuyết biến đổi xã hội chỉ ra rằng, mọi xã hội cũng giống như tự nhiên không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định bên ngoài, còn trên thực tế nó không ngừng biến đổi. Do đó, bất cứ xã hội nào trong bất cứ nền văn hóa nào thì nó luôn biến đổi. Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian. Có nhiều cách quan niệm về sự biến đổi xã hội, theo phạm vi rộng: biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước; theo phạm vi hẹp:

biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc xã hội hay tổ chức xã hội của xã hội đó, mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội; riêng những biến đổi chỉ tác động đến một số ít cá nhân, thì ít được các nhà xã hội học quan tâm và chú ý. Biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến, nhưng nó diễn ra không giống nhau giữa các xã hội, biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và hậu quả, biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch, vừa có tính phi kế hoạch. Tốc độ biến đổi xã hội được xem như tiêu chuẩn để phân loại xã hội. có những biến đổi diễn ra trong thời gian ngắn và cũng có những biến đổi xã hội diễn ra trong thời gian dài. Con người xã hội là một đơn vị cơ bản của xã hội, với tư cách là chủ thể hành động xã hội, nó luôn biến đổi từ khi sinh ra đến lúc mất đi.

Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của biến đổi xã hội người ta chia biến đổi xã hội thành hai cấp độ là biến đổi vĩ mô và biến đổi vĩ mô . Biến đổi vĩ mô đó là những sự biến đổi diễn ra và xuất hiện trên một phạm vi rộng lớn, diễn ra trong một thời kỳ dài. Sự biến đổi vĩ mô có thể không nhận thấy được vì nó diễn ra chậm chạp đối với con người, giống như họ đang trải qua những cuộc sống thường ngày. Biến đổi vi mô liên quan đến những biến đổi nhỏ, nhanh được tạo nên những quyết định không thấy hết được, như sự tương tác trong quan hệ của con người trong đời sống thường ngày.

Ứng dụng lý thuyết biến đổi trong nghiên cứu này, tác giả luận văn giải thích những biến đổi trong tương tác xã hội của học sinh THPT trong những biến đổi chung của toàn xã hội, sự phát triển của kinh tế xã hội làm nâng cao đời sống của người dân, những thành tựu của khoa học và công nghệ … Từ đó có thể giải thích vì sao lại có những biến đổi này, trong giai đoạn này chứ không phải một giai đoạn khác, sự biến đổi xảy ra vào lúc này chứ không phải lúc khác. Và đặc trưng của những biến đổi này, trong giai đoạn xã hội nhất định.

1.2.2. Lý thuyết xã hội hóa

Dưới góc độ xã hội học, xã hội hóa được coi là một quá trình gắn với sự phát triển của cá nhân trong xã hội và được định nghĩa: xã hội hóa là quá trình mỗi người, từ khi lọt lòng tới lúc già yếu, thâu nhận những kiến thức, kỹ năng, địa vị, lề thói, qui tắc, giá trị…xã hội và hình thành nhân cách của mình. Dưới góc độ này, khái niệm xã hội hóa gắn với sự phát triển nhân cách và học hỏi, tuân thủ các nguyên tắc xã hội của các cá thể. Xã hội hoá là một quá trình thông qua đó con người hình thành nên tính cách của mình, học được cách ứng xử trong một xã hội hay một nhóm. Nói cách khác, chính là quá trình con người

sinh vật, học hỏi để trở thành con người xã hội. Như vậy, xã hội hoá bắt đầu từ khi con người ta sinh ra và chỉ kết thúc khi con người không còn tồn tại.

Theo Tony Bilton xã hô ̣i hóa là Quá trình quá độ mà chúng ta có thể tiếp nhâ ̣n được nền văn hóa của xã hô ̣i mà trong đó chúng ta được s inh ra - quá trình mà nhờ nó chúng ta đa ̣t được những đă ̣c trưng xã hô ̣i của bản thân , học được cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hô ̣i của chúng ta - được go ̣i là quá trình xã hội hóa.

Neil Smelser (Mỹ), XHH là “quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình để phụ vụ tốt cho việc thực hiện các mô hình hành vi tương ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình”.

Joseph.H.Fichter đã xem "Xã hội hóa là một diễn tiến tiếp tục nơi cá nhân đang thích ứng với những người xung quanh ." Xã hội hóa thực chất là quá trình "con ngườ i ho ̣c hỏi khi tiếp xúc với xã hô ̣i". Theo đó xã hô ̣i hóa là quá trình cá nhân thích ứng với xã hô ̣i thông qua viê ̣c cá nhân ho ̣c hỏi xã hô ̣i và hòa mình vào xã hô ̣i . Theo ông :"xen giữa xã hô ̣i rô ̣ng lớn và cá nhân con người là nhiều những đoàn thể nhỏ và đó là những yếu tố tác độn g sự xã hô ̣i hóa con người". Những đoàn thể đó là gia đình, họ hàng, bạn bè, làng xóm, các phương tiện truyền thông….

Nhà XHH người Nga G.Andreeva, đã nêu được cả hai mặt của quá trình xã hội hoá: Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hô ̣i, vào hệ thống các quan hệ xã hội . Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động bằng các mối quan hệ thông qua việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội.

Các giai đoạn của quá trình xã hội hoá

+ Giai đoạn xã hội hoá ban đầu của đứa trẻ trong gia đình + Giai đoạn xã hội hoá diễn ra trong nhà trường

+ Giai đoạn con người thực sự bước vào xã hội

Nhờ quá trình xã hội hoá, rất hiếm khi chúng ta phải giải đáp ý nghĩa của các hành vi trong những tiếp xúc xã hội thông thường - đối với chúng ta, hầu hết mọi hành động dường như hoàn toàn dễ hiểu vào thời điểm chúng xảy ra – bởi vì chúng ta đã học được các quy luật mà người khác cũng đang phải tuân thủ. Nói cách khác, chúng ta có thể dự đoán cái gì đang xảy ra trong phần lớn các trường hợp do ý thức

rằng những quy luật sẽ phải tuân theo. Bên cạnh đó, chúng ta trông đợi mọi cá nhân trong các trường hợp cụ thể phải thực hiện đúng vai trò của mình.

Như vậy, xã hội hoá là quá trình tiếp nhận nền văn hóa của xã hội nhờ đó chúng ta học được cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội. Xã hội hoá cũng được xem là sự chuyển giao văn hoá giữa các thế hệ, và là cách thức mà các cá nhân trở thành thành viên của một xã hội, thể hiện những trải nghiệm của mình và xử sự theo những hành vi mà họ được học trong nền văn hoá của xã hội mà họ sống. Thông qua quá trình xã hội hoá, con người chấp nhận và thích nghi với những quy tắc của xã hội, sử dụng chúng để quy định hành vi của mình.

Trong cuộc sống xã hội, chúng ta thường học cách suy nghĩ và hành động của những người mà chúng ta tiếp xúc được coi là thích hợp (cũng như những suy nghĩ và hành vi chúng ta cho là không thích hợp) và quá trình tiếp thu này chỉ chấm dứt khi đời sống xã hội chấm dứt – bằng cái chết. Thông qua việc học hỏi ở những người xung quanh, giáo dục và truyền thông, đã khiến các môi trường xã hội xung quanh có ảnh hưởng quyết định đối với mỗi cá nhân.

Thanh niên là một giai đoạn xã hội hóa, thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ phụ thuộc sang hoạt động độc lập với tư cách là những công dân có đủ quyền và trách nhiệm của mình. Thanh niên trong lứa tuổi học sinh là giai đoạn bước đầu của thời kỳ chuyển tiếp này, trong giai đoạn này, nhiệm vụ học tập vẫn được ưu tiên và là nhiệm vụ chính các em cần phải thực hiện. Trong mô ̣t môi trường nhà trường rộng lớn hơn, môi trường xã hội đa dạng hơn, các em chịu sự tác động của nhiều yếu tố, từ đó tiếp nhận và học tập xã hội để dần trở thành những cá đô ̣c lâ ̣p , có cá tính và mang đă ̣c trưng khác biê ̣t so với các lứa tuổi khác.[8]

Tác giả luận văn ứng dụng lý thuyết này để giải thích nguyên nhân của những biến đổi tương tác xã hội. Học sinh THPT đang xử sự theo những hành vi mà họ được học trong nền văn hoá của xã hội mà họ sống, mà cụ thể là văn hóa trong các thức sử dụng ĐTTM.

1.2.3. Lý thuyết tương tác biểu trưng

Thuyết này được xây dựng từ trường phái triết học theo chủ nghĩa thực dụng của Mỹ vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Herbert Blumer là người đưa lý thuyết tương tác biều trưng trở thành mộ trường phái trong xã hội học. Lý thuyết gồm 3 tiền đề: con người hành động hướng về những sự vật trên cơ sở của những nghĩa mà các sự vật ấy có với họ…; nghĩa của những sự vật ấy được phát sinh từ sự tương tác xã hội của con người ta với những người đồng hội của mình; những nghĩa này được

xử lý, và được thay đổi, trong một tiến trình lý giải của cá nhân khi xử lý những sự vật mà mình gặp phải.

Các nhà tương tác biểu trưng nhấn mạnh ý nghĩa của những năng lực biểu trưng của con người. Họ lập luận rằng hành vi của con người thường được con người gán cho một ý nghĩa kinh nghiệm mà sau đó họ hành động dựa theo những nghĩa này. Như vậy, nghĩa của các sự vật là kết quả phát sinh từ sự tương tác và thông qua sự tương tác của các cá nhân với nhau. Việc gán nghĩa cho các hành vi không chỉ thông qua hoạt động của bản thân mà còn của người khác vì thế các yếu tố xã hội như ngôn ngữ , văn hóa, chủng tộc, sắc tộc, tầng lớp xã hội và giới đã định hướng cho sự lý giải các hành vi của con người và các cá nhân phải cố gắng làm cho cách xử sự của mình tương xứng và phù hợp với người khác.

Dấu hiệu tượng trưng truyền đi một ý nghĩa tưởng tượng về văn hóa xã hội phức tạp và sự chấp nhận các dấu hiệu tượng trưng đảm bảo sự đoàn kết cộng đồng và tình đoàn kết. Các dấu hiệu tượng trưng cùng với ngôn ngữ đảm bảo rằng cộng đồng sẽ hiểu một cách rộng rãi và qua đó tạo điều kiện cho cộng đồng hành động và điều phối các hành động. Điều này có ý nghĩa đối với việc ổn định của xã hội. Biểu tượng, tượng trưng có thể là của cá nhân hoặc của nhóm và phần lớn các tượng trưng có nguồn gốc từ xã hội và có mối liên hệ chặt chẽ với toàn bộ ứng xử của con người với nhau. Sự hình thành cái tôi của mỗi cá nhân thông qua cách ứng xử chính là phản ánh cái mà con người nhận được thông qua tương tác của mình với các cá nhân, nhóm, xã hội thông qua một quá trình xã hội hóa. Theo đó thì chúng ta luôn tìm được những ý nghĩa gán cho mỗi hành động cử chỉ đó tức là các biểu tượng. Chỉ khi chúng ta đặt mình vào vị trí của đối tượng tương tác, ta mới có thể hiểu hết ý nghĩa của những phát ngôn, những cử chỉ, hành động của họ.

Lý thuyết tương tác biểu trưng được đưa vào để phân tích trong đề tài nhằm hướng đến làm rõ hơn sự thay đổi của mạng lưới xã hội của học sinh thông qua các hành vi, tương tác giữa các nhóm học sinh với nhau, giữa cá nhân với cá nhân, học sinh với gia đình, bạn bè, thầy cô giáo và một số những đối tác tương tác khác nhằm tạo nên một mạng lưới xã hội cụ thể và rõ ràng. Tức là, lý thuyết tương tác xã hội được vận dụng cho sự lý giải tính chất của các mối quan hệ trong một mạng lưới xã hội, thể hiện rõ hơn bản chất của các nút thắt từ chặt chẽ đến lỏng lẻo của các mối quan hệ nhỏ. Trong nghiên cứu, lý thuyết này sẽ làm sáng tỏ mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường với cá nhân học sinh trong quá trình sử du ̣ng ĐTTM.

1.2.4. Lý thuyết hệ thống

Đối tượng nghiên cứu của Lý thuyết hệ thống là những đặc điểm chung nhất của các hệ thống, bất kể là hệ thống kỹ thuật, hệ thống sinh học hay hệ thống xã hội. Mọi hệ thống đều có những quy luật chung, xoay quanh 4 phạm trù cấu trúc của hệ thống, động thái của hệ thống, điều khiển hệ thống, môi trường trong tương tác với hệ thống. Vì vậy mà xuất hiện lý thuyết chung nghiên cứu về hệ thống như nghiên cứu về cấu trúc của hệ thống, nghiên cứu về động thái của hệ của hệ thống, nghiên

cứu về điều khiển hệ thống, nghiên cứu về môi trường của hệ thống và phương pháp nghiên cứu hệ thống.

Một số tác giả đặt nền móng cho lý thuyết hệ thống có thể kể đến như Ludwig Von Bertalanffy. Ông là một nhà sinh học người Áo (1901-1972). Ông đưa ra những tư tưởng của "Lý thuyết hệ thống cơ thể" vào những năm 1930, chính thức viết về lý thuyết hệ thống vào năm 1949, sau trở thành cốt lõi cho Lý thuyết hệ thống tổng quát. Năm 1968, ông xuất bản tác phẩm "Lý thuyết hệ thống tổng quát" (General Systems Theory) và trở thành cha đẻ của ngành Lý thuyết hệ thống. Claude Elwood Shannon, nhà toán học người Mỹ (1916 - 2001), người sáng lập ngành Lý thuyết thông tin hiện đại. Theo lý thuyết này, hệ thống là tập hợp các phần tử có liên hệ tương tác nhằm thực hiện một mục tiêu (hoặc một số mục tiêu) định trước. Có nhiều cách để phân loại hệ thống nhưng nếu theo đặc trưng vật chất hoặc tinh thần thì có thể chia thành: hệ thống kỹ thuật, hệ thống sinh học, hệ thống xã hội hay hệ thống tri thức, hệ thống tư tưởng, hệ thống triết học.

Lý thuyết hệ thống ứng dụng trong tiếp cận hệ thống chỉ ra rằng tiếp cận hệ thống là một cách xem xét sự vật từ góc nhìn hệ thống. Mọi sự vật phải được đặt trong một hệ thống để xem xét: Sự vật ấy nằm ở vị trí nào trong hệ thống, tùy vị trí của sự vật trong hệ thống, mà chúng ta có những cách thức khác nhau để đối xử.

Lý thuyết hệ thống ứng dụng trong phân tích hệ thống cho rằng trong một tập hợp phức tạp các sự kiện, người nghiên cứu tìm cách phân tích chúng bằng cách nhận dạng vị trí của chúng trong hệ thống, tiếp sau, phân tích trạng thái và hành vi của chúng. Phân tích các nhóm xã hội, như những phân hệ trong hệ thống xã hội và mọi hệ thống xã hội đều có thể phân tích trên cơ sở lý thuyết hệ thống.

Lý thuyết hệ thống cũng chỉ ra Paradigma trong lý thuyết hệ thống là khung mẫu tồn tại của hệ thống quản lý. Khung mẫu ấy bao gồm: triết lý tồn tại, hệ quan điểm trong khuôn khổ của triết lý, hệ khái niệm được sử dụng trong hệ thống, hệ chuẩn mực của hệ thống.

Ứng dụng lý thuyết này để chỉ ra sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh THPT trong quá trình sử dụng ĐTTM thông qua sự biến đổi hệ thống của nó, mà cụ thể là biến đổi hệ thống khung mẫu của nó.

Như vậy có thể thấy tương tác xã hội là một trong những vấn đề quan trọng của xã hội học và được quan tâm từ rất sớm bởi các chủ thể xã hội học kỳ cựu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của việc sử dụng điện thoại thông minh đến sự biến đổi tương  tác xã hội của học sinh trung học phổ thông ở nông thôn hiện nay (Trang 28)