1.1.4 .Thân phận con người trong Triết học Hiện sinh
1.2. Thân phận con ngƣời trong Văn chƣơng
1.2.1. Thân phận con người trong Văn học thế giới
Văn chƣơng thời đại nào và ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều kỳ vọng mang đến cái đẹp chân - thiện - mỹ cho con ngƣời, cho cuộc sống. Cái đẹp văn chƣơng là cái đẹp tâm hồn thuần khiết, tỏa ra ở mỗi ngòi bút, bằng sự cảm nhận từ chính trái tim đƣợc rung động.
Thân phận con ngƣời là đề tài mn thuở của các nền văn hóa và là đích đến của văn học mọi thời đại. Những tác phẩm kinh điển thế giới đều xoay quanh vấn đề thân phận con ngƣời. Macxim Goorki nói văn học là nhân học, chính giá trị nhân bản viết về con ngƣời và vì con ngƣời là nhân tố làm nên sức sống cho mọi nền văn hóa của mọi thời đại. Điểm chung nhất của sự phát
triển đó là vấn đề về thân phận con ngƣời mà tiêu biểu là thời kỳ văn học cổ đại, Phục Hƣng và điển hình là nền văn học đƣơng đại.
Trong văn học phƣơng Tây cổ đại, con ngƣời hiện lên với hình tƣợng cụ thể, chân thật với cái tốt, xấu. Thân phận con ngƣời xuất hiện trong nhiều tác phẩm anh hùng ca vĩ đại của Homère, các vở bi kịch xuất sắc của Eschyle, Sophocle. Những tác phẩm này xoay quanh những vấn đề về con ngƣời, đặc biệt là sự đấu tranh giữa con ngƣời và thân phận bi thảm, thân phận ngƣời phụ nữ và ƣớc mơ quyền sống bình đẳng, hạnh phúc của họ.
Thời Phục Hƣng, dƣới ảnh hƣởng của chủ nghĩa Nhân văn (Humanism), một nền văn học lấy con ngƣời làm trung tâm, đã phát triển rực rỡ và để lại nhiều thành tựu cho nền văn học nhân loại. Văn học thời Phục Hƣng đã dũng cảm đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của con ngƣời. Nhìn chung văn học thời kỳ này, con ngƣời đã đƣợc đề cao hơn trong quá trình nhận thức và hành động.
Đến thế kỷ XIX, nền văn học với sự thống trị mạnh mẽ của trƣờng phái hiện thực. Con ngƣời thời kỳ này thuộc mọi thành phần, vị trí trong xã hội, họ đấu tranh để giải phóng mình khỏi những xiềng xích xã hơi, tiến tới cái tốt đẹp hơn, nhƣng họ lại luôn rơi vào thất bại và đổ vỡ. Tiêu biểu nhất cho cây bút viết về thân phận con ngƣời là Franz Kafka.
Về văn chƣơng hiện sinh, thân phận con ngƣời đƣợc phản ánh trong hàng loạt nhân vật với những biểu hiện khác nhau. Nội dung chính của văn học hiện sinh là thể hiện thân phận đau khổ của con ngƣời trong cuộc đời, sự xung khắc căng thẳng của con ngƣời trong xã hội hiện đại và nỗi lo âu sợ hãi của con ngƣời trong một thời đại khủng hoảng khi niềm tin và chân lý khơng cịn, trƣớc mắt con ngƣời chỉ là sự đổ vỡ. MeurSailt trong Người xa lạ đã bộc
lộ những tình cảm khác thƣờng với thế giới xung quanh, coi tình mẫu tử, tình yêu, hành vi giết ngƣời, cái chết bản thân, chẳng gì đáng quan trọng cả. Bên cạnh đócịn rất nhiều nhân vật trong các tác phẩm khác nhƣ: Caligula, Dịch hạch, Buồn nôn… Con ngƣời trong chủ nghĩa hiện sinh là những kiểu con
ngƣời bi kịch, bị đọa đày bởi hoàn cảnh, kiểu con ngƣời bất lực và vô vọng trƣớc đời sống.
Nhƣ vậy, những tác phẩm văn học phƣơng Tây là sự thể hiện của niềm thất vọng sâu xa trƣớc những câu hỏi về những nỗi đau khổ của cuộc đời, về cái ác, sự tuyệt vọng dập tắt mọi khát vọng, sự nhỏ bé và bất lực của con ngƣời trƣớc xã hội và định mệnh.