Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thân phận con người qua ca dao cổ truyền người việt (Trang 97 - 119)

1.1.4 .Thân phận con người trong Triết học Hiện sinh

4.3. Thời gian và không gian nghệ thuật

4.3.2. Không gian nghệ thuật

Nếu nhƣ trong cổ tích mở ra một thế giới kì ảo, thƣờng chỉ xuất hiện trong những giấc mơ thì ca dao lại mở ra cả một không gian thực tại gần gũi, quen thuộc hơn bao giờ hết. Không gian trong ca dao là không gian của đồng quê Việt Nam, bình dị và thân thƣơng với bến nƣớc, gốc đa, sân đình, đồng

ruộng, cây cầu, con đò… Đó là nơi sinh hoạt, lao động của ngƣời dân, nơi các chàng trai, cô gái thôn quê gặp mặt, hò hẹn.

Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nó gợi lên trong trí tƣởng tƣợng của chúng ta qua các tín hiệu ngôn từ và mang tính vận động rõ nét. Những bối cảnh không gian trữ tình cho sự nảy sinh cảm xúc- tâm lí của con ngƣời lao động chân chất, cần cù, giàu tình cảm cộng đồng. Dòng sông, con thuyền, cái cầu, bờ ao, cây đa, mái đình, ngôi chùa, mảnh vƣờn, cánh đồng, con đƣờng, trong nhà, ngoài sân, bên khung cửi, trong ngõ nhỏ,…là những không gian vật lí thƣờng gặp trong ca dao.

Trong ca dao về thân phận con ngƣời không gian chủ đạo là đồng ruộng mà ở đó bao trọn cuộc sống vất vả, quanh năm chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bán lƣng cho trời của ngƣời nông dân lao động.

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. (L51- BK a)

Hình ảnh ngƣời phụ nữ và thân phận long đong nhƣ thân cò mò mẫn xuất hiện trong ca dao đƣợc tái hiện sinh động qua không gian nhƣ: bờ sông, ngõ sau, chợ,…

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo cho chồng tiếng khóc nỉ non. (C88)

Khi đi lấy chồng, họ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan niệm “xuất giá tòng phu”, “lấy chồng làm ma nhà chồng” đã khiến bao ngƣời phụ nữ xa quê phải ngậm ngùi nuốt đắng cay, thấm thía nỗi buồn, nhớ khi nghĩ về quê mẹ:

Ngó không thấy mẹ, ngùi ngùi nhớ thương (C426)

Không gian nghệ thuật trong ca dao là sản phẩm sáng tạo, gợi lên trong trí tƣởng tƣợng của chúng ta qua các tín hiệu ngôn từ và mang tính vận động rõ nét. Không gian nghệ thuật làm cho nỗi buồn, nỗi xót xa cho thân phận con ngƣời hiện lên một cách rõ nét, sinh động và sâu sắc hơn.

Tiểu kết chương 4

Nhƣ vậy, chúng tôi vừa đƣa ra phân tích một số phƣơng thức nghệ thuật mà tác giả dân gian đã sử dụng để thể hiện thân phận con ngƣời trong ca dao cổ truyền ngƣời Việt nhƣ các biểu tƣợng, hình ảnh, ngôn ngữ, thời gian không gian… Ngôn ngữ trong ca dao mộc mạc, giản dị, chân thật, hồn nhiên nhƣng cũng rất tinh tế, khắc họa một cách rõ nét và đầy đủ về than phận con ngƣời trong xã hội. Không gian và thời gian trong ca dao gần gũi với cuộc sống thƣờng nhật của con ngƣời, phản ánh trung thực hiện thực cuộc sống đầy nhọc nhằn vất vả. Không gian và thời gian nghệ thuật làm cho tiếng lòng, cảm xúc, tâm trạng của con ngƣời hiện lên cụ thể hơn, sâu lắng hơn.

PHẦN KẾT LUẬN

Nghiên cứu thân phận con ngƣời qua những lời ca dao cổ truyền, chúng ta có thể hình dung một cách toàn diện về con ngƣời, về cuộc sống của những ngƣời bình dân xƣa. Những con ngƣời ấy hiện lên một cách sinh động và gần gũi trong những lời ca dao.

Tìm hiểu vấn đề thân phận con ngƣời theo các quan niệm khác nhau trong lĩnh vực khoa học, triết học và văn học có thể thấy: thân phận con ngƣời là vấn đề của chung của mọi lĩnh vực. Nếu nhƣ Phật giáo và triết học hiện sinh đều nhìn nhận thân phận con ngƣời dƣới góc nhìn từ hiện thực cuộc sống với quan niệm đời là bể khổ, trầm luân; con ngƣời đều phải chấp nhận đối diện với bi kịch của cuộc đời thì Văn học lại đề cập đến những mâu thuẫn, những nghịch lý cuộc đời và số phận con ngƣời trong từng hoàn cảnh cụ thể. Trong ca dao cổ truyền ngƣời Việt, vấn đề thân phận con ngƣời đƣợc phản ánh khá toàn diện cả về đời sống vật chất và tinh thần. Bởi tác giả của những lời ca dao không ai khác chính là những con ngƣời bình dân sống trong xã hội xƣa. Những con ngƣời ấy dùng ca dao nhƣ một phƣơng tiện để thổ lộ tâm tình. Vì vậy, ca dao phản ánh vấn đề thân phận con ngƣời đúng với hiện thực xã hội cũ, họ là những ngƣời dân, những ngƣời phụ nữ thuộc tầng lớp lao động nghèo khổ, chịu nhiều bất hạnh và bất công. Bên cạnh việc phản ánh hiện thực, ca dao còn nói lên khát vọng tự do, khát vọng vƣơn lên của những con ngƣời ấy.

Hình ảnh ngƣời nông dân trong ca dao cổ truyền hiện lên rõ nét trong ca dao cổ truyền, đó là những con ngƣời lam lũ, vất vả, “một nắng hai sƣơng”, “bán mặt cho đất bán lƣng cho trời”, làm bạn với đồng ruộng. Những ngƣời nông dân luôn phải sống cuộc sống đầy những lo toan bởi những khắc nghiệt của tự nhiên, những bất công về thân phận và sự bóc lột, hà khắc của tầng lớp địa chủ phong kiến. Song, vƣợt lên tất cả những rào cản ấy, hình ảnh của

ngƣời nông dân Việt vẫn hiện lên vô cùng đẹp, họ đẹp một nét đẹp đơn thuần, giản dị, một nét đẹp về tâm hồn. Không chỉ là những ngƣời sống nghĩa tình, son sắt, thủy chung, trọn hiếu, trọn tình mà họ còn là những ngƣời hết mực yêu thiên nhiên, đất nƣớc, sống chan hòa với nhiên nhiên đất nƣớc, biết dùng nét đẹp của thiên nhiên đất nƣớc để dung hòa với nỗi cực nhọc vất vả trong lao động cũng nhƣ những khổ sở, cùng cực trong cuộc sống của mình đặng tìm niềm vui sống, niềm hy vọng vào cuộc sống tƣơi đẹp.

Là một phần của tầng lớp nông dân xƣa, ngƣời phụ nữ là những ngƣời nông dân thấp cổ bé họng, bị nhiều đối tƣợng tầng lớp trên trong xã hội bóc lột, kìm hãm về cả vặt chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, với số phận sinh ra là “đàn bà” nên phụ nữ còn chịu thêm nhiều vất vả, khổ đau và tủi nhục hơn nam giới. Trong gia đình, vị trí của ngƣời phụ nữ là thấp nhất, họ phải nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ, của anh trai, của chồng. Cuộc đời của họ hoàn toàn bị ngƣời khác chi phối, những ngƣời phụ nữ không hề đƣợc quyết định bất cứ điều gì mặc dù sự đóng góp của phụ nữ không hề thua kém đàn ông. Trong xã hội đầy những bất công ấy, ngƣời phụ nữ thua thiệt mọi mặt, đời sống vật chất, đời sống tinh thần của ngƣời phụ nữ đều thiếu thốn, họ bị xã hội chèn ép, đè bẹp những nhu cầu vốn có của con ngƣời. Mặc dù bị áp bức và bị đè nén tột cùng nhƣng ngƣời phụ nữ trong ca dao cổ truyền vẫn hiện lên với đầy đủ những nét đẹp về thể xác và tâm hồn. Bƣớc đầu họ đã cất lên tiếng nói phản kháng lại những bất công, và khẳng định đƣợc giá trị tốt đẹp của mình.

Bằng những thủ pháp nghệ thuật, ca dao đã mang đến cho chúng ta những cái nhìn toàn diện về cuộc sống, con ngƣời trong xã hội xƣa, cũng vì thế, vấn đề thân phận con ngƣời đƣợc khắc họa một cách chân thực và rõ nét nhất. Qua đó, chúng ta càng thấy trân quý những giá trị tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại trong ca dao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị An (1990), Về một phương diện nghệ thuật của ca dao tình yêu, Tạp chí Văn học số 6, Hà Nội.

2. Trần Thúy Anh (2000), Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ thể hiện qua ca dao tục ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Mai Ngọc Chừ (1991), Ngôn ngữ ca dao Việt Nam, Tạp chí Văn học số 2, Hà Nội.

4. Xuân Diệu (1967), Các nhà thơ học những gì ở ca dao, Tạp chí Văn học số 1, Hà Nội.

5. Xuân Diệu (1972), Sống với ca dao, dân ca miền Nam Trung Bộ, Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

6. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Tấn Đắc (1987), Nội dung Folklore, Tạp chí Văn hóa dân gian số 4, Hà Nội.

8. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

9. Cao Huy Đỉnh (1998), Lối đối đáp trong ca dao trữ tình, Tạp chí Văn Học số 9, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2001), Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sƣ Phạm Tp. Hồ Chí Minh. 11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Diệp Đình Hoa (Chủ biên) (1990), Tìm hiểu làng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

13. Vũ Tố Hảo (1977), Những yếu tố truyền thống trong ca dao hiện đại, Tạp chí Văn hóa dân gian số 2, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Hùng (1990), Thử phân tích một câu ca dao, Tạp chí Văn hóa dân gian số 3, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Huế (1986), Người phụ nữ trong sinh hoạt dân ca, Tạp chí Văn học số 3, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Huyên (1995, 1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (2 tập), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

17. Đinh Gia Khánh (chủ biên) ( 2003), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (1995), Ca dao Việt Nam, Nxb Tổng hợp, Đồng Tháp.

19. Đinh Gia Khánh (1996), Nhận xét về đặc điểm của câu mở đầu trong thơ ca dân gian, Đại học Tổng hợp Hà Nội ( 2), Hà Nội.

20. Nguyễn Xuân Kính ( 1983), Qua ca dao, tục ngữ Hà Nội tìm hiểu công cuộc xây dựng đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa dân gian (3+4), Hà Nội.

21. Nguyễn Xuân Kính (1984), Cảm hứng lạc quan trong Văn học nghệ thuật dân gian Việt Nam, Tạp chí Văn hóa dân gian số 4, Hà Nội.

22. Nguyễn Xuân Kính (1987), Ý nghĩa biểu cảm của hai từ Trúc Mai trong văn chương bác học và ca dao dân ca, Tạp chí Văn hóa dân gian số 4, Hà Nội.

23. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thể thơ trong ca dao, Tạp chí Văn hóa dân gian số 4, Hà Nội.

24. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

25. Nguyễn Xuân Kính (1995), Quan niệm của nhà Nho và người nông dân về gia đình, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 7, Hà Nội.

26. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Phan Đăng Tài, Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang (2000), Kho tàng ca dao người Việt, tập 1,2,3,4, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

27. Nguyễn Xuân Kính (2001), Một thế kỷ sưu tầm nghiên cứu văn hoá văn nghệ dân gian, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

28. Nguyễn Tấn Long và Phan Cảnh (1969), Thi ca bình dân Việt Nam, Nxb Sống Mới, Sài Gòn.

29. Hà Quang Năng (1996), Hiện tượng nhiều ý nghĩa trong ca dao, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 4, Hà Nội.

30. Trƣơng Thị Nhàn (1992), Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật ca dao qua một tín hiệu thẩm mỹ, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, Hà Nội.

31. Trƣơng Thị Nhàn (1995), Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mỹ không gian trong ca dao, Luận án Phó TS, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 32. Bùi Mạnh Nhị (1998), Thời gian nghệ thuật trong ca dao, Tạp chí Văn học, số 4, Hà Nội.

33. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (1999), Văn học Việt Nam, Văn học dân gian - những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục.

34. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (2000), Văn học dân gian, Những tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục.

35. Nguyễn Văn Ngọc (1928), Tục ngữ phong dao (2 tập), Nxb Vĩnh Hƣng Long.

36. Trần Việt Ngữ, Thành Duy (1967), Dân ca Bình Trị Thiên, Nxb Văn học, Hà Nội.

37. Triều Nguyên (1997), Về một số bài ca dao mở đầu bằng Đêm 5 canh, ngày 6 khắc, Bản in lần thứ 8, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, Hà Nội

38. Trần Quang Nhật (1997), Con trâu đi vào tục ngữ ca dao xưa, Tạp chí Văn hóa dân gian số 2, Hà Nội.

39. Lê Lƣu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

40. Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Bản in lần thứ 8, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

41. Thuần Phong (1958), Ca dao giảng luận, Nxb Á Châu.

42. Hồng Quang (1994), Ý nghĩa triết lý trong văn hoa gia đình Việt Nam, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 7, Hà Nội.

43. Lê Chí Quế (Chủ biên) (1999), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

44. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình Thi pháp học, Nxb TP HCM. 45. Trần Đình Sử (2000), Văn học và thời gian, Nxb Văn học.

46. Trần Đình Sử (viết chung) (1986, 1987,1996), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.

47. Trần Đình Sử (2001), Từ đọc văn đến học văn, Nxb Giáo dục. 48. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. 49. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP HCM.

50. Ngô Đức Thịnh (1995), Tri thức dân gian và sự phát triển, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 9, Hà Nội.

51. Ngô Đức Thịnh, Lê Hồng Lý (1997), Về tín ngưỡng lễ hội và sự phát triển hiện nay, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 1, Hà Nội.

52. Lê Ngọc Trà, Vấn đề con người trong văn học, Lý luận ra văn học

(1990), Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

53. Đỗ Bình Trị (1978), Nghiên cứu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

54. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

55. Đỗ Bình Trị (1992), Văn học dân gian (Phân tích tác phẩm theo thể loại), Nxb Bộ Giáo dục, Hà Nội.

56. Đỗ Bình Trị (1993), Dân ca, ca dao, Vãn học 10, tập 1, Ban Khoa học Xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

57. Đỗ Bình Trị (2000), Những đặc điểm thi pháp của ca dao, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại Văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

58. Cù Đình Tú (1994), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

59. Hoàng Tiến Tựu (1997), Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

60. Tạ Đăng Tuyên (1998), Tục ngữ, ca dao và lời ru với việc giáo dục giá trị đạo đức nhân văn, Tạp chí Văn hóa dân gian số 1, Hà Nội.

61. Lê Thị Nhâm Tuyết (1975), Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

62. Phạm Thu Yến (1996), Đại từ nhân xưng trong ứng xử của ca dao người Việt, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 11, Hà Nội.

63. http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Th%C3%A2n_ph%E1%BA%ADn 64.https://vi.wiktionary.org/w/index.php?title=th%C3%A2n_ph%E1%B A%ADn&oldid=1620431#Tiếng_Việt

PHỤ LỤC

Ngƣời nông dân trong ca dao cổ truyền 111

A 6, 88, 121,122,166, 243, 441,449, 458, 460, 624 11 B 159, 161, 175, 176,187, 188, 190 7 C 76, 80,126, 148, 200, 325, 354, 550, 632, 660, 710, 711, 703, 706, 724, 856, 899, 901, 954, 404, 501 21 CH 10, 251, 821 3 Đ 14, 52, 90, 152, 262, 409, 411, 951, 985, 119, 137, 186, 232 13 KH 142, 143, 51, 160, 491, 130, 206, 421, 424, 435 10 PH 10 1 Q 12, 56, 72 3 R 3, 4, 8, 153, 237, 238, 239, 240, 241, 242, 252, 266, 269, 273, 275, 276, 16 S 230 1 T 12, 13, 355, 476, 477, 478, 508, 509, 513 9 TH 53, 54, 57, 58, 61, 63, 64, 70, 74, 76, 77, 78, 387 13 TR 255, 257 2 U 1A 1 NGƢỜI PHỤ NỮ 2290 A 1, 2, 3, 4, 6, 23, 34, 35, 36, 49, 62, 56, 57, 60, 122, 142, 153, 189, 196, 219, 247, 254, 255, 256, 274, 275, 278, 279, 286, 287, 276, 280, 301, 333, 334, 337, 361, 364, 386, 420, 480, 648, 650 43 Ă 50 1

B 10, 13, 44, 49, 80, 106, 129, 170, 168, 169, 193, 243, 279, 280, 281, 282, 283, 284, 291, 334, 344, 469, 474, 492, 475,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thân phận con người qua ca dao cổ truyền người việt (Trang 97 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)