Đặc sắc trong sáng tác của Balzac

Một phần của tài liệu TÁC GIẢ: Honore de balzac (Trang 74 - 95)

- Khẳng định cái đẹp trong các tác phẩm của Balzac bị cho là yếu: “Những nhân vật đức hạnh trong tiểu thuyết Balzac khá mờ nhạt…” hoặc: “Những nhân vật trong tiểu thuyết

3.2. Đặc sắc trong sáng tác của Balzac

Thứ nhất: Balzac đã khai thác và phân tích tính linh động, uyển chuyển, mới lạ của tiểu thuyết, tổng hoà trong nó các khuynh hướng sử thi, trữ tình, kịch

Ông đã kết hợp được trong sáng tác của mình cả hai khuynh hướng khách quan và chủ quan, vừa có chiều rộng khái quát sử thi, vừa có chiều sâu tâm lý. Do đó, tiểu thuyết của Balzac vừa là "thiên lịch sử phong tục", vừa là "lịch sử trái tim con người". Cuộc sống thường ngày của nhân vật được thấu hiểu trong mối quan hệ với lịch sử đương thời, các vấn đề cá nhân được đặt trong tình huống lịch sử, dưới sự vận động bề mặt của các tình tiết là sự vận động sâu xa của lịch sử.

Thứ hai: Balzac đã mở rộng phạm vi đề tài cho tiểu thuyết: nó không còn chỉ là câu chuyện tình duyên giữa những người thuộc tầng lớp thượng lưu mà nó bao trùm mọi hoạt động của mọi tầng lớp.

Từ những hầu tước, bá tước đến những chị hầu phòng, bác đánh xe; từ các ông chủ ngân hàng, các thương nhân đến các cô gái giang hồ … Tóm lại, mọi loại trong xã hội đều có thể xuất hiện trong tác phẩm của Balzac.

Thứ ba: Trong lời tựa Tấn trò đời, Balzac đã đưa ra một “thi pháp của tiểu thuyết”, hay nói khác đi, ông đã góp phần hoàn thiện những lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực.

Thực ra định nghĩa về chủ nghĩa hiện thực mà Engels từng nêu lên trước đó đã được chính Balzac trình bày dưới một hình thức khác trong lời tựa.

-Tiểu thuyết sẽ không là gì cả nếu trong lời nói dối tôn nghiêm ấy, nó không chân thực đến

Có thể nói rằng, hiện thực xã hội mà đi vào tiểu thuyết của Balzac là như đi vào sân khấu cuộc đời với đủ mọi hình, mọi vẻ, với tất cả sự bề bộn, ồn ào, nhộn nhịp của cuộc sống, Những điều kiện của đời sống vật chất, đời sống kinh tế, những việc ăn mặc, đi lại, nhà

cửa, làm lụng, mua bán, tiền nong, nợ nần … lần đầu tiên xuất hiện chân thực trong tiểu thuyết, tạo nên một bối cảnh thật, và là một mặt cơ bản của cuộc sống con người. Tấn trò đời vô hình chung trở thành một cuốn từ điển bách khoa của thời đại, thậm chí Engels thừa nhận rằng ở đó ông đã học tập được, ngay cả những chi tiết về kinh tế (…) nhiều hơn là của các nhà sử học, kinh tế học, thống kê chuyên nghiệp đương thời gộp lại.

Chi tiết trung tâm nằm trong cuốn từ điển bách khoa đó là đồng tiền. Balzac hơn ai hết đã vạch trần vai trò của đồng tiền. Nó được nâng lên địa vị cao nhất, trở thành động lực xã

hội ở thời đại mà giai cấp tư sản bước lên ngai vàng và đưa xã hội vào con đường công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa.

Đối với Balzac, đồng tiền đã trở thành “vị thần duy nhất mà người ta tín ngưỡng”. Rất nhiều tác phẩm của ông nói đến sức mạnh của đồng tiền:

Eugénie Grandet: "Ở thời đại ta hơn ở thời đại nào hết, tiền tài thống trị pháp luật, chính trị và phong tục".

Chị họ Better: tên tư sản Célestin Crevel trắng trợn nói: “Tôi là người của thời đại tôi, tôi tôn kính đồng tiền”.

Tuy vậy, cái cụ thể, chân thực trong tiểu thuyết của Balzac không phải là có sao nói vậy, không phải là ghi chép nguyên xi hiện thực khách quan.

Kiệt tác không ai biết tới: “Sứ mệnh của nghệ thuật không phải là sao chép tự nhiên mà biểu hiện nó”.

Những bức thư về văn học: “Chân lý văn học là chỗ lựa chọn các sự kiện và tính cách, nâng chúng lên một quan điểm từ đó mỗi người nhìn vào đều tin là chúng có thật, vì mỗi người đều có cái thật riêng và mỗi người đều phải nhận ra màu sắc của mình trong màu sắc chung của cái điển hình do nhà tiểu thuyết trình bày".

Một phần của tài liệu TÁC GIẢ: Honore de balzac (Trang 74 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w