Thành tựu cao nhất trong tiểu thuyết hiện thực của Balzac là đạt tới tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

Một phần của tài liệu TÁC GIẢ: Honore de balzac (Trang 95 - 117)

Balzac quan niệm một xã hội giống như một tấn kịch với 3000 đến 4000 nhân vật nổi bật. Vấn đề của nhà văn là ở chỗ quan sát, phân tích, lựa chọn, sàng lọc để phát hiện ra

những nét chủ yếu nhất, đặc trưng nhất của mỗi lớp người, giới người tập hợp lại để tạo nên nhân vật tiêu biểu cho mỗi lớp người, giới người đó. “Được thai nghén trong lòng thời đại của chúng, trái tim con người đập dưới cái lớp vỏ của chúng; thường thường cả một triết lý ẩn náu trong đó” (Tựa Tấn trò đời).

Nhân vật điển hình phải là một triết lý, phải biểu thị một xu hướng, tinh thần của thời đại, nhờ đó mà "Đời sống của chúng trở nên lâu dài hơn, xác thực hơn đời sống của những nguyên mẫu trong đời sống thực".

Song nhân vật không chỉ sống bằng những nét chung mà còn phải sống bằng những nét riêng của chúng. Giữa cái phổ biến và cái đặc thù, cái tất yếu và cái ngẫu nhiên, giữa bản chất và hiện tượng… có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng. Từ đó, nhân vật của Balzac sống động vì nó vừa tiêu biểu cho một loại người nhất định lại vừa là một con người cụ thể, chân thực.

Về hoàn cảnh điển hình, con người là do hoàn cảnh tạo nên. Balzac khi xây dựng nhân vật điển hình bao giờ cũng đi tìm nguyên nhân làm nên tính cách của những điển hình xã hội mà ông quan sát. Ông cắm sâu nhân vật của ông vào hoàn cảnh xung quanh, hoàn

Hoàn cảnh tự nhiên: đó là thế giới đồ đạc, thế giới vật chất bao vây xung quanh con người. Nó phản ánh bộ mặt tinh thần của con người đồng thời cũng tác động đến tư tưởng tình cảm của con người. Thị trấn Saumur trong Eugénie Grandet là một ví dụ tiêu biểu. Đó là

một địa phương buồn, tẻ nhạt của nước Pháp với con phố vắng, nhiều bóng tối, những ngôi nhà ủ dột cũ kĩ, những cánh cổng nặng nề, chẳng khác gì một nhà tù giam lỏng con người. Cuộc sống của Eugénie gắn với mảnh vườn con, chiếc ghế nhỏ. Tình yêu với Charles đã đem đến ánh sáng duy nhất cho cuộc đời nàng. Khung cảnh duy nhất sáng bừng lên vào một buổi bình minh đẹp tươi, đó là khi mà Charles mới xuất hiện trong ngôi nhà của Eugénie.

Hoàn cảnh xã hội: Theo Karl Marx, “Con người là tổng hòa của những mối quan hệ xã hội”. Nhân vật Rastignac trong Tấn trò đời là con người đi từ quán trọ đến những phòng khách quý tộc. Hai không gian đó đồng thời cũng vạch ra hai thế giới: thế giới của dân

nghèo và thế giới của quý tộc /tư sản. Hai thế giới đối lập, kình địch nhau nhưng vẫn có mạch nước ngầm thông suốt: đồng tiền huyết mạch, nói cách khác đây chính là mối quan hệ trả tiền ngay, không có tình nghĩa.

Năm 1833, Balzac đã reo lên với cô em gái của mình: “Hãy chúc mừng anh đi, anh đang trở thành một thiên tài đây!” Đó là khi ông tìm ra cách để nhân vật có cuộc sống trường tồn từ tác phẩm này sang tác phẩm khác – thủ pháp tái xuất hiện.

Lão Goriot là tác phẩm đầu tiên thể nghiệm thủ pháp nghệ thuật này thông qua các nhân vật: Rastignac, Bianchon, Vautrin, Delphine, Nucingen. Điểm đặc biệt là các nhân vật

lặp lại đều là các nhân vật phụ trong mỗi truyện nhưng xét trong tổng thể Tấn trò đời lại trở thành nhân vật chính. Horace Bianchon (H.B - tên viết tắt của Balzac) được xem là nhân vật phụ xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm. Mặc dù không phải là nhân vật chính, nhưng nhân vật này lại thay tác giả phân tích, mổ xẻ căn bệnh xã hội.

Trước hết, nó liên kết các truyện rời rạc trong Tấn trò đời lại với nhau, giống như các mạch máu chạy suốt cơ thể tác phẩm. Với thủ pháp này, “mỗi tác phẩm chỉ là một chương

Đặt nhân vật trong mối liên hệ với nhiều hoàn cảnh đồng thời cũng thể hiện sự vận động tự thân của tính cách. Thuật ngữ “chân dung đối ảnh” được sử dụng ở đây có nghĩa là hai bức ảnh về nhân vật trong hai khoảng thời gian khác nhau. Trong Lão Goriot, nhân vật Rastignac xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm. Và từ Lão Goriot, trong khoảng gần 20 tác phẩm, Rastignac tiếp tục xuất hiện và trở thành đại biểu thành Arsi: bộ trưởng lần 2, được phong bá tước, lấy con gái của Delphine.

Đây không phải chỉ là một thủ pháp nghệ thuật. Vấn đề ở đây là nó đã biểu hiện một cách nhìn: tính cách trong mối liên hệ với hoàn cảnh. Đó là vấn đề thi pháp của tiểu thuyết.

Thứ 5: Cốt truyện đa tuyến, có nghĩa là tác phẩm không chỉ được tạo bởi một tuyến truyện, một tuyến nhân vật duy nhất mà là sự phối kết cấu nhiều tuyến truyện, nhiều tuyến nhân vật.

Nếu các tuyến truyện ấy tách ra thì chúng vẫn có thể tồn tại độc lập, riêng biệt và đứng vững trong mọi hoàn cảnh. Điều này là dễ hiểu bởi Balzac đang sáng tạo ra một xã hội bộn bề, một xã hội đang vận động vừa sinh thành vừa tan huỷ.

Lão Goriot bao gồm nhiều tuyến truyện khác nhau: Câu chuyện về lão Goriot; Câu chuyện tìm đường lập thân của Rastignac; Câu chuyện về Vautrin; Câu chuyện cuộc đời Victorine; Câu chuyện bà De Beauseant.

Việc xây dựng kiểu cốt truyện đa tuyến của Balzac có tác dụng tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nội dung tác phẩm, tạo nên ấn tượng về sự tồn tại của một xã hội trong tác phẩm, ở đó các số phận các cuộc đời đan cài, giao thoa, gặp gỡ nhau. Từ đó, người đọc có

Kết thúc tác phẩm, câu chuyện về nhân vật chính có thể kết thúc nhưng câu chuyện về các nhân vật khác vẫn tiếp diễn, vẫn bỏ ngỏ để rồi nối tiếp ở các tác phẩm khác (liên quan trực tiếp đến thủ pháp nhân vật tái hiện của Balzac). Điều này tạo ấn tượng về một dòng chảy mãnh liệt, duy nhất, chảy từ quá khứ đến tương lai bất tận không bao giờ ngừng. Nó cuốn theo biết bao số phận, bao cuộc đời. Nhân vật hiện lên theo chiều dài của thời

gian, từ đó tạo ra một tầm vóc khách quan mới, khẳng định sức mạnh “mang cả một xã hội trong đầu” của Balzac.

Tự nhận mình là thư kí của thời đại, Balzac đã đứng ra kể lại một cách chân thực khách quan về những gì ông mắt thấy tai nghe. Trước thời đại đảo điên vì sức mạnh của kim tiền ông buộc phải đánh vào nó những lời phán xét chua cay, những câu mỉa mai trào phúng.

Qua tiểu thuyết “Lão Goriot”, Balzac đã xây dựng thành công hình tượng điển hình bất hủ lão Goriot. Đó là một người cha giàu lòng yêu thương con và vô cùng lương thiện “Ông lão

quả là người nhân hậu, chất phác chưa bao giờ ông ấy làm hại ai và coi thường ai cả”. Nhưng

điều đáng trách nhất là lão có quan niệm hạnh phúc lầm lạc, ước mơ trở thành quý tộc. Bên cạnh đó, còn có cách giáo dục con vô lý. Đồng thời, qua bi kịch gia đình lão Goriot, Balzac chứng minh quy luật của xã hội tư bản thế kỉ XIX. Quy luật ấy nằm ở mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh. Tức là con người tạo ra hoàn cảnh, đồng thời là nạn nhân của hoàn cảnh.

Một phần của tài liệu TÁC GIẢ: Honore de balzac (Trang 95 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w