Dịng sơng Hương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa (Trang 66 - 70)

Chương 3 : Các biểu trưng văn hố và hình thức thể hiện

3.1. Các biểu trưng văn hóa

3.1.1. Dịng sơng Hương

Trên thực tế, sông Hương là hợp lưu của hai nguồn hữu trạch và tả trạch, chảy qua vùng đá hoa cương cuồn cuộn ghềnh thác, đổ dốc ào ào rồi lại chảy qua nhiều vùng địa chất, uốn mình qua núi đồi trùng điệp của Trường Sơn để gặp nhau ở ngã ba Bàng Lãng, êm ả đi vào thành phố, hợp lưu với sông Bồ ở Ngã Ba Sình rồi dồn nước về Phá Tam Giang, đổ ra cửa biển Thuận An. Sơng Hương - một dịng sơng đẹp, dịng sơng lịch sử, sơi nổi với những ghềnh thác đầu nguồn, mềm mại quàng lấy thành phố Huế như một dải lụa, hài hòa tuyệt diệu với thiên nhiên xinh đẹp và hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, đền đài, với hàng trăm điệu hò, điệu lý, với những ngày hội vật, hội đua trải, với những mảnh vườn và con người xứ Huế - là nguồn cảm hứng vô tận của bao thế hệ thi nhân.

Sơng Hương chính là linh hồn của tâm thức Huế thơ. Nói đến Huế là nói đến

sơng Hương, núi Ngự... Dạ thưa xứ Huế bây giờ / Vẫn cịn núi Ngự bên bờ sơng

Hương (Bùi Giáng). Sông Hương như được sinh ra là để dành cho Huế, cho thơ.

với những thú vui tài tử như ca Huế, thả đèn, thả thơ, ngủ đị... Sơng Hương mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, bao đời nay là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu như chẳng có sơng Hương / Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi... (Huy Tập). Qua dịng sơng này, Thu Bồn đã phát hiện ra bản lĩnh và chiều sâu tâm hồn Huế: Con sông dùng dằng con sông khơng chảy / sơng chảy vào lịng nên Huế

rất sâu. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, trong bút ký nổi tiếng Ai đã đặt tên cho dịng sơng cũng đã viết rất tinh tế: “…hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya… toàn nền bộ âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dịng sơng này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”.

Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, sông Hương cũng là một mạch chảy không khi nào vơi cạn. Xuyên suốt các tập thơ Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng (trường ca),

Ngơi nhà có ngọn lửa ấm, Cõi lặng, hình ảnh sơng Hương có tần số xuất hiện dày

đặc: 58 lần. Bước vào thơ Nguyễn Khoa Điềm, dường như sơng Hương khơng cịn là một sự vật vơ tri vơ giác nữa mà nó trở thành một nhân vật có tâm hồn có sức sống mãnh liệt như con người trong những bước thăng trầm của cuộc đời. Hành trình của sơng Hương từ nguồn ra biển là hành trình của tâm hồn xứ Huế. Đó cũng là hình ảnh một dịng sơng trong cái nhìn nhiều liên tưởng cùng với những triết luận sâu sắc về quan hệ giữa dịng sơng và lịch sử, dịng sơng với thi ca nhạc hoạ, dịng sông và con người xứ Huế.

Suốt chiều dài lịch sử, sông Hương đã là một chứng nhân, đã sống những thế kỷ vinh quang với nhiệm vụ lịch sử của nó. Dịng sơng như người dũng sĩ trấn giữ biên thuỳ đã nhiều lần chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam của Tổ quốc Đại Việt rồi vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ. Đến thời đại Cao Bá Quát, với hào khí oai hùng, dịng sơng mang dáng như một thanh kiếm dựng đứng giữa trời xanh: Trường giang như kiếm lập thanh thiên. Cũng dịng sơng ấy ngời lên vẻ anh hùng bất khuất trong thơ Nguyễn Khoa Điềm

Biết ơn dịng sơng dựng dám kiếm uy nghi Trong tâm trí một nhà thơ khởi nghĩa Cao Bá Quát ngã mình trên chiến địa Trăm năm rồi sông vẫn sáng màu gươm…

(Mặt đường khát vọng)

Biết bao dấu tích văn hố lịch sử đi qua cịn in bóng trên dịng sơng thơ mộng. Dòng chảy của dòng sơng khơng đơn thuần là dịng nước từ nguồn ra biển mà nó là dịng chảy của thời gian, dịng chảy của hồi niệm:

Đặt mình trên con nước, đầu hướng ra biển, anh trơi đi

Cùng hình bóng những đền đài, những cạm bẫy của thời gian, nước mắt người đã chết

Anh trôi đi cùng phù du phiêu sinh vật, những tiếng chuông không ngày về Những ngọn cỏ khơ khơng nguồn gốc, những người mẹ đắm đị, những câu mái nhì mất tích

Anh trơi đi với trận bão năm Thìn, nhịp cầu bị đánh sập năm Thân (Sông Hương)

Với xứ sở sinh thành và cưu mang mình, sơng Hương đã tri ân bằng dịng nước mát lành và phù sa màu mỡ để hoa trái của những khu vườn An Hiên ngọt lành, cho những ngôi làng ven sông trở thành ngôi làng thơm tho của Huế.

Người có đủ nước cho những cánh đồng, đủ tôm cá cho phiên chợ Diên trường, đủ nước mặn cho những ao tơm ngồi cửa Thuận

Người đủ phù sa để làm nên một châu thổ khơng có trên bản đồ Nhưng mãi mãi phì nhiêu trong tâm hồn người xa xứ

Người là bùn, là mây, là bến

Là hành trình của nước khơng dừng lại một ngày. (Sông Hương)

Trong mối quan hệ với con người dịng sơng ấy là dịng sông - đời người. Con sông ấy gắn với mỗi cuộc đời và là tấm gương để mỗi người tự soi mình trong đó:

Sông Hương ơi sơng Hương - Người cịn nguồn với bể - Để đi và để đến - Còn ta 25 tuổi - Trôi cạn trên mặt đường.

Trước hiện thực cuộc đấu tranh của dân tộc, của thành phố Huế, dịng sơng Hương hiền hịa nổi sóng, trở thành một người chiến sĩ, góp phần làm nên những chiến công lẫy lừng vang dội cả thế giới:

Ta quay nhìn, sơng đã hóa mênh mơng Từ trầm tư, sơng vỗ sóng trùng trùng Nối lịch sử những bờ không giới hạn

Những cam kết hôm nay với trăm đấng anh hùng (Mặt đường khát vọng)

Dịng sơng cùng với những con người xứ Huế viêt tiếp truyền thống hào hùng của cha ông:

-Những đường phố theo ta vào kháng chiến Dịng sơng xưa gươm sáng mặt kinh thành

- Cả ngoại ô làm chiến lũy sông Hương

Bắn tàu giặc như lá trúc vàng héo rụng (Đất ngoại ô)

Sông Hương không chỉ đẹp bởi vẻ đẹp hoang sơ và trong sáng trong điệu chảy lững lờ mà còn đẹp bởi một huyền thoại chứa đựng chiều sâu của tâm linh “vì u q con sơng xinh đẹp của q hương, con người ở hai bên bờ sông đã nấu nước trăm lồi hoa đổ xuống sơng để làn nước thơm tho mãi”. Dịng nước sơng ấy như một nguồn thiêng quý giá nhất:

Không nỗi đau đớn nào sông không rửa sạch với từng giọt nước ngời sáng Không một cơn khát nào không được san sẻ bằng vị ngọt thần thánh

(Sông Hương)

Bởi thế, những người con xứ sở này, cũng như Nguyễn Khoa Điềm dù có đi bất cứ nơi đâu, trong tâm hồn cũng không bao giờ phai nhạt hình ảnh một dịng

Lội trăm suối rừng xi nhớ một dịng sơng Có phải lịng ta bỗng u đời kỳ lạ

Yêu mặt trời thêm một ngày hối hả Yêu Việt Nam yêu Huế của lòng ta

Dịng sơng Hương gắn với những nhiều truyền thuyết lịch sử, những câu chuyện thần thoại, đằm sâu trong nguồn văn hố truyền thống của dân tộc. Dịng sơng Hương bước vào thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa mang nét đẹp thân thuộc, giản dị của một miền quê vừa ẩn chứa những ý nghĩa biểu tượng văn hoá sâu xa đã hoá thành bất tử trong đời và trong thơ. Dịng sơng ấy đã trở thành một phần không thể thiếu của quê hương, in đậm trong niềm thương nỗi nhớ, trong tiềm thức và kí ức tuổi thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)