Con đường và ngọn lửa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa (Trang 76 - 80)

Chương 3 : Các biểu trưng văn hố và hình thức thể hiện

3.1. Các biểu trưng văn hóa

3.1.3. Con đường và ngọn lửa

Hình ảnh con đường và ngọn lửa xuất hiện nhiều nhất trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ở giai đoạn kháng chiến chống Mĩ. Con đường và ngọn lửa vừa thể hiện trung thực hiện thực cuộc sống vừa trở thành những biểu tượng giàu ý nghĩa cho phong trào đấu tranh với khí thế sục sơi, quyết liệt của tuổi trẻ Huế và biểu tượng cho khát vọng về một cuộc sống yên ấm, thanh bình.

Khảo sát qua trường ca Mặt đường khát vọng và các tập thơ Đất ngoại ơ, Ngơi

nhà có ngọn lửa ấm, Cõi lặng, hình ảnh con đường (mặt đường) có đến 108 lần xuất hiện, hình ảnh ngọn lửa xuất hiện 49 lần.

Là người đã có ý thức trang bị cho mình một vốn liếng kiến thức trước khi đi chiến trường, nhưng điều đáng quý là, những kiến thức mà Nguyễn Khoa Điềm có được đã lặn sâu vào cảm xúc của ơng, và chính đời sống chiến trường đầy hiểm nguy nhưng cũng đầy xúc cảm (kể cả phản cảm) đã làm chấn động tâm hồn một người vốn điềm tĩnh như Nguyễn Khoa Điềm. Đó cũng là cách để có được thơ của nhiều nhà thơ thế hệ chống Mỹ, những người biết hoà trộn giữa bản năng và nhận thức, giữa những gì có được từ đời sống sách vở với những gì có được từ đời sống chiến trường. Những vần thơ Nguyễn Khoa Điềm trào tuôn như không thể khác:

Xe bắt lính ngồi đường Rào kẽm gai ngoài đường Cha mẹ chạy gạo ngoài đường Xe Mỹ chẹt người ngồi đường

Hồi trống trường khơng khép ta vào yên tĩnh nữa Nhìn màu bảng đen nhớ màu mặt đường…

Hình ảnh con đường gắn liền với chặng đường tuổi trẻ của nhà thơ khi phải

chứng kiến bao đau thương, mất mát diễn ra ngay trên mảnh đất quê hương thân yêu:

Đi trên đường “mười tám tuổi” Dẫu anh đi quen

Con đường kẽm gai quằn quại

Trước hiện thực tàn khốc, ác liệt ấy, con đường giục giã những bước chân, trở thành biểu tượng của sự tranh đấu, cũng là con đường dẫn đến thành công:

Mặt đường gọi: hãy giằng ngay sự sống Nhanh chân bước, bước chân chúng ta… Mặt đường đưa ta về ngày hội lớn

Độc lập, Hịa bình, Thống nhất Bắc Nam

Những người lính - trí thức như Nguyễn Khoa Điềm đã đến với chiến trường và từ chiến trường đến với thơ thật tự nhiên. Nhưng quan trọng hơn là, Nguyễn Khoa Điềm đã biết đồng hố, hồ nhập, cộng trường tình u đất nước, yêu nhân dân ở những người khác thành tình yêu của riêng mình, với những cảm nhận và lý giải của riêng mình:

Chỗ đứng chúng ta không phải ở Hoa Lư Mà trên con đường ta tìm về dân tộc

- Mặt đường là mặt người, mặt đường là thanh niên

Nguyễn Khoa Điềm có riêng một bài thơ Tơi lại đi đường này khẳng định lý

Tôi lại đi đường này Đường đỏ cờ độc lập (…) Tôi lại đi đường này Con đường đi cứu nước (…)Tôi lại đi đường này Khơng bao giờ sợ lạc

Đó là con đường chân lý, con đường giành lại độc lập tự do cho quê hương,

cho dân tộc, con đường cùng hành trình cùng với đồng chí, đồng đội để đi cho đến

cuối – khi cái điều mong đợi – đang vang ở chân trời…

Gắn liền với hình ảnh con đường trong những bài thơ viết trong chiến tranh

chống Mỹ là hình ảnh ngọn lửa. Nếu con đường là biểu tượng của hành trình nhận thức, suy nghĩ và tranh đấu để giành độc lập tự do cho mảnh đất quê hương thì ngọn

lửa là biểu tượng của khí thế sục sơi, tinh thần quật cường của tuổi trẻ Huế trong

cuộc đấu tranh ấy.

Ta đan lửa những vùng trời cao rộng Ta đan dấu những mặt đường cháy nóng

Ngọn lửa căm thù của đồng bào đã bùng lên như lời kêu gọi, giục giã chiến đấu, nối tiếp truyền thống đấu tranh của dân tộc tự ngàn đời:

Hãy đứng dậy và giơ cao ngọn đuốc Của tình yêu đã khơi lửa ngàn đời

Trong chiến tranh gian khổ và khốc liệt, con người vẫn không đánh mất trái tim yêu thương. Ngọn lửa trở thành biểu tượng của tình u đơi lứa, u con người đối lập với lòng thù hận quân thù:

Lửa đã cháy hồng hào mặt đất Mùa chín tình u, mùa chín hận thù

Ở một tầm cao hơn, ngọn lửa là biểu tượng của cả một dân tộc anh dũng:

Đất nước đầu mũi tên Đất nước đầu tiếng chiêng

Đất nước là ngọn lửa

Trong những bài thơ viết sau chiến tranh ở hai tập thơ Cõi lặng và Ngơi nhà có

ngọn lửa ấm của Nguyễn Khoa Điềm, hình ảnh con đường mang thêm ý nghĩa là

cuộc hành trình dài trong cuộc sống con người. Để trở về cõi lặng, Nguyễn Khoa

Điềm tiếp tục cuộc hành trình của mình. Đó là hành trình tìm đến niềm vui, sự thật:

Sau chiến tranh – Những ngôi nhà như tinh thể kết bất ngờ trong hạnh phúc – Định hình tất cả niềm vui và sự thật – Bằng gỗ, bằng vôi và giấc mơ ngày lên đường

(Trên đường). Đó là hành trình hồi niệm q khứ: Trên những con đường – Đời tôi

sẽ trơi qua – Mãi mãi tơi khơng cịn lung linh màu nắng ấy – Một chút mùa thu sách vở (Đi bên mùa thu); Những con đường không ai trở lại – Đã xuyên qua anh những mạch máu âm thầm (Những bài hát, con đường và con người). Đó là hành trình học

khơng ngừng không nghỉ: Giữa thế giới không nhiều may mắn/ Ta học cách vừa

lịng với mình/ Chia sẻ sự bình tâm của cỏ (Hy vọng). Đó là hành trình hy vọng: Cuộc đời độ lượng – Có chỗ cho mọi vóc hình sự sống – Để sự sống phải mở đường đi – Qua bóng tối cái chết (Nhớ Nguyễn Đ). Đó là hành trình tự do: Anh là một với cánh đồng, cánh hẩu với qn cóc, ăn chịu với cỏ/ Hị hát một mình, đọc những gì mình thích, ghi chép những gì cần ghi chép/ Thế giới thật rộng, những ngả đường độ lượng/ Cho anh làm mới cuộc đời mình (Bây giờ là lúc…). Đó là hành trình suy

tư, vật vã: Trong những buổi chiều buồn bã/ Tơi nói thầm với hàng cây trước nhà/

Hãy dịu dàng hơn, hãy dịu dàng nữa/ Vì sao khơng thể u mến hơn/ Vì sao khơng xanh tươi hơn/ Vì sao khơng trong sạch hơn?(Trong những buổi chiều). Đó là hành

trình cảm và nghĩ: Anh mải miết trên đường hoạn lộ - Ngoảnh về quê hư ảo một

vầng trăng (Viết cuối năm). Và sau cùng, đó là sự mở đầu một giai đoạn mới Quẫy đạp một hành trình mới (Tháng tư)

Cùng với hình ảnh con đường - biểu tượng của cuộc hành trình mới đó, hình

ảnh ngọn lửa trong thơ Nguyễn Khoa Điềm những năm sau chiến tranh chống Mỹ

trở thành biểu tượng của mái ấm gia đình, của một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình n mà con người ln hướng tới.

Ngọn lửa đó có lúc là ngọn lửa tâm hồn, ấm áp tình thương yêu rộng lớn với nhân dân: Thương khó với nhân dân - Tâm hồn thành ngọn lửa. Ngọn lửa ấm biểu tượng của bình yên, hạnh phúc gia đình:

- Em mãi mãi dịu dàng có thật Như một căn nhà ngày ngày ấm lửa

…Một ngơi nhà có câu thơ làm chiếc then cài cửa

Và ngọn lửa là tấm lịng, trái tim ngập tràn tình u của người cha dành cho đứa con bé bỏng:

Đã mùa thu

Đêm cha quạt cho con chút lửa

(Ngơi nhà có ngọn lửa ấm)

Ngọn lửa thắp sáng những kỷ niệm, những dấu ấn không bao giờ phai nhạt:

Những câu thơ chắp nối trí nhớ Như lửa sáng

Những năm yêu thương, ngày đợi chờ (Không đề)

Thực ra, biểu tượng con đường và ngọn lửa khơng chỉ là những biểu trưng văn hố của riêng xứ Huế mà ta có thể bắt gặp nó trong thơ của bất kỳ nhà thơ nào khác.

Nhưng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, trong một khơng gian văn hố cụ thể, con

đường và ngọn lửa là những biểu trưng đặc sắc, gắn liền với những năm tháng đấu

tranh chống Mỹ ác liệt và không thể nào quên của tuổi trẻ Huế trên mảnh đất cố đơ.

Do đó, chúng tơi vẫn xếp con đường và ngọn lửa vào hệ thống biểu trưng văn hoá

tiêu biểu của xứ Huế được thể hiện trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)