Báo chí tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống pháp (1945 1954) (Trang 77 - 84)

1.2.1 .Đời sống kháng chiến

3.1. Báo chí tuyên truyền

Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), “Đồn báo chí Việt Nam” đổi tên là "Đoàn báo chí kháng chiến". Báo chí cách mạng đã có thêm lực lƣợng và phƣơng tiện mới nhƣ Việt Nam Thông tấn xã và Đài Phát thanh. Một hệ thống thơng tin báo chí đa dạng hình thành. Ở Việt Bắc, Trung ƣơng có báo Sự thật, Cứu quốc, Độc lập, Phụ nữ, Lao động, Tiền phong, Việt Nam Thông tấn xã (thành lập ngày 15/9/1945), Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945). Các lực lƣợng vũ trang đều có báo riêng. Các khu, tỉnh cũng có báo, hoặc bản tin, nội san của mình. Nam Bộ có báo, đài phát thanh do Xứ ủy Nam Kỳ phụ trách.

Báo chí của ta, từ báo Cứu Quốc, Cờ giải phóng, Sự thật, báo Nhân dân, các báo của các đoàn thể và của các địa phƣơng cho tới Đài tiếng nói Việt Nam, Thơng tấn xã Việt Nam đã có tác dụng to lớn trong việc tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng, phổ biến những kinh nghiệm chiến đấu và sản xuất, đánh giặc và xây dựng đất nƣớc, cổ vũ quân và dân ta quyết tâm kháng chiến lâu dài, vƣợt qua nhiều khó khăn, chịu đựng mọi gian khổ đánh thắng bọn thực dân xâm lƣợc Pháp để giải phóng Tổ quốc. Báo chí của ta khơng chỉ đƣợc phát hành ở các vùng tự do và các khu du kích mà cịn len lỏi sâu vào vùng sau lƣng địch. Vƣợt qua mn nghìn khó khăn, anh chị em giao liên đã không quản nguy hiểm, dù phải hy sinh tính mạng cũng khơng từ để đem báo chí của Đảng và Chính phủ tới tay đồng bào trong vùng tạm bị địch chiếm. Đài tiếng nói Việt Nam đã qua làn sóng điện đƣa đƣợc chính

nghĩa của cuộc kháng chiến của ta vào tận các gia đình trong các thành phố bị địch chiếm đóng để thức tỉnh Chất lƣợng báo chí của ta ngày càng đƣợc nâng cao. Đội ngũ các nhà báo ngày càng đông đảo, tay nghề ngày càng vững. Các tờ báo nhƣ Cứu Quốc, Cờ giải phóng, Sự thật, Nhân dân là các tờ báo tiêu biểu đã có những đóng góp lớn đối với tiến trình của cuộc kháng chiến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Báo Cứu quốc- cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh là tờ báo ra hoạt động công khai đầu tiên. Đây là tờ báo hàng ngày có nhiệm vụ thông tin kịp thời trong nƣớc và thế giới kèm theo phân tích bình luận để hƣớng dẫn dƣ luận. Báo tun truyền chính sách đồn kết dân tộc của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ ra phƣơng hƣớng nhiệm vụ cho cán bộ và nhân dân. Báo đăng các bài cổ vũ nhân dân ta phấn đấu chống giặc đói, giặc dốt, chống giặc ngoại xâm. Ngày 1/10/1945, báo Cứu quốc phát hành xã luận “Tiểu trừ giặc đói” kêu gọi đồng bào giúp đỡ nhau vƣợt qua nạn đói do lũ giặc Nhật- Pháp và cùng nhau tăng gia sản xuất cứu đói. Với nhiều bài bằng nhiều thể loại, Cứu quốc đã tuyên truyền cho cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội lập hiến để thảo hiến pháp của nƣớc ta. Trong mục chính trị thƣờng thức, báo Cứu quốc viết về cách thức khai hội, chính phủ là cơng bộc của dân, ngƣời công dân, cách thức lập ủy ban nhân dân khu phố…Báo Cứu Quốc đăng nhiều bài xây dựng chính quyền cách mạng. Báo mở mục “Tự chỉ trích” phê phán những khuyết điểm và tệ lậu trong bộ máy nhà nƣớc. Đồng thời ra trang chuyên đề về “Đời sống mới” tuyên truyền cho một số lối sống mới, lành mạnh, bài trừ hủ tục, mê tín.

Báo Cờ giải phóng là cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng từ trƣớc Cách mạng Tháng Tám. Ngay sau khi cách mạng thắng lợi, báo chuyển về thủ đơ Hà Nội. Báo Cờ giải phóng ra mỗi tuần hai số. Tờ báo tuyên truyền về đƣờng lối của Đảng sau cách mạng Tháng Tám. Tờ báo kịch liệt lên án bọn thực dân Anh tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Việt Nam. Tờ báo kêu gọi đồng bào cảnh giác sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Tờ báo cổ vũ mạnh mẽ quân và dân ta ở Nam Bộ trong cuộc kháng chiến thần thánh chống giặc Pháp xâm lƣợc.

Báo tuyên truyền tập trung cho Tổng tuyển cử quốc hội đầu tiên của ta. Ngồi ra báo cịn mở mục “Tìm hiểu hai chữ cộng sản” để giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin cho quần chúng bạn đọc rộng rãi. Do hoàn cảnh đặc biệt nên tháng 11/1945, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng tuyên bố tự giải tán, thực chất là rút vào bí mật. Ngày 18/11/1945 báo Cờ giải phóng tự đình bản, sau khi đã ra đƣợc 33 số.

Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dƣơng tuyên bố tự giải tán. Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dƣơng tuyên bố thành lập. Tờ báo Sự thật với danh nghĩa là cơ quan tuyên truyền, cổ động của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dƣơng đƣợc xuất bản để thay thế tờ Cờ giải phóng. Số 1 của báo ra ngày 5/12/1945. Báo Sự thật đã có nhiều bài nói về xây dựng chính quyền nhân dân. Báo còn nều vấn đề giảm tơ, nhấn mạnh đó là “quyền của ta, điều đƣợc Chính phủ cơng nhận và pháp luật bênh vực”. Báo Sự thật coi trọng việc giáo dục lý luận. Ngay từ số đầu, đã có bài nghiên cứu về chủ nghĩa Mác. Báo có những bài đề cập đến các vấn đề chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội…Báo Sự thật đã có tác dụng vũ trang về tƣ tƣởng cho nhân dân ta bƣớc vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Liên tiếp trong 12 số, cho đến 1/8/1947, báo Sự thật đăng loạt bài “Kháng

chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trƣờng Chinh. Loạt bài này trình bày

đƣờng lối kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, nó trang bị cho cán bộ và nhân dân ta về mặt quan điểm tƣ tƣởng để tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.

Bƣớc vào cuộc kháng chiến toàn quốc, trong Đại hội thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng quyết định bộ phận của Đảng ở Việt Nam ra công khai với cái tên Đảng Lao Động Việt Nam. Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dƣơng ngừng hoạt động. Báo Sự thật với danh nghĩa là cơ quan của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đơng Dƣơng hồn thành sứ mạng lịch sử của nó nên đã ngừng xuất bản. Báo Nhân dân cơ quan tuyên truyền của Trung ƣơng Đảng Lao động Việt Nam ra đời. Ngày 11/3/1951, Báo Nhân dân ra đời số đầu tiên. Số 1 báo Nhân dân đăng tuyên ngôn của Đảng Lao động Việt Nam, cùng các văn kiện của Đại hội thành lập Đảng. Báo Nhân dân tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng. Báo cịn đề cập nhiều

vấn đề nhƣ cơng việc thu thuế nông nghiệp và các thứ thuế khác, phong trào thi đua ái quốc, phát động quần chúng địi giảm tơ và cải cách ruộng đất, phong trào lấy chữ ký vào tun ngơn của Hội đồng hịa bình…Ngay từ khi mới ra đời, báo Nhân dân đã đƣợc bạn đọc hoan nghênh nhiệt liệt. Mọi ngƣời coi đó là tiếng nói chính thức của Đảng. Bạn đọc coi các bài đăng trên báo Nhân dân, nhất là các bài xã luận, là kim chỉ nam cho hành động cách mạng của họ.

Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam cũng có vai trị nhất định. Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, đài phát thanh tiếng nói Việt Nam bắt đầu lên tiếng. Đó là tiếng nói của dân tộc Việt Nam đã giành đƣợc độc lập của mình và quyết tâm giữ vững nền độc lập đó. Đài cũng có những bộ phận thu tin, phát tin và biên tập những bản tin để phát đi, Đài lại còn soạn những bản tin riêng rất kịp thời, để gửi đến các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc. Ngày 15/9/1945 Đài băt đầu đánh ra thế giới những bản tin tiếng Anh. Bản tin đầu tiên là bản dịch ra tiếng Anh bản Tun ngơn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trƣờng Ba Đình ngày 2/9/1945. Đó cũng là bản tin đầu tiên của Việt Nam phát ra nƣớc ngoài. Đài vừa làm nhiệm vụ phát thanh, vừa làm nhiệm vụ thông tin.Ngồi những buổi phát thanh, Đài cịn đánh đi cho các địa phƣơng các bản tin tiếng Việt. Những bản tin này cung cấp cho các địa phƣơng ở trong nƣớc những tin tức chính, những vấn đề chính cần tuyên truyền theo chỉ thị của Trung ƣơng Đảng, đặc biệt là những lời kêu gọi của Quốc hội và Chính phủ, và của chủ tịch Hồ Chí Minh. Kháng chiến tồn quốc bùng nổ, Đài rút ra khỏi Hà Nội và rời lên Việt Bắc. Sau khi thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc năm 1947, bộ phận phát thanh và bộ phận thơng tin địi hỏi phải tách ra làm hai nơi. Những ngƣời chuyên về thu tin và phát tin chia làm hai bộ phận: một bộ phận đi theo đài, một bộ phận đi theo Nha thông tin. Bộ phận đi theo Nha thông tin đến năm 1952, theo quyết định của Chính phủ, chính thức trở thành Thơng tấn xã Việt Nam.

Hàng ngày, Đài phát thanh đem đến cho đồng bào trong nƣớc và kiều bào ở nƣớc ngoài những chủ trƣơng, chính sách, những quan điểm tƣ tƣởng của Trung ƣơng, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó thơng báo cho ngƣời nghe đài

những tin tức chính xác về tình hình trong nƣớc và thế giới cùng những nhận định, đanh giá của Đảng và nhà nƣớc ta. Đài phát thanh của ta ln lên tiếng. Nó chỉ ngừng nói rất ít ngày trong năm 1947 khi thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc. Tiếng nói ấm áp của Đài tiếng nói Việt Nam là nguồn cổ vũ lớn đối với chiến sĩ và đồng bào cả nƣớc trong cuộc chiến đấu anh dũng lâu dài chống đế quốc Pháp giành độc lập tự do. Thông tấn xã Việt Nam ra đời muộn hơn nhƣng đã phát triển nhanh chóng. Nó kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Đài tiếng nói Việt Nam, của Bộ Tuyên truyền, của Nha thông tin, củng cố và phát triển tổ chức, làm tốt nhiệm vụ thu tin và cung cấp tin chính xác cho các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc, cho Đài và các báo, cũng nhƣ thơng tin tun truyền ra nƣớc ngồi.

Trong vùng sau lƣng địch, cuộc chiến đấu trên lĩnh vực văn hóa và tun truyền diễn ra vơ cùng gay gắt, quyết liệt và phức tạp. Ở mỗi khu du kích, vùng giáp ranh, ở mỗi khu căn cứ du kích, vùng tạm chiếm sâu, đều có phƣơng thức và hình thức hoạt động văn hóa thích hợp trong những điều kiện riêng biệt, khó khăn do địch gây ra. Phƣơng thức hiệu quả là “bám đất”, bám dân” làm chỗ dựa để hoạt động “tiến cơng”. Ở khu du kích, vùng giáp ranh, cán bộ văn hóa đã phối hợp với bộ đội địa phƣơng tổ chức các đội tuyên truyền vũ trang xung phong phá tề trừ gian, phá âm mƣu bình định của địch và tùy từng lúc tình thế chung của chiến trƣờng mà mở các đợt hoạt động mạnh, phố hợp tuyên truyền với tiến công quân sự làm địch phải co lại, rút đi. Hình thức tuyên truyền chủ yếu là tuyên truyền miệng, dùng quần chúng tuyên truyền cho quần chúng, tán phát truyền đơn, sách, báo, tài liệu vạch âm mƣu thủ đoạn của địch, thông tin chiến thắng và các chủ trƣơng, chính sách của ta để tranh thủ lòng tin và ủng hộ kháng chiến của dân.

Ở khu căn cứ du kích là khu tƣơng đối tự do, là cứ điểm hoạt động của ta vào vùng địch tạm chiếm. Các cơ sở thông tin, các hoạt động tuyên truyền đƣợc công khai hoặc nửa công khai: ra bản tin, tài liệu, sách báo, tổ chức hội họp, diễn thuyết, vận động nhân dân đống thuế nông nghiệp, tổ chức du kích, xây dựng bộ đội địa phƣơng, lập làng chiến đấu, tịng qn, tình nguyện và thanh niên xung phong ra vùng tự do…Các vùng bị tạm chiếm chủ yếu là ở các thành phố, thị xã, các nơi

chính trị xung yếu đƣợc coi là hậu cứ an tồn của địch. Đó là trung tâm tuyên truyền xun tạc và truyền bá văn hóa nơ dịch, truỵ lạc của địch, hịng lung lạc, mê hoặc, hoặc uy hiếp đồng bào, cùng với những vụ vây, ráp, khủng bố dã man.

Cán bộ thơng tin, văn hóa sống dựa vào nhân dân, bí mật len lỏi trong dân để tuyên truyền, vận động từng ngƣời, từng nhóm. Tìm cách dựa vào cơ sở để thu tin đài của ta, khai thác tin tức của địch in tài liệu bí mật lƣu hành trong lịng địch. Một số đồng chí đã ngã xuống trong khi thi hành nhiệm vụ. Từ năm 1947 đến 1950, các đội biệt động và tuyên truyền vũ trang của ta đã tổ chức diễn thuyết xung phong, rải truyền đơn ở nhiều nơi, gây ảnh hƣởng tốt trong nhân dân.

Lợi dụng khả năng cơng khai, hợp pháp đầu năm 1949, các nhóm trí thức Hà Nội đã làm nên một phong trào hoạt động báo chí sơi nổi. Các cán bộ vănhóa đã tìm cách tận dụng các tờ báo cơng khai nhằm phục vụ cho mục đích kháng chiến. Trong số đó có Tờ “Dân Ý” là một tờ báo công khai do Ban cán sự nội thành chủ trƣơng. Chủ trƣơng của Thành ủy Hà Nội là cần lợi dụng khả năng công khai, hợp pháp để tập hợp quần chúng, hƣớng dẫn dƣ luận, cán bộ ta đã gây đƣợc cơ sở trong ba tờ hàng ngày gồm có các nhân vật nhƣ Hiền Nhân, Huyền Giang, Muỗi Sài gòn (Tia sáng) và Trƣơng Uyên (Giang Sơn) và Huyền Quang (Liên Hiệp) [16, tr.67-68] để thông qua những hạt nhân ấy để vận động ngƣời viết báo nhằm gián tiếp giáo dục lòng yêu nƣớc hƣớng về kháng chiến. Sau tờ Dân ý, chúng ta ra tiếp tờ Niềm vui do Trần Văn Lai làm chủ nhiệm. Tờ Niềm vui đăng tin đầy đủ về hiệp nghị Giơnevơ và chính sách tiếp quản của ta. Nó hồn thành nhiệm vụ vào đúng ngày 10/10/1954 nhƣờng lại vị trí cho các tờ Nhân dân, Cứu quốc…

Bên cạnh các tờ báo cơng khai ấy, ta cịn ra báo bí mật nhƣ tờ Nhựa sống của Đoàn thanh niên, học sinh, in ronéo. Tờ Nhựa sống không chỉ tuyên truyền cho

phong trào chống bắt lính sơi sục lúc bấy giờ mà còn in các bài thơ, bài ký trích trong báo “Văn nghệ” ở Việt Bắc gửi vào nhƣ Ký ức Cao Lạng của Nguyễn Huy

Tƣởng, bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, Xung kích của Nguyễn Đình

Thi, văn của học sinh, sinh viên cũng đƣợc đăng trên tờ Nhựa sống suốt mấy năm

Ở Nam Bộ, báo chí trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đƣợc đánh giá là “Trong lịch sử báo chí trong vùng địch của Việt Nam chƣa bao giờ báo chí đạt điểm cao về số lƣợng, về nội dung chính trị nhƣ lúc này” [42, tr.69-73]. Có thể nói báo chí thống nhất áp đảo các dƣ luận phản động, làm chủ trận địa thông tin tuyên truyền. Các chiến sĩ Văn hóa Thơng tin kháng chiến tồn tại cơng khai, đóng vai trị đầu tàu trong đấu tranh dƣ luận, nhƣ Mai Văn Bộ, Nam Quốc Cang, Dương Tử Giang, Lý Văn Sâm, Vũ Tùng v.v...

Anh em trí thức Nam Bộ quyết tâm xây dựng “Mặt trận Báo chí thống nhất” cùng nhau đồn kết đấu tranh chống âm mƣu Nam Kỳ tự trị, chống âm mƣu chia cắt đất nƣớc Việt Nam thống nhất. Đầu năm 1946, Nghiệp đồn báo chí Nam Bộ đƣợc thành lập. Nghiệp đoàn tập hợp các nhà báo yêu nƣớc, tiến bộ luôn đi tiên phong trong phong trào đấu tranh địi các quyền tự do báo chí, tự do ngơn luận, địi thống nhất đất nƣớc, chống ly khai đất nƣớc. Ngày 23/10/1946, Nghiệp đoàn các nhà báo Việt Pháp ở Nam Bộ đƣợc thành lập, nhằm đoàn kết các lực lƣợng báo chí đấu tranh chống chính sách hà khắc của Pháp và chính quyền tay sai Sài Gịn đối với nhân sĩ, trí thức. Ngày 26/11/1946, Liên đoàn Văn hóa cứu quốc Nam Bộ cũng đƣợc thành lập và ra mắt công chúng dựa theo đƣờng lối của Hội nghị văn hóa Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống pháp (1945 1954) (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)