Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đáp ứng yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 97 - 110)

2.3. Một số giải pháp góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp

2.3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đáp ứng yêu cầu

cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN

Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đặt ra cho nền hành chính nước ta những nhiệm vụ to lớn và cấp bách trong tổ chức và hoạt động theo hướng pháp quyền. Đó không chỉ là yêu cầu cải cách nền hành chính theo hướng xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo đúng nguyên tắc mà còn là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, có đủ phẩm chất và năng lực công tác để họ thực sự trở thành công bộc của dân, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và công dân được quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm; cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định. Theo đó, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước được trao quyền để thực thi công vụ. Đồng thời, cán bộ, công chức có bổn phận phục vụ xã hội và công dân; chịu những ràng buộc nhất định do liên quan đến chức trách đang đảm nhiệm. Họ có thể không được hưởng một số quyền lợi mà một người công dân bình thường được hưởng và còn có thể bị truy cứu trách nhiệm không chỉ bởi hành vi vi phạm pháp luật mà còn do những thiếu sót, sai lầm hoặc chậm trễ trong việc thi hành công vụ. Hơn nữa, tùy theo lĩnh vực hoạt động, cán bộ, công chức phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhất định. Nhằm đề cao trách nhiệm của những người thực thi công quyền, hạn chế những hành vi lạm quyền, lộng quyền, nhà nước còn đòi hỏi công khai hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước và những người nắm giữ chức vụ, đặt các hoạt động đó dưới sự giám sát (trực tiếp hoặc gián tiếp) của nhân dân.

Vì vậy, tất yếu phải hình thành một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của cán bộ, công chức, trong đó xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như các điều kiện đảm bảo cho việc thực thi công vụ của họ. Chế độ công vụ phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những quyền lợi thỏa đáng đi kèm với những đòi hỏi khắt khe về khả năng chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức. Đồng thời, cần xây dựng thể chế - cơ chế quản lý cán bộ, công chức phù hợp với nền hành chính hiện đại, được thể hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về công chức, công vụ.

Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền. Do đó, Đảng phải thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của nhà nước, của các cơ quan nhà nước trong quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Từ lâu, vấn đề cán bộ, công chức đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của chế độ; là khâu then chốt trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, vấn đề đổi mới và thể chế hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ vừa có ý nghĩa hết sức quan trọng vừa là nhu cầu cấp bách hiện nay. Thực hiện quản lý cán bộ, công chức bằng pháp luật, cán bộ, công chức dù ở cấp nào, là đảng viên, là công dân đều phải gương mẫu chấp hành pháp luật nhà nước. Có công được khen thưởng, có tội bị xử phạt theo luật, bất kể người đó là ai, ở cương vị công tác nào. Không cho phép một cá nhân hoặc tổ chức nào được lợi dụng chức quyền để bao che, trục lợi, châm chước cho người phạm tội.

Mặt khác, chúng ta tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

dưới sự tác động mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, với những thành tựu phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin. Bối cảnh đó vừa là điều kiện thuận lợi vừa là thách thức to lớn đối với yêu cầu hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa nền công vụ của nước ta. Nó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, đồng thời có những đổi mới tương ứng nhằm thích nghi, đủ khả năng giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội theo định hướng XHCN.

Do đặc điểm của hệ thống chính trị nước ta, đội ngũ cán bộ, công chức bao gồm toàn bộ những người làm việc trong các cơ quan công quyền, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức sự nghiệp phục vụ lợi ích công, đã qua tuyển dụng và được bổ nhiệm, đảm trách một công việc thường xuyên trong một công sở nhà nước hay tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ở trung ương hoặc địa phương, ở trong nước hay ở nước ngoài được xếp vào một ngạch, bậc và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Vì vậy, đây không chỉ là đội ngũ công chức hành chính, công chức ngành tư pháp mà còn là đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan dân cử như Quốc hội, HĐND các cấp, trong các cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và cán bộ, công chức khối sự nghiệp văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ, cũng như cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong các tổ chức kinh tế nhà nước... Đồng thời, theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, chúng ta còn có đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở: Xã, phường, thị trấn.

Từ thực tế đó, bước đầu tác giả xin đề cập đến một số giải pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức:

Một là, tiến hành tổng kết, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công

chức hiện có để thấy được toàn diện thực chất các mặt mạnh, mặt yếu, các thiếu hụt cần bổ sung, hoàn thiện của đội ngũ này. Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xu hướng phát triển của thế giới,

xây dựng dự báo sự phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai là, tiếp tục thể chế hóa chiến lược, đường lối, chính sách cán bộ

của Đảng phù hợp với yêu cầu quản lý công tác cán bộ theo pháp luật. Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế công chức, tiến đến xây dựng Luật Công vụ làm cơ sở pháp lý và khoa học cho việc xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức. Đổi mới và đưa vào nền nếp việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức bao gồm tuyển chọn đầu vào hoặc chế độ bầu cử, đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, đào thải và chế độ đãi ngộ. Thực hiện việc thi tuyển theo những quy định chặt chẽ bảo đảm được tính công bằng, công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho những người có nguyện vọng, tài năng, đức độ trong xã hội có cơ hội ngang nhau để trở thành cán bộ, công chức.

Ba là, đổi mới chính sách tạo nguồn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức nhà nước. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị mà bồi dưỡng, đào tạo cán bộ; gắn đào tạo với quy hoạch sử dụng cán bộ. Nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, hướng trọng tâm vào những kiến thức cơ bản cần thiết đối với cán bộ, công chức như lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức pháp luật trong cơ chế thị trường, tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng tác nghiệp hành chính... Kiện toàn mạng lưới các cơ quan làm công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên chuẩn và hệ thống giáo trình cập nhật những tri thức mới, hiện đại, phù hợp yêu cầu thực tiễn quản lý kinh tế - xã hội hiện nay và xu thế hội nhập quốc tế.

Bốn là, xây dựng và hoàn thiện cơ chế phát hiện, tuyển chọn và sử

dụng nhân tài cho nền công vụ. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, các vị vua tài giỏi đời xưa luôn luôn chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài, bồi đắp thêm nguyên khí. Ngày nay, vai trò của người cán bộ, công chức ngày

càng tăng lên cùng với quy mô các vấn đề xã hội và sự đa dạng phức tạp của công nghệ thông tin. Hoạt động của họ có tác động quan trọng, rộng khắp và trực tiếp tới mọi lĩnh vực đời sống cũng như mọi công dân của xã hội. Do đó, phải tuyển chọn những cá nhân ưu tú, những người có đủ đức độ, thanh liêm, hết lòng phụng sự nhân dân và có năng lực để đảm đương các công việc được giao. Đó còn là một yêu cầu cấp bách trong điều kiện diễn ra sự cạnh tranh gay gắt về nhân lực, về thu hút “chất xám” giữa khu vực công và khu vực tư nhân, giữa đòi hỏi phát huy nội lực của đất nước và mở rộng đầu tư của nước ngoài.

Năm là, đảm bảo những điều kiện cho việc thực hiện hiệu quả các

nhiệm vụ của cán bộ, công chức nhà nước. Thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lương nhằm khuyến khích cán bộ, công chức làm việc tận tụy, trung thành, công tâm. Phân biệt cơ chế tiền lương giữa hành chính và sự nghiệp, giữa tiền lương và chính sách xã hội. Sửa đổi những bất hợp lý trong thang, bảng lương theo hướng thù lao thỏa đáng cho những công việc phức tạp, đòi hỏi trình độ cao và kích thích, động viên cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một hệ thống tiền lương hợp lý và thỏa đáng mới góp phần khuyến khích tinh thần trách nhiệm cao và phát huy tính tích cực, sáng tạo của cá nhân.

Sáu là, đẩy mạnh việc phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công

chức. Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản lý và cơ quan sử dụng cán bộ, công chức, khắc phục tình trạng vừa phân tán, chồng chéo vừa thiếu tập trung, thống nhất như hiện nay. Thực hiện nguyên tắc người phụ trách công việc có quyền hạn và trách nhiệm trong việc tuyển chọn, sử dụng cán bộ, công chức dưới quyền. Củng cố, kiện toàn các cơ quan làm công tác nhân sự, xác định rõ trách nhiệm và mối quan hệ của các cơ quan tham mưu của Đảng và Chính phủ về công tác cán bộ. Ứng dụng công nghệ tin học vào việc quản lý cán bộ, công chức...

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Cùng với sự hình thành và không ngừng phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta thời kỳ đổi mới, công cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam cũng được đặt ra như là một tất yếu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đã được tiến hành một cách tích cực và khá hiệu quả, góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nói riêng và kinh tế - xã hội nước ta nói chung phát triển mạnh mẽ. Những thành tựu quan trọng mà chúng ta đã đạt được trong gần 30 năm qua là: Đảm bảo vai trò của Hiến pháp và hệ thống pháp luật; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính; điều chỉnh vai trò quản lý của nhà nước theo yêu cầu của quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; đổi mới phương thức hoạt động và hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước; tăng cường cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp…

Tuy nhiên, do điều kiện khách quan và chủ quan nên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm cần sớm khắc phục. Đó là: Hệ thống pháp luật thiếu toàn diện, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; quá trình cải cách hành chính còn nhiều bất cập: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước chậm được đổi mới, vẫn cồng kềnh, nặng nề; nhiều thủ tục hành chính còn phức tạp, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; năng lực và phẩm chất của một bộ phận cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, hội nhập; sự thoái hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ

phận không nhỏ cán bộ đảng viên, đặc biệt là nạn tham nhũng, tệ quan liêu của một số đảng viên trong cơ quan lãnh đạo đã làm ảnh hưởng đến tâm tư nhiều cán bộ, đảng viên và gây bức xúc đối với xã hội… Những hạn chế trên đang là một trở ngại đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thành tựu đã đạt được, những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, tác giả mạnh dạn đề xuất ba giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự đồng bộ và tính hiệu lực của luật pháp.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính hướng đến mục tiêu xây dựng một nền hành chính công chuyên nghiệp, hiệu quả.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN.

KẾT LUẬN

Nhà nước pháp quyền là thành quả hết sức quan trọng trong lịch sử phát triển về nhà nước của nhân loại. Nó là sản phẩm của các nhân tố chủ quan và khách quan trong điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể, đồng thời nó có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, dân tộc thời kỳ cận đại và hiện đại. Thực tiễn cho thấy, sự hình thành và phát triển của nhà nước pháp quyền gắn liền với những thay đổi và phát triển của nền kinh tế thế giới từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế thị trường. Sự xuất hiện và phát triển ngày càng mạnh mẽ của kinh tế thị trường đã đặt ra những yêu cầu mới cho việc tổ chức, quản lý, vận hành nền kinh tế mới này. Sự ra đời, phát triển và ngày càng hoàn thiện của mô hình nhà nước pháp quyền là lời giải khá thuyết phục và có hiệu quả cho bài toán quản lý, vận hành nền kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, tạo lập môi trường phù hợp cho nền kinh tế thị trường không ngừng phát triển, đóng góp tích cực cho việc nâng cao đời sống mọi mặt của con ngưởi trong xã hội đương đại.

Ở Việt Nam, quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 97 - 110)