Hình ảnh biểu tượng biển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thêm vào Góc nghiên cứu Những hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 43 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.1. Biểu tƣợng thiên nhiên

2.1.2. Hình ảnh biểu tượng biển

Biển là một khơng gian kì vĩ của thiên nhiên tạo vật. Nhiều nhà thơ viết về biển với cách cảm nhận riêng của mình. Đối với Xuân Diệu, biển là hình tượng đẹp nhất, khái quát nhất để thể hiện tình yêu:

Bờ đẹp đẽ cát vàng

Thoai thoải hang thông đứng Như lặng lẽ mơ màng

Suốt ngàn năm bên sóng

(Biển – Xuân Diệu)

Với Huy Cận, biển được cảm thụ trong những tưởng tượng phong phú mang kích thước vũ trụ:

Sóng trắng bờm phi hướng gió mai Mây bay tới tấp ngập chân trời Phải chăng vũ trụ thừa dư sức Thỉnh thoảng chồm lên như trẻ chơi

(Bãi biển cuối hè – Huy Cận)

Viết về thiên nhiên, Tế Hanh cũng say sưa viết về biển. Sinh ra và lớn lên ở một làng quê làm nghề chài lưới, tuổi nhỏ nhà thơ đã tắm đẫm trong “từng cơn sóng vui, từng lượn sóng buồn”, có lẽ vì vậy mà gió biển đã thổi vào thơ Tế Hanh một cách tự nhiên. Tế Hanh say sưa nói về biển với những cảnh nước biếc trời xanh, những cánh chim bay giữa tầng không, những con cá thu, cá nụ, cá hồng, những đồn thuyền đánh cá, tiếng sóng, con cịng gió

giơ càng chào biển cả mênh mơng. Trong 142 bài thơ của mình, có đến 70 lần Tế Hanh nhắc đến hình ảnh biển.

Biển trước hết biểu trưng cho cội nguồn, quê hương, nơi gắn bó với nhà thơ như một phần máu thịt, nơi những ấn tượng tuổi thơ đã trở thành kỷ niệm:

Tơi nói đến một vùng dun hải Ở miền Nam êm ái quê tôi

…Nơi rất thực và cũng là rất mộng Của đời tơi u biển tự bao giờ

(Tiếng sóng)

Tiếng sóng biển quê hương hay tiếng sóng Đã bao lần vang dội giữa thơ tơi

(Tiếng sóng)

Nhưng có lẽ, tiếng sóng của biển vẫn để lại ấn tượng đậm nhất trong thơ viết về biển của Tế Hanh. Cả phần I của tập thơ Tiếng sóng, hầu như ln có tiếng sóng vỗ. Tiếng sóng khi dịu dàng, duyên dáng bên cạnh đôi thanh niên trên bờ biển Nghệ An “thuyền gối sóng chập chờn trơi đến xứ”, khi hiền từ âu yếm ôm ấp “Tấm thân trẻ nổi bập bềnh trên sóng”; khi như người mẹ hiền đem lại cho người dân chài lưới khi ra khơi cảm giác:

Ở trên biển hay trong lòng của biển Như đứa con nằm giữa vành nơi

(Ngồi khơi trong lộng) Có khi biển điên cuồng trong những ngày động gió:

…Những trận gió ào ào

Như tất cả rừng cây đổ xuống

Biển muốn vỡ, bốn phương trời sấm động Tia chớp lòe vạch mặt đêm đen

Những ngọn sóng như trăm ngàn thác đổ

(Ngồi khơi trong lộng)

Biển luôn xuất hiện trong thơ làm cho thơ Tế Hanh khơng những có một khung cảnh rộng lớn, hùng tráng biểu tượng cho sự kì vĩ, lớn lao mà cịn là tâm tình, ơng nhờ biển nói hộ tâm tình. Do vậy, trong thơ Tế Hanh dạt dào những biển, những đợt sóng tâm tình:

…Xuống Hồng Gai tơi đợi sóng đưa tàu

…Tơi thấy đời trong biển chói ngày sau …Lịng miền Bắc trời thương và biển mến

(Gửi miền Bắc) Biển một bên em một bên

Ta đi trên bãi cát êm đềm

Thân bng theo gió, hồn theo mộng Sóng biển vào anh với sóng em

(Sóng)

Tế Hanh đến Sầm Sơn với những kỉ niệm chập chờn, và trong thơ ông, biển lại cồn lên sắc màu, đường nét tươi tắn:

Trên bãi vắng một con còng gió Giơ càng chào biển cả mênh mơng

(Thăm nhà một người đánh cá) Và trước biển, con người lại có tầm vóc hơn:

Người bác giống như biển Khơng mệt mỏi bao giờ Nước da ngăm dám nắng Tiếng nói át sóng to

Có lẽ, hình ảnh biển sẽ chẳng là gì nếu chỉ được miêu tả thuần túy. Nó đã thực sự có ý nghĩa trong thơ Tế Hanh vì nó gắn liền với ý nghĩa thẩm mỹ về nhân sinh. Biển gầm vang tố cáo tội ác của quân thù và chứng kiến những cái chết anh dũng của những người con miền biển. Đó có thể là những người thủy thủ quyết tự nhận chìm tàu giặc:

Người thủy thủ Nhìn mặt trời sắp tắt

Thấy lịng mình biển cháy mênh mơng Ngày mai đây

Ngày chiến đấu sau cùng

(Người thủy thủ và con chim én) Đó có thể là “đảng viên dự bị” trong tư thế hy sinh:

Anh nằm chết: đầu xây ra biển rộng Tay vươn dài như níu lấy non sơng

(Người đảng viên dự bị) Hay là hình ảnh em thiếu nhi miền biển:

Một tiếng nổ xé trời

Bọn giặc thét lên những tiếng thét điên cuồng mấy thằng còn lại vội chuồn

bắn Ái chết, thây nằm trên bãi biển Tiếng sóng gầm vang

hòa trong tiếng kẻng

(Cái chết của em Ái)

Và có thể là “Những cuộc đời khơng tuổi khơng tên. Xây cái sống nơi đầu ghềnh cuối bãi. Đôi tay trần chống chọi với thiên nhiên”. Tất cả họ là cội nguồn gợi thức, là “Tiếng lòng giục giã những lời thơ” của Tế Hanh.

Đối với ông, biển là nguồn gốc, là quê hương, trở thành một phần tồn tại của con người quê hương, là vùng khơng gian tình thương như lịng mẹ ấp ủ, chở che. Sóng biển, vị biển, gió biển đã lắng đọng và thấm sâu trong thơ Tế Hanh:

Tôi thấy đời tôi gắn liền với biển

Từng con sóng vui từng lượn sóng buồn …Hồn tơi mở như cánh buồm lộng gió Đi ta đi tới những chân trời xa

(Tiếng sóng)

Như vậy, bên cạnh hình ảnh dịng sơng, trong thơ Tế Hanh cũng có nhiều biển. Nhưng biển không dữ dội với những trận dông tố mây mù mịt, chớp xé trời, mà là một hòn đảo đơn chiếc, một bến nặng đồn thuyền chở cá về. Đứng trước mênh mơng đại dương mà trái tim nhà thơ khép lại cùng với cánh hoa mỏng manh và rung động cùng với đơi càng của con cịng gió bé xíu. Biển biểu tượng cho sự kì vĩ, lớn lao. Biển là quê hương, là tình thương như lịng mẹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thêm vào Góc nghiên cứu Những hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)