2.2.1. Xu hướng vận động
Tình hình hoạt động của tín ngƣỡng thờ mẫu tại Phủ Dầy hiện nay luôn trong trạng thái vận động, biến đổi, trong đó cái mới, cái hiện đại, cái cũ, cái truyền thống đan xen nhau vận động theo ba xu hƣớng chính sau:
Một là, hoạt động thờ cúng biểu hiện nhƣ hoạt động văn hóa mang tính xã hội và giáo dục, là nét đẹp trong sinh hoạt cộng đồng. Xu hƣớng này ngày càng
đƣợc chú trọng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ bởi nó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu, chủ trƣơng xây dựng đời sống văn hóa mới ở nƣớc ta.
Tín ngƣỡng thờ Mẫu là biểu hiện sinh động của sắc thái văn hóa vùng miền và bản sắc văn hóa dân tộc mang giá trị nhân văn cao cả. Đặc biệt là yếu tố văn hóa đạo đức trong tín ngƣỡng thờ Mẫu có giá trị đặc thù nhằm củng cố, bảo vệ đức tin thiêng liêng trong cộng đồng, đồng thời cũng chứa đựng những chuẩn mực đạo đức, mang tính nhân loại. Tín ngƣỡng thờ Mẫu có khả năng đáp ứng đƣợc những nhu cầu về mặt tinh thần, tâm linh của hầu hết các tầng lớp cƣ dân trong xã hội: nhu cầu đƣợc an ủi, chia sẻ, xoa dịu nỗi đau thƣơng, mất mát nơi trần thế; có điểm tựa tinh thần để đối mặt với những thách thức, rủi ro từ thiên nhiên và xã hội; là “chất keo gắn kết cộng đồng”, “năng lƣợng tinh thần”, khuyến khích con ngƣời hƣớng thiện, vƣơn tới chân - thiện - mỹ, ba trụ cột quan trọng của văn hóa. Đó là nền tảng của tính nhân văn của nhân loại.
Để thực hành tín ngƣỡng, để củng cố, duy trì và trao truyền đức tin tín ngƣỡng cũng nhƣ các giá trị văn hóa đạo đức, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Vụ Bản phối hợp cùng các thủ nhang đền, phủ, lăng mộ chú trọng đến hai loại hình di sản văn hóa là: Di sản văn hóa vật thể là không gian văn hóa là các di tích thuộc quần thể Phủ Dầy và di sản văn hóa phi vật thể là lễ hội văn hóa truyền thống, nghi thức thờ cúng, kho tàng truyền thuyết, thần phả, sắc phong. Trong đó, lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là môi trƣờng văn hóa hay là nơi tín đồ đƣợc bày tỏ lòng thành với bề trên thông qua hàng loạt các nghi lễ bày tỏ sự biết ơn, trân trọng. Lễ hội truyền thống là môi trƣờng đào luyện nhân cách và trao truyền văn hóa, duy trì và lan tỏa các giá trị văn hóa. Việc tổ chức lễ hội truyền thống không chỉ là cơ hội để con nhang đệ tử đƣợc tiếp cận, đối thoại với thần linh mà còn là cơ hội để các thành viên cộng đồng giao lƣu với
nhau, thông qua đó nhắc nhở cộng đồng rèn luyện, tu dƣỡng bản thân trở nên tốt đẹp hơn.
Hai là, có sự tiếp tục phục hồi và duy trì những yếu tố truyền thống. Việc phục hồi và duy trì các yếu tố truyền thống luôn luôn đƣợc đề cao và coi trọng trong tất cả các hoạt động của tín ngƣỡng thờ Mẫu. Quan điểm này đƣợc thể hiện rõ ràng trong văn bản ban hành năm 2015 “Quy chế quản lý bảo vệ phát huy giá trị Quần thể Di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dầy” trên tinh thần giao cho cộng đồng dân cƣ - chủ thể văn hóa trực tiếp tham gia quản lý di tích, thực hành lễ hội, tránh tƣ nhân hóa di tích.
Xƣa kia, không gian thờ Mẫu chỉ nằm trong phạm vi làng, sau này phát triển thành một quần thể di tích lịch sử cấp quốc gia. Công việc tu sửa, tôn tạo lại các di tích đều do nhân dân đóng góp tiền để thực hiện. Bên cạnh việc duy trì những kiến trúc truyền thống, thì các phủ, đền đều bổ sung thêm những công trình hiện đại nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng dịch vụ sao cho phục vụ du khách tốt nhất. Chẳng hạn nhƣ hệ thống nhà ăn, nhà khách to rộng, khang trang ở phủ Tiên Hƣơng, tu sửa các di tích liên quan nhƣ Đình làng thờ Đức Thiền Sƣ Khổng Minh Không. Việc tôn tạo và quản lý các di tích do các cá nhân thực hiện một cách độc lập. Nhƣ vậy, quần thể có xu hƣớng ngày càng mở rộng về diện tích - không gian tổ chức lễ hội, phát triển về cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng thuận tiện cho nhu cầu đi lại cũng nhƣ đáp ứng cho nhu cầu cộng đồng tham dự các hoạt động nghi thức tâm linh.
Bên cạnh việc tăng cƣờng duy trì, tu sửa cơ sở vật chất để đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lễ ngày càng lớn của nhân dân, các thủ nhang cũng cố gắng thu thập, khôi phục các hiện vật đang thất lạc đƣa về phủ chính để thờ phụng. Trong năm 2018, Thủ nhang phủ chính Tiên Hƣơng Trần Thị Huệ đã nhận lại bức sắc phong
đời vua Lê Cảnh Hƣng thứ 44 năm 1783 ban tặng cho Mẫu thất lạc ở xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trên 70 năm và bức sắc phong đời Duy Tân ban cho Mẫu thất lạc tại chùa Phúc Lâm cổ tự (chùa Đồi) huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Các hoạt động thờ cúng, lễ hội đƣợc tổ chức thƣờng xuyên với quy mô lớn, hoành tráng tiêu biểu nhƣ dịp lễ hội Phủ Dầy hay Đại lễ kiều thỉnh Tứ phủ Thánh Bà Khâm sai năm 2018 do Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long, Phủ Tiên Hƣơng và 16 thanh đồng uy tín tại các tỉnh, thành tổ chức. Các nghi lễ, lễ hội đang có xu hƣớng khôi phục nhằm phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc: các sinh hoạt, nghi lễ, trò diễn đƣợc phục dựng, có sự kết hợp hài hoà giữa hoạt động lễ và hoạt động hội, giữa cổ truyền và hiện đại, phù hợp với tính đặc thù của lễ hội đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh và đời sống văn hoá của đông đảo nhân dân. Bên cạnh những nghi lễ truyền thống, phủ còn tổ chức các hoạt động mới mang yếu tố hiện đại nhƣ biểu diễn múa trống, múa lân, phủ đƣợc trang trí bằng hoa tƣơi, bóng bay nhiều màu sắc, trên bàn thờ trang trí toàn bộ bằng hoa lan đắt tiền; dọc hai bên đƣờng dẫn vào khu vực lễ hội có tới 1500 cây cờ đại cùng 1500 đèn lồng dài 5 cây số.
Ba là, mang tính hình thức, phô trƣơng, lãng phí, thƣơng mại hóa.
Đây là một trong những xu hƣớng vận động dễ nhận thấy nhất trong việc thực hành tín ngƣỡng thờ Mẫu tại Phủ Dầy. Tại các không gian thờ cúng, việc tô vẽ lại tƣợng, sắp đặt ban thờ tự, bổ sung thêm tƣợng thờ hay các vật dụng đều do cá nhân các thủ nhang di tích đứng lên quán xuyến “mạnh ai nấy làm” chứ chƣa có sự thống nhất tạo sự nhất quán trong quần thể di tích. Đặc biệt, các đồ dùng trên các ban thờ ở phủ Tiên Hƣơng hầu nhƣ đều đƣợc làm từ vàng thật. Không gian thiêng của di tích còn bị thƣơng mại hóa bởi nạn tiền lẻ vung vãi khắp trên các ban thờ, tƣợng thờ, sân đình, đền, miếu, phủ. Bên trong cơ sở thờ tự hòm
công đức bày la liệt, cùng với đó ở nhiều nơi còn có thêm những bàn ghi nhận công đức làm cho không gian thiêng của tín ngƣỡng ngày càng nặng màu sắc thƣơng mại. Chỉ riêng trong nội phủ Tiên Hƣơng có trên 50 thùng công đức. Các di tích tận thu bằng cách mở rộng các hạng mục trong phủ hoặc nhập nhèm trong tên gọi. Nhƣ trên đƣờng 56 dẫn vào di tích có Đền Trình nhƣng thực chất đây chỉ là miếu nhỏ do thủ nhang mở rộng và tự đặt tên gọi là Đền Trình. Thực tế, trong các văn bản chính thức của ban tổ chức không gọi là Đền Trình mà ghi rõ là Cây Đa Báng. Hay tại di tích Lăng Mẫu có tình trạng xây mới nhà 5 gian, nhận tiền công đức rồi khắc tên họ lên bia.
Xu hƣớng này còn biểu hiện rõ rệt nhất qua nghi lễ hầu đồng diễn ra tại Phủ Dầy. Khi đời sống kinh tế còn khó khăn cùng với sự ngăn cấm của chính quyền thì trang phục phục vụ hầu đồng rất đơn giản tuân thủ theo quy định về bản chất thông qua màu sắc của mỗi Phủ. Màu Đỏ - tƣợng trƣng cho phủ Thƣợng Thiên, màu xanh ứng với phủ Thƣợng Ngàn, màu vàng ứng với Địa Phủ và Thoải Phủ ứng với màu trắng. Chủ yếu chỉ có chiếc khăn phủ diện màu đỏ để biết lúc Thánh giáng, Thánh thăng, các giá Thánh ngự đều đƣợc biểu lộ bằng chiếc thắt lƣng các màu. Ngày nay, những bộ trang phục chất liệu tốt, thiết kế hoa văn cầu kỳ có giá lên tới vài trăm triệu cùng với nhiều trang sức bằng vàng, bạc; phụ kiện đắt tiền đi kèm: hài, hia, hoa cài, khăn đội đầu, trâm cài đầu, xà tích…
Đồ lễ trong các canh hầu tại Phủ Dầy rất đa dạng, hầu hết đều là bánh kẹo, rƣợu, hoa quả đắt tiền. Đặc biệt đồ mã bao gồm nhiều loại mẫu mã, kích thƣớc, kiểu dáng và chất liệu khác nhau, đồ mã phải đƣợc làm với kích thƣớc to, lớn: ngựa, voi, thuyền rồng, ngũ hổ… bằng mã nhƣng tƣơng đƣơng với kích thƣớc thật.
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ những tín đồ đang làm gia tăng yếu tố mê tín dị đoan trong vệc thực hành nghi lễ. Nhiều ngƣời không có căn số cũng bắc ghế hầu Thánh để khoe khoang của cải, gia thế thông qua các buổi hầu. Chính yếu tố mê tín dị đoan trong việc thực hành nghi lễ đã gây ra lãng phí thời gian, tiền của, tổn hại đến sức khỏe, kinh tế của nhiều ngƣời.
Các dịch vụ nhƣ xóc thẻ, bói quẻ, xin xăm, tử vi, tƣớng số, xem tuổi, đoán vận và một số dịch vụ hiện đại nhƣ: cho thuê đồ lễ, sắp lễ thuê, mang vác đồ lễ thuê, khấn thuê…nở rộ ở nhiều di tích nhất là dịp lễ hội càng làm tăng yếu tố thƣơng mại hóa di tích Phủ Dầy.
Nhƣ vậy, tín ngƣỡng thờ Mẫu đang có những diễn biến phức tạp, phản ánh sự đa dạng, phong phú những biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội. Để định hƣớng đúng đắn hoạt động của tín ngƣỡng thờ Mẫu cần phải nhận định rõ ràng những giá trị và hạn chế mà các hoạt động đang vấp phải; từ đó đề xuất biện pháp đồng bộ nhằm phát huy mặt tích cực hạn chế tiêu cực.
2.2.2. Giá trị và hạn chế
Giá trị
Về kinh tế: Phủ Dầy là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa độc đáo là cái nôi của tín ngƣỡng thờ Mẫu. Hàng năm, nơi đây quy tụ hàng nghìn lƣợt con nhang đệ tử, khách thập phƣơng đến thực hành các nghi lễ của tín ngƣỡng cũng nhƣ bày tỏ lòng biết ơn đối với Thánh Mẫu. Nhà đền có hai nguồn thu chính là tiền công đức của nhân dân và tiền cho thuê kiot bán hàng. Với nguồn thu lớn nên hàng năm họ đều hỗ trợ địa phƣơng về mặt tài chính trong nhiều công việc nhƣ hỗ trợ trƣờng học, đoàn thanh niên, hội ngƣời cao tuổi, cựu chiến binh, tu sửa đƣờng xá trong xã. Hiện nay di tích đã đƣợc cải tạo, nâng cấp hệ thống đền, phủ, lăng, chùa làm đẹp cảnh quan thiên nhiên nơi đây. Bên cạnh đó, chính
quyền địa phƣơng cùng với nhân dân và các con nhang đệ tử đã chung sức xây dựng hệ thống giao thông vào phủ gồm có đoạn đƣờng tỉnh lộ 56, quốc lộ 10, quốc lộ 21 giúp cho việc đi lại dễ dàng, thuận lợi hơn. Hệ thống giao thông hiện đại mặt khác còn giúp cho việc giao lƣu, trao đổi, buôn bán hàng hóa ở huyện với các huyện khác trong tỉnh cũng nhƣ các tỉnh lân cận thuận tiện hơn, tiết kiệm chi phí hơn, đem lại nguồn thu lớn cho nhân dân trong vùng.
Phủ Dầy và lễ hội Phủ Dầy là một điểm đến lý tƣởng của nhiều du khách trong những năm gần đây. Chính vì vậy, nó thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ phát triển mạnh mẽ. Theo dự báo lƣợng khách và thu nhập của tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2015 qua lễ hội có thể thấy lƣợng khách tăng mạnh theo thời gian.
Chỉ tiêu Đơn vị 2 010 2 015 Khách du lịch lễ hội Ngà n lƣợt 8 0.0 9 00.0 Doanh thu từ khách du lịch lễ hội Tỷ đồng 5 0.2 1 10.0
Bảng: Dự báo lƣợng khách và thu nhập của tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2015 (Nguồn: Viện nghiên cứu và phát triển du lịch)
Với lƣợng khách du lịch đến Phủ Dầy ngày càng đông, số lƣợng con nhang đệ tử thực hành các nghi lễ ngày càng nhiều góp phần thúc đẩy các ngành dịch vụ, nghề thủ công phát triển mạnh mẽ. Nghề truyền thống làm kẹo lạc đƣợc sản xuất với quy mô lớn, phục vụ nhu cầu của khách thập phƣơng. Các dịch vụ hàng ăn, nƣớc uống, coi xe nở rộ. Ngoài ra việc thực hành nghi lễ còn nhƣ một hình thức cầu kích thích nguồn cung là sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo nhƣ may thêu khăn áo, làm vàng mã. Công việc sản xuất những mặt hàng này đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều gia đình.
Nhờ có di tích Phủ Dầy, lễ hội Phủ Dầy mà đời sống của nhân dân xã Kim Thái đƣợc cải thiện, tạo việc làm cho nhiều ngƣời, đem lại nguồn thu nhập cho nhiều gia đình.
Về văn hóa – xã hội: Phủ Dầy là trung tâm của tín ngƣỡng thờ Mẫu nên các nghi lễ thực hành tín ngƣỡng thờ Mẫu tại đây mang tính điển hình, đặc trƣng nhất thể hiện đầy đủ các giá trị văn hóa của tín ngƣỡng.
Các vị Thánh đã đƣợc lịch sử hóa, là những con ngƣời có danh tiếng, có công trạng trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc điển hình là Mẫu Liễu Hạnh đƣợc triều đình phong thần, là ngƣời có công với nƣớc, góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm, trừng phạt kẻ xấu thể hiện quy luật tích hợp văn hóa trong đó xoay quanh cái trục ý thức hệ là chủ nghĩa yêu nƣớc.
Việc thực hành tín ngƣỡng thờ Mẫu và tham dự lễ hội Phủ Dầy nhắc nhở mọi ngƣời về đạo lý “uống nƣớc nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; là cách chúng ta trở về với ngƣời Mẹ thiên nhiên trở về với cội nguồn của chính mình bởi chúng ta là kết quả của ngƣời mẹ vũ trụ sinh ra cộng với tinh cha huyết mẹ giã hợp mà thành. Giá trị này luôn thấm nhuần trong tƣ tƣởng của con nhang đệ tử, bất cứ khi nào có điều kiện họ đều trở về quê Mẹ Phủ Dầy để bắc ghế hầu hoặc dâng hƣơng tỏ lòng thành kính đối với Mẫu.
Trong đời sống thƣờng ngày, Mẫu Liễu Hạnh là một ngƣời phụ nữ giữ trọn chữ hiếu với cha mẹ, hết lòng vì chồng con là hình tƣợng để khuyên dạy ngƣời phụ nữ cách ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội nhƣ với cha mẹ, chồng vợ, con cái, anh em, hàng xóm láng giềng sao cho hòa hiếu, thân thiện.
Thực hành tín ngƣỡng thờ Mẫu còn thể hiện tƣ tƣởng hoà đồng với thiên nhiên: Sự hoà đồng với thiên nhiên đƣợc biểu hiện trong lễ hội truyền thống qua các hoạt động tế lễ, nghi thức rƣớc nƣớc, trò diễn và thú vui chơi rất đa dạng.
Vai trò cố kết cộng đồng to lớn: Mỗi dịp tổ chức lễ hội truyền thống thì cộng đồng làng xã lại thêm gắn kết trong các công việc từ chuẩn bị lễ hội đến tổ chức các hoạt động của lễ hội. Tham gia lễ hội trƣớc là trở về với nguồn cội, sau là đến với nhau, đồng thời thể hiện trách nhiệm của mỗi ngƣời với làng xóm, quê hƣơng.
Yếu tố bình đẳng đƣợc thể hiện không chỉ trƣớc Mẫu mà trƣớc cả con ngƣời. Những nghi lễ không chỉ dành cho ngƣời giàu hay ngƣời nghèo, quan chức hay nông dân, mà tất cả đều giống nhau, đều có thể là ghế tựa cho Thánh, đều có thể cùng tham dự lễ hội hay các buổi hầu đồng. Tại Phủ Dầy, thủ nhang cố gắng tạo điều kiện cho các ông đồng bà đồng đƣợc bắc ghế hầu Mẫu; cụ đồng Trần Thị Duyên (Phủ chính Tiên Hƣơng) chia sẻ cụ sẵn sàng hỗ trợ những ngƣời