Khái quát về Phủ Dầy xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ mẫu tại phủ dầy xã kim thái, huyện vụ bản, tỉnh nam định hiện nay (Trang 42 - 53)

Địa lý, lịch sử khu vực

Nam Định là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng với diện tích là 1652,6 km², tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Tây, tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển ở phía Đông. Nam Định là một tỉnh có đồng bằng, sông, biển, núi đồi gồm có 9 huyện và thành phố Nam Định. Địa hình Nam Định chia thành 3 vùng: Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện

Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trƣờng. Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hƣng. Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định. Ở từng khu vực đều có dấu ấn văn hóa truyền thống thể hiện ở hệ thống đình, chùa, đền, miếu, phủ, từ đƣờng, lăng mộ, nhà thờ; các lễ hội hết sức phong phú, đa dạng. Toàn tỉnh Nam Định có 1655 di tích trải rộng ở khắp các địa bàn của tỉnh, trong đó đình 327 di tích, chùa 573 di tích, đền 590 di tích, miếu 82 di tích, lăng mộ 9 di tích, phủ 63 di tích, văn chỉ 9 di tích; quán bia, cầu ngói 2 di tích; ngoài ra từ đƣờng có 3360 di tích, nhà thờ 400 di tích. (Số liệu thống kê của Bảo tàng Nam Định, năm 2007). Đặc biệt, theo khảo sát của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định năm 2016 tỉnh có 352 di tích lịch sử - văn hóa thờ và phối thờ Mẫu trong đó có 220 phủ, 16 miếu, 72 chùa phối tự, 44 đền, đình thờ chung với thành hoàng làng. Có 3 di tích đƣợc xếp vào hạng các di tích đặc biệt quan trọng của kho tàng văn hóa Việt Nam là: khu di tích đền Trần – chùa Tháp ở thôn Tức Mặc, xã Lộc Vƣợng, ngoại thành Nam Định; khu di tích chùa Keo (còn gọi là Thần Quang Tự) thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trƣờng và quần thể kiến trúc Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản.

Vụ Bản là một huyện nằm phía Bắc tỉnh Nam Định cách thành phố Nam Định 15Km; phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam và huyện Mỹ Lộc; phía Đông giáp thành phố Nam Định và huyện Nam Trực; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Ý Yên. Vụ Bản gồm có 17 xã và 1 thị trấn là thị trấn Gôi.

Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, mảnh đất Vụ Bản còn lƣu giữ nhiều dấu ấn văn hóa gắn liền với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt. Cách đây khoảng 6 -7 nghìn năm, miền đất Vụ Bản đƣợc hình thành do quá trình biển lùi và do sự bồi đắp phù sa của sông Hồng và sông Đáy. Từ miền trung du các triền

sông Hồng và sông Đáy, vùng rừng núi Hoàng Long, Tam Điệp ngƣời Việt cổ tiến về vùng đồng bằng ven biển này. Thời gian gần đây, thông qua kết quả của khảo cổ học nghiên cứu 6 ngọn núi đất phía Tây huyện Vụ Bản đã cho thấy ở những ngọn núi này, trong đó có núi Ngăm, núi An Thái, núi Báng nằm trên đất Kim Thái đều có dấu vết ngƣời nguyên thủy sinh sống cách đây khoảng 4000 năm. Trong một nghiên cứu năm 1986 về di chỉ Hang Lồ (núi Lê, xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, cách Phủ Dầy 2 km) đã phát hiện hàng trăm di vật bằng đá nhƣ cốc đá, rìu đá, ... các đồ vật đất nung nhƣ vò, bát, ... Ngƣời nguyên thủy lúc đó sống ở các bãi cao ven chân núi, khi có bão lũ họ cƣ trú trong các hang động. Họ sống theo kiểu các công xã nông thôn, dần dần sống thành các bản làng gần nơi sản xuất.

Theo Ngô Đức Thịnh thì huyện Vụ Bản có hơn chục làng với tên Kẻ ở đầu xuất hiện ở thời Vua Hùng nằm rải rác ở vùng đất ven chân núi hay bãi cao trong đó có Kẻ Dầy, Kẻ Báng. Dân làng Kẻ Dầy lúc đầu tụ cƣ trên gò Bánh Dầy và các gò đất xung quanh sát chân núi Tiên Hƣơng nên đƣợc gọi là Kẻ Dầy tức là làng Bánh Dầy. Kẻ Dầy là tên Nôm (tên chữ là An Thái) thuộc huyện Thiên Bản có nghĩa là gốc trời, thời Minh thuộc đổi là Yên Bản còn có tên là Hiển Khánh, Ứng Phong. Khi thành lập xã An Thái gồm có bốn thôn: Vân Cát, Vân Đình, Tây Cầu, Nham Miếu hay còn đƣợc gọi là Giáp Nhất, Giáp Nhì, Giáp Ba, Giáp Tứ. Vào thời Cảnh Hƣng cuối thế kỷ XVII dân thôn Vân Cát (Giáp Nhất) mở rộng địa bàn sinh sống ra phía Bắc và tách thành một xã mới gọi là xã Vân Cát. Xã An Thái vẫn còn bốn giáp cũ. Đến năm Tự Đức thứ 14 (năm 1860) xã An Thái đổi tên thành xã Tiên Hƣơng. Năm 1947, hai xã Tiên Hƣơng và Vân Cát gộp lại thành xã Kim Thái gồm ba thôn Tiên Hƣơng, Vân Cát và Xuân Bảng.

Kim Thái là xã sơn thủy hữu tình. Hai làng Tiên Hƣơng và Vân Cát về phía Tây có sông Ba Sát (sông sắt) uốn lƣợn theo núi Ngăm, núi An Thái và núi Báng ngăn cách với huyện Ý Yên; phía Bắc chung núi Ngăm giáp với các làng Ngăm Thƣợng xã Minh Tân, làng Thiện Vịnh xã Cộng Hòa và làng Bảo Ngũ xã Quang Trung; phía Nam và phía Đông giáp làng Xuân Bảng xã Kim Thái và cánh đồng làng Cao Phƣơng xã Liên Bảo.

Dân cƣ vùng này có đời sống kinh tế phong phú. Trong đó canh tác lúa nƣớc đem lại nguồn thu chính. Ngoài ra, nhân dân còn làm nƣơng rẫy, trồng chè, thông và cây ăn quả trên núi; trồng khoai, ngô, lạc, rau màu trên cánh đồng màu. Khi có công cụ sản xuất bằng đồng, sắt, nhân dân mở rộng sản xuất, lấn biển, đắp mƣơng nông nghiệp ngày càng phát triển. Nghề dệt vải, làm gốm cũng rất phát triển.

Kẻ Dầy lƣu giữ nhiều tín ngƣỡng cổ xƣa. Trong các làng vẫn giữ tục thờ thần bản thổ, thần linh, miếu cây đa. Giáp Ba Tiên Hƣơng có miếu thờ thần Giếng Găng, núi Tiên Hƣơng có miếu thờ Tả Sơn Thần, đầu núi Ngăm có đền thờ Hữu Sơn Thần. Đến khi có tục thờ Thành Hoàng Làng thì Hữu Sơn Thần trở thành Thành Hoàng Làng, sau này thờ Tả Lôi Công là tƣớng quân Đinh Lôi thời Lý Bí thế kỷ VI làm Thành Hoàng Làng. Làng còn có đền thờ các phúc thần: đền thờ Lý Bí ở An Thái cũ, thờ tiến sĩ Trần Kỳ thời Lê Thánh Tông, ở Vân Cát có đền thờ chung Lý Bí và Tả Hữu Thành Hoàng cùng thám hoa Trần Bích Hoành. Ngoài ra còn có rất nhiều chùa nhƣ: chùa Tiên Sơn ở núi An Thái, chùa Linh Sơn ở núi Báng, chùa Long Vân ở Vân Cát. Sau này khi có tục thờ Mẫu Liễu Hạnh thì xuất hiện thêm Phủ Dầy và các đền phủ khác.

Phủ Dầy là tên gọi các đền phủ thuộc đất Kẻ Dầy. Sở dĩ có tên gọi nhƣ vậy, theo truyền thuyết cho rằng ở đây có gò đất cao là gò bánh Dầy (gò đất nổi lên

hình bánh dầy trƣớc cửa phủ) và nổi tiếng với món bánh dầy giò. Cũng có quan điểm cho rằng tên gọi Phủ Dầy xuất phát từ truyền thuyết Công chúa Liễu Hạnh khi hết hạn ở trần phải trở về trời nhƣng vì quá thƣơng nhớ gia đình nên trƣớc khi về trời Bà đã để lại một chiếc giầy của mình. Một truyền thuyết khác kể lại rằng Vua đi qua vùng đất này và nghỉ lại qua đêm ở quán của Bà chúa Liễu Hạnh và đƣợc Bà tặng một đôi giầy. Nhà vua biết ơn Mẫu Liễu nên đã lập nơi thờ tự và lấy tên là Phủ Dầy. Phủ Dầy đƣợc coi là trung tâm thờ cúng, là quê hƣơng của Thánh Mẫu. Hình tƣợng Thánh Mẫu Liễu Hạnh đại diện cho ngƣời phụ nữ với khát vọng về tình yêu và hạnh phúc gia đình, là biểu tƣợng cho sức sống giải phóng, ý thức tự do và lòng nhân đạo của ngƣời phụ nữ. Hình ảnh Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành một biểu tƣợng đẹp về ngƣời phụ nữ trong tâm thức dân gian ngƣời Việt. Có khá nhiều tài liệu viết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh cho thấy lịch sử Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã trải qua “tam sinh tam hóa”.

Lần thứ nhất Tiên Chúa giáng sinh là con gái Quỳnh Hoa của Ngọc Hoàng, đƣợc giáng sinh ngày 6/3/1434 vào nhà họ Phạm với tên trần là Phạm Thị Nga. Nàng là một thiếu nữ xinh đẹp, nết na nhƣng lại không chịu lấy chồng, quyết tâm ở nhà phụng dƣỡng cha mẹ, cứu giúp ngƣời nghèo, tu sửa đền chùa. Đến năm 40 tuổi vào ngày 30 tháng 2 năm Quý Tỵ (1473) thời vua Lê Thánh Tông hết hạn trần gian có xe loan đón rƣớc Mẫu về trời.

Lần giáng sinh thứ hai của Tiên Chúa vào nhà vợ chồng ông Lê Thái Công trên đất Kẻ Dầy (xã An Thái ngày nay) với tên gọi là Giáng Tiên. Nàng xinh đẹp, nết na, ham thích đọc sách, làm thơ, gảy đàn giỏi. Năm 18 tuổi, Giáng Tiên lấy chồng và sinh đƣợc hai con, gia đình đang hạnh phúc, yên ấm thì khi mới có 21 tuổi Giáng Tiên qua đời. Nàng mất năm 1577, ngày mồng ba tháng ba, mộ nàng ở xứ cây đa xã Tiên Hƣơng.

Lần giáng sinh thứ ba là sau khi hoàn tất hạn kỳ 5 năm, Tiên Chúa xin đƣợc giáng trần không thời hạn, suốt đời đƣợc tự do phóng khoáng và đƣợc Ngọc Hoàng ƣng thuận. Nàng về thăm gia đình, thỉnh thoảng nàng lại hiện về làm các công việc trong gia đình rồi biến mất cho đến khi con cái khôn lớn, Đào Lang công thành danh toại nàng mới từ biệt để chu du thiên hạ. Vi tình nghĩa với Đào Lang nên đến thời Lê Khánh Đức thứ 2 (1650), Nàng vân du đến làng Tây Mỗ (Thanh Hoá) tái hợp với ông Trần Đào Lang lúc này đã tái sinh là Mai Thanh Lâm, sinh đƣợc một con trai tên là Cổn. Đến năm18 tuổi Nàng qua đời, đền thờ Nàng ở Phủ Sòng Sơn, Thanh Hoá.

Năm 1665 Cảnh Trị đời vua Lê Huyền Tông, Mẫu đã giúp quận công Phạn Văn Phái dành thắng lợi đẩy lùi đƣợc quân Xiêm và sắc phong cho Đức Mẫu là “Chế Thắng Hòa Đại Vƣơng”. Có lần, Phùng Khắc Khoan còn đối đáp văn thơ với Mẫu ở Lạng Sơn, sau ông cho dân sở tại tiền lập đền thờ. Sau này Trạng Phùng còn đƣợc dịp gặp Mẫu hiện thành một cô gái bán hàng nƣớc ở Hồ Tây. Nàng tiến thẳng xuống miền Thanh Hóa đến Phố Cát, Sòng Sơn tác oai, tác phúc trên hai đoạn đƣờng này. Triều đình cho Nội Đạo Tràng vây bắt đƣợc nàng, may mắn Nàng đƣợc Đức Phật cứu giúp. Nữ thần cảm cái ơn cứu mạng của đức Thế Tôn nên xin Thế Tôn cho quy y cửa phật, cải tà vì chính. Bà tu tiên hóa Phật thƣờng xuyên anh linh hiển hóa khắp Bắc Trung Nam đƣợc dân gian truyền tụng là một trong tứ bất tử của dân tộc.

Hiện nay, dòng họ Trần Lê còn lƣu giữ nhiều tƣ liệu Hán Nôm cổ và 7 đạo sắc phong, tại Phủ chính Tiên Hƣơng – Phủ Dầy lƣu giữ 15 đạo sắc phong của các triều đại phong tặng cho Mẫu Liễu Hạnh. Các triều đại Lê – Nguyễn và cả nhà Tây Sơn đều ban sắc phong thần cho Thánh Mẫu. Thánh Mẫu đƣợc sùng kính tôn là “Mạ Vàng công chúa”, “Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vƣơng”, “Mẫu

Nghi Thiên hạ”. Thánh Mẫu là “Thiên Bản lục kỳ chi nhất” (là một trong sáu nhân vật kỳ tài của đất Vụ Bản); là “tứ bất tử” (là bốn vị Thánh bất tử trong dân gian Việt Nam). Nhƣ vậy, Mẫu Liễu Hạnh vừa là nhân vật văn hóa dân gian, vừa là Thần nhƣ sắc phong, vừa là Thánh nhƣ dân phong, vừa là Phật vừa là Tiên nhƣ sự tích là biểu tƣợng bất tử trong tâm thức nhân dân Việt Nam.

Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh cùng hệ thống đền thờ miếu phủ có liên quan đến Mẫu Liễu Hạnh cũng nhƣ liên quan đến đạo Tứ phủ có quy mô hoành tráng trong hệ thống tôn giáo ở phía Bắc nƣớc ta. Phủ Dầy là một quần thể kiến trúc đền đài xuất hiện từ thời Lê. Do chiến tranh tàn phá nên các di tích này còn ít dấu tích nghệ thuật thời Lê, di tích chủ yếu đƣợc trùng tu tôn tạo vào thời Nguyễn, in đậm nét văn hóa nghệ thuật triều Nguyễn.Quần thể Phủ Dầy gồm 20 di tích đã đƣợc nhà nƣớc xếp hạng di tích quốc gia năm 1975 đƣợc chia làm năm nhóm di tích chính sau đây:

Thứ nhất là những di tích trực tiếp thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh gồm Phủ Dầy Tiên Hƣơng, Phủ Dầy Vân Cát, Lăng Thánh Mẫu, Nguyệt Du Cung (Phủ Bóng hay đền Cây Đa Bóng)

Thứ hai là các đền đài, nhà thờ họ thờ tổ tiên sinh ra Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Khải Thánh Từ, Tiên Đình Tổ Thánh Từ ở Tiên Hƣơng và Khải Thánh Đài ở Vân Cát.

Thứ ba là các đền phủ thờ các vị thần linh nằm trong điện thần Tứ phủ cai quản các miền vũ trụ gồm: Đền Thƣợng, Đền Đông, Đền Thủy Tiên (đền Mẫu Thoải), Đền Quan, Đền Công Đồng, Đền Khâm Sai.

Thứ tƣ là các chùa theo kiểu “Tiền Phật hậu Mẫu” gồm có chùa Linh Sơn ở núi Báng, chùa Tiên Linh ở Tiên Hƣơng, chùa Long Vân ở Vân Cát.

Thứ năm là các đền thờ trên địa bàn làng Kẻ Dầy xƣa nhƣ: đền thờ Lý Nam Đế; Đình Ông Khổng thờ tổ sƣ đúc đồng Nguyễn Minh Không ở Tiên Hƣơng; đền làng Vân Cát thờ Hữu Sơn Thần và Tả Lôi Công Đƣơng Cảnh Thành Hoàng, Lý Nam Đế và Thám hoa Trần Bích Hoành.

Trong đó 3 di tích chính: Phủ Tiên Hƣơng, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu Liễu Hạnh là những di tích điển hình có giá trị lịch sử và văn hóa to lớn.

Phủ Tiên Hƣơng ở xóm 1 thôn Tiên Hƣơng, là di tích tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật nơi hội tụ sinh hoạt văn hóa tâm linh, trung tâm tổ chức lễ hội Phủ Dầy.

Phủ đƣợc xây dựng trên một thế đất đẹp, nằm trên đầu một con rồng, hồ bán nguyệt trƣớc phủ là hàm rồng, phía nam có con lạch chạy dài là vòi rồng. Toàn bộ diện tích khu đất là 1 mẫu 4 sào Bắc Bộ, trong đó diện tích xây phủ và các công trình khác là 1000m². Mặc dù Phủ Tiên Hƣơng đã trải qua nhiều lần tu sửa nhƣng phủ vẫn giữ gìn đƣợc dấu tích của phủ cũ nằm bên trái sát với khu vực phủ hiện nay - đƣợc gọi là phủ Cổ có 4 gian.

Phủ Tiên Hƣơng bao gồm 19 tòa với 81 gian lớn nhỏ đƣợc bố trí không gian chính phụ rõ ràng. Không gian chính là các tòa phủ thờ và ba tòa phƣơng đình mặt tiền. Phía ngoài là giếng tròn mang ý nghĩa “tụ thủy để tụ phúc”. Ngày 11/4/2018, trƣớc dịp lễ hội Phủ Dầy năm 2018 diễn ra, chiếc lƣ hƣơng Cửu phƣợng cao 8m nặng 17 tấn đã đƣợc đặt uy nghi giữa hồ. Tiếp đến là khoảng sân lớn với 6 hàng cột nghi môn trụ đƣợc tô vẽ hoa lá, trên đỉnh trụ đắp lân và linh vật. Sau sân lớn, lùi vào trong là phƣơng đình và phƣơng du có kiến trúc theo kiểu hai tầng tám mái với các đầu đao cong ở 4 góc. “Cả ba tòa phƣơng du và phƣơng đình này đều kiến trúc theo tƣ tƣởng dịch học phƣơng Đông. Các tòa nhà là một khối thống nhất tƣợng trƣng cho “thái cực”, hai tầng mái trên dƣới

tƣợng trƣng cho âm dƣơng, tức “lƣỡng nghi”, bốn mặt nhà tƣợng trƣng cho “tứ tƣợng”, tám mái tƣợng trƣng cho “bát quái” [67, tr.151]. Tiếp đến là một hồ bán nguyệt đƣờng kính trên 20m có lan can đá chạy xung quanh, phía trong có hai cầu đƣợc lát đá hai bên là hai con rồng cuộn chạy song song chầu vào phủ. Chính giữa bên ngoài là bức bình phong bằng đá kiểu dạng cuốn thƣ đƣợc chạm khắc cầu kỳ có ý nghĩa ngăn luồng khí độc vào phủ. Đối xứng qua hồ, bên phải là nhà bia và lầu Cậu, bên trái là nhà bia và lầu Cô. Bên trong lầu Cô có một ban thờ riêng nằm bên phải là nơi xin thẻ cửa Cô.

Phủ Vân Cát nằm cách phủ Tiên Hƣơng khoảng 1km ở phía bắc thôn Vân Cát, xã Kim Thái, đƣợc hoàn thành vào năm Thành Thái thứ 12 (năm 1900). Phủ bao gồm 7 tòa với 30 gian lớn nhỏ. Từ ngoài vào là Ngũ môn với các cột trụ đắp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ mẫu tại phủ dầy xã kim thái, huyện vụ bản, tỉnh nam định hiện nay (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)