Một số hạn chế trong tƣ tƣởng của Phan Bội Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu tư tưởng của phan bội châu về tôn giáo, tín ngưỡng (Trang 93 - 100)

B. Nội dung

2.7. Một số hạn chế trong tƣ tƣởng của Phan Bội Châu

Có thể nói qua Phan Bội Châu toàn tập, gồm nhiều tác phẩm văn thơ lớn nhỏ mà Phan Bội Châu đã sáng tác trong thời kỳ còn tự do hoạt động và cả khi khơng cịn được tự do hoạt động. Các tác phẩm này tập trung nói về hầu hết các chủ đề tơn giáo, tín ngưỡng cơ bản như: Tư tưởng đoàn kết toàn dân - đồn kết tơn giáo, tự do tín ngưỡng; phê phán đấu tranh với những biểu hiện mê tín dị đoan, hủ tục của các tơn giáo, tín ngưỡng, bóc trần âm mưu của bọn thực dân xâm lược đội lốt tơn giáo xâm chiếm bóc lột nhân dân ta, phát hiện những yếu tố tích cực của các tôn giáo Nho - Phật - Lão - tín ngưỡng dân gian truyền thống và phân biệt những người giáo dân thực sự và những kẻ lợi dụng tơn giáo vì mục đích riêng. Phan Bội Châu đề cập đến lĩnh vực đó cũng mong góp thêm vào dòng chảy cách mạng, thức tỉnh nhân dân ta trước vận mệnh của dân tộc. Từ đó, Phan Bội Châu muốn xây dựng một đường lối cứu nước để động viên nhân dân đồn kết các tơn giáo, phát huy các nhân tố tích cực trong các tơn giáo tín ngưỡng đứng lên khôi phục độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân.

Tuy nhiên bên cạnh đó, khi phân tích các chủ đề trên Phan Bội Châu đã có những hạn chế nhất định. Do xuất phát từ động cơ cứu nước giải phóng dân tộc mà đề cập đến lĩnh vực tôn giáo và luôn bị bọn thực dân o ép đủ bề nên ơng chưa có điều kiện đi trực tiếp vào tìm hiểu những vấn đề mang tính lí

luận như bản chất tơn giáo, nguồn gốc tôn giáo, chức năng tôn giáo. Những tư tưởng của Phan Bội Châu nhiều chỗ còn hời hợt, thiếu sâu sắc, thiếu phân tích cụ thể. Do ơng chưa thốt khỏi ảnh hưởng của phương pháp nhận thức tổng hợp, trực quan, biện chứng phương Đông và nhất là ảnh hưởng góc nhìn của một nhà Nho.

Trong quan niệm của Phan Bội Châu khi bàn về khía cạnh tơn giáo - trời, đạo trời, quỷ thần, điều đáng nói là tuy có khuynh hướng duy vật, duy lý song tư tưởng ơng vẫn cịn vướng vào lối diễn đạt của Nho giáo. Ở chỗ khác ông lại đề cao ông “trời” cho rằng:

“Trời đất sinh ra vạn vật chia ra các chủng tộc”. [7, tr.38]

“Không ngờ trời xanh gieo vạ Châu Âu”

(Pháp Việt đề huề chính kiến thư, tr. 220)

Hay “ Trong khi ấy hình như trời đem cái thời cơ rất tốt dành riêng cho người Nhật vậy”.

(Pháp Việt đề huề chính kiến thư, tr. 85)

Như vậy, khi thì Phan Bội Châu dùng chữ “trời” có ý dường như là trời có nhân cách, nhưng khi thì lại dùng chữ “trời” như là trời khơng có nhân cách và ở đây lộ ra một mâu thuẫn kịch liệt trong vũ trụ quan Phan Bội Châu. Một mặt ông đã tiến bộ khi đứng trên lập trường duy vật coi “khí” là cái đầu tiên có trước, là bản chất của vũ trụ cho rằng, “khí ngưng đọng lại thì sinh ra trời đất và trời (khơng có nhân cách) đất sinh ra vạn vật”, nhưng mặt khác ông lại không tránh được cách lý giải có xu hướng duy tâm khách quan khi thừa nhận một ông trời ấy điều khiển công việc ở hạ giới, như Lê Sỹ Thắng đã nhận xét rằng: “Phan Bội Châu không hề quy cho “ông trời có nhân cách” cơng lao sản sinh ra thế giới. Công lao ấy cụ đã quy về cho “khí” rồi nhưng “ơng trời có nhân cách” kia đã theo cái cửa còn để ngỏ trong vũ trụ quan duy vật chưa triệt để của Phan Bội Châu để mò vào tư tưởng của cụ cũng hợp logic thôi” [49, tr.18].

Rõ ràng đến lúc này trong quan niệm của Phan Bội Châu về “trời” tuy có nhiều yếu tố duy vật nhưng đây là yếu tố duy vật chưa thực sự triệt để, còn để ngỏ cho chủ nghĩa duy tâm.

Trong quan niệm của Phan Bội Châu khi nói tới đồn kết tôn giáo, tự do tôn giáo do hạn chế về tầm nhìn của giai tầng mình ơng khơng vượt được giới hạn của thời đại và nhãn quan chính trị phong kiến tư sản hóa nên tư tưởng về đồn kết tơn giáo của ông không tránh khỏi những bất cập. Đành rằng, chúng ta khép lại quá khứ để đại đoàn kết dân tộc là đúng, nhưng Phan Bội Châu không đặt ra vấn đề phải dứt khoát phân biệt rõ ràng giữa những người dân Công giáo yêu nước chân chính với những kẻ đội lốt Thiên chúa giáo cam tâm làm tay sai cho giặc Pháp. Đây không phải là vấn đề của quá khứ mà là vấn đề thời sự lúc đó. Phải đả phá những phần tử phản động này trước toàn thể giáo dân Việt Nam thì mới có thể đồn kết tồn dân tộc được.

Đồng thời, mặc dù ông kêu gọi chúng ta phải gạt bỏ mọi thái độ kỳ thị, thù địch tơn giáo để đồn kết tơn giáo, nhưng bản thân ông lại không giũ bỏ được cái giới hạn Nho giáo đối với các tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo. Có lẽ đây chính là mâu thuẫn nội tại trong tư tưởng của Phan Bội Châu. Ông mới chỉ đứng trên lập trường yêu nước để kêu gọi đoàn kết dân tộc, đồn kết tơn giáo chống giặc, nhưng khi đi vào nghiên cứu phân tích vấn đề tơn giáo thì cần phải có một triết thuyết về tơn giáo học làm cơ sở, song ông lại không thể dựa vào đâu ngoài triết thuyết Khổng - Mạnh nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Mặc dù cịn có những hạn chế song về cơ bản nội dung hợp lý tư tưởng đồn kết tơn giáo đó đã được Hồ Chí Minh kế thừa và bổ sung phát triển mà cho đến nay nó vẫn giữ nguyên giá trị.

Đối với tư tưởng phân biệt giữa những người theo tơn giáo chánh tín và những kẻ thực dân đội lốt tôn giáo mà Phan Bội Châu đưa ra, rõ ràng, so với người đương thời Phan Bội Châu đã khắc phục được sự mơ hồ lẫn lộn chính tà. Nhưng tuy đã có sự phân biệt tín hữu chân chính và các thế lực thực dân ngoại tộc phản dân tộc lợi dụng tôn giáo để xâm lược áp bức nhân dân ta song

ông chưa đặt ra vấn đề phải phân biệt rõ ràng giữa người Việt Nam cơng giáo u nước chân chính với những kẻ mượn gió bẻ măng đội lốt Thiên Chúa giáo, cam tâm làm tay sai cho giặc mà ơng cịn kỳ vọng vào “thiên lương”, “thiên hướng”, vào sự hối cải về với dân tộc ở họ.

Ở tư tưởng của Phan Bội Châu về Phật giáo thời kỳ ở Huế, tuy là thời kỳ bất đắc dĩ buộc phải làm “ơng già Bến Ngự”, nhưng Phan Bội Châu cịn có nhiều bài thơ, bài báo ảnh hưởng của triết lý Phật giáo, nhiều bài thơ vịnh người, vịnh cảnh, vịnh vật…trong đó vẫn chứa đầy nhiệt huyết tâm tư, ưu ái đối với dân, với nước. Tuy lịng u nước của ơng vẫn sâu sắc, nhưng trước tình hình mới của cách mạng, những lời kêu gọi của ơng khơng cịn đi vào quần chúng với sức mạnh bão táp như xưa nữa. Điều quan trọng làm cho tác dụng Phan Bội Châu kém, sa sút là trình độ nhân dân và quần chúng thanh niên đã khác trước, đã tiến theo một xu hướng mới của thời đại mà ông không theo kịp. Do ông khơng cịn đủ điều kiện để hoạt động, để học tập, tiến kịp để góp phần lãnh đạo cách mạng Việt Nam nữa. Do đó, những lời tâm huyết của ơng lúc này ít hấp dẫn, đơi khi trở nên lạc lõng…Đối với ảnh hưởng Phật giáo cũng vậy, bên cạnh những đóng góp của ơng ta vẫn thấy những nhận thức tư tưởng của ơng vẫn cịn bi quan hạn chế. Ta thấy Phan Bội Châu nhiều lúc có tâm trạng cơ độc, bế tắc…đến phải thốt ra lời thơ:

“Thơi thì tụng niệm “Nam mơ Phật” Sắc sắc, không không khỏi lụy đời!”

[12, tr.302]

Ông thương đời, thương người, thương cuộc sống đọa đầy vơ lối thốt, thế thái nhân tình đen bạc. Lúc này chỉ có niềm tin tơn giáo, mới xoa dịu nỗi đau ấy. Quay về với “sắc sắc, không không” của Phật giáo là con đường của người bế tắc. Đó là sự bất lực, bế tắc trước cuộc sống, đây là nguồn gốc xã hội tôn giáo, điều này cũng đúng với ông.

Bức tranh xã hội Việt Nam lúc này hiện lên thật u hoài, buồn héo hắt, nổi trăn trở ấy luôn là gánh nặng cho những ai có tấm lịng vì dân vì nước.

Nỗi đau ấy là nỗi đau chung của xã hội chứ có riêng gì ai đâu. Không biết tâm sự cùng ai “bèn tâm niệm”. Thế nhưng niềm tin tôn giáo cũng không cứu vãn được tình thế. Phan Bội Châu tâm trạng vơ vọng, tuyệt vọng cùng đường:

“Hổ cùng non sông, thẹn cây cỏ Nông nổi nước này với ai tỏ?

Xuống am cầu Thần, Thần không thương! Lên chùa niệm Phật, Phật không độ!”

[12, tr.299]

Hay:

“Nếu còn trời đất mà còn thế, Cõi Phật ta đi thoát cõi phàm.”

[12, tr.334]

Như vậy, tiếng nói của Phan Bội Châu vẫn nặng lòng ái quốc, nhưng “đó” là dư âm một phong trào ái quốc khơng có lối ra, uể oải, mệt nhọc” [58, tr.198]. Nhiều lúc ơng mượn hình ảnh của Phật giáo để mong thoát khỏi trần thế, xa rời những mục tiêu cách mạng mà ông từng theo đuổi. Như đồng chí Lê D̉n khi nói về chủ nghĩa dân tộc của ông Phan Bội Châu trong thời kì “Ơng già Bến Ngự” là một thứ chủ nghĩa dân tộc “không đường lối, không phương pháp” [15, tr.43]. Thiếu đường lối, thiếu phương pháp, tác động xã hội của nó đương nhiên sẽ bị hạn chế.

Tuy cịn hạn chế như vậy, nhưng lịch sử cách mạng Việt Nam vẫn ghi nhận Phan Bội Châu là một nhà yêu nước đã suốt đời cống hiến cho quyền lợi dân tộc. Những cống hiến của ông trong sự nghiệp trước tác về lĩnh vực tôn giáo, trong lĩnh vực đạo đức truyền thống cịn có những nhân tố cách mạng đổi mới điều đó cũng đã góp phần làm rạng danh ơng trong dịng chảy từ quá khứ truyền thống đến hiện đại cách mạng.

* * *

Tiểu kết chương 2: Tóm lại, cuộc đời và sự nghiệp cứu nước của Phan

Bội Châu cho sự nghiệp cứu nước là rất lớn, một tấm lòng vị tha vĩ đại, suốt đời chỉ biết trăn trở, băn khoăn, ơm hồi bão giải phóng dân tộc, đưa đất nước thoát khỏi áp bức nơ lệ của bọn thực dân. Đau lịng trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân nơ lệ, nạn dân trí thấp, nạn đói, nạn dốt hồnh hành, ơng tự cho mình là người có chí nhưng thiếu tài nên khơng thành công được. Tuy vậy, sự cống hiến vĩ đại của ông trong sự nghiệp văn chương, trong lĩnh vực đạo đức truyền thống cách mạng đổi mới, văn hóa cũng đã làm rạng danh ông trong dòng sử Việt Nam, trong dòng chảy từ quá khứ truyền thống đến hiện đại cách mạng.

Phan Bội Châu đã đạt được một vị trí trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam mà khơng ai thay thế được. Ơng là cầu nối bắc nhịp cho mạch sống văn hóa của dân tộc Việt Nam lúc chuyển giao giữa hai thời đại. Ông là người nhận thức rất rõ về thực trạng đất nước mất chủ quyền độc lập, nhân dân bị nơ dịch, chính sách làm mê hoặc quần chúng. Phan Bội Châu muốn xây dựng một đường lối cứu nước mới để động viên nhân dân đoàn kết đứng lên đấu tranh giành lại độc lập giải phóng dân tộc. Ơng tiếp thu tư tưởng tiến bộ của các người đi trước, hình thành quan điểm nhận thức của mình về tự nhiên, xã hội, con người. Quan điểm nhận thức về tôn giáo, tín ngưỡng của ơng được biểu hiện như là hệ quả tất yếu của quá trình xây dựng đường lối đấu tranh cách mạng, đây cũng là sự đúc rút tổng kết của cách mạng Việt Nam trên cơ sở tiếp thu các ảnh hưởng tư tưởng về mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc của Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, khi phân tích các chủ đề về tơn giáo, tín ngưỡng đó cá nhân Phan Bội Châu cũng có những hạn chế nhất định, sự hạn chế đó là do điều kiện hoàn cảnh lịch sử mang lại. Nhưng càng về sau tư tưởng về tơn giáo vẫn có nhận thức khác, mới hơn và thuyết phục hơn. Do có sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam để đi đến các nhận định lí luận về vấn đề tôn giáo tại Việt Nam. Những tư tưởng này trong chừng

mực nhất định vẫn còn giá trị đối với nước ta hiện nay, được Đảng và Nhà nước ta tiếp thu và phát triển trong các chính sách đối với tơn giáo, tín ngưỡng hiện tượng xã hội đang còn nhiều vấn đề hết sức phức tạp cần được giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu tư tưởng của phan bội châu về tôn giáo, tín ngưỡng (Trang 93 - 100)