Tƣ tƣởng phân biệt giữa những ngƣời theo tôn giáo chánh tín và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu tư tưởng của phan bội châu về tôn giáo, tín ngưỡng (Trang 68 - 74)

B. Nội dung

2.4. Tƣ tƣởng phân biệt giữa những ngƣời theo tôn giáo chánh tín và

và những kẻ thực dân đội lốt tôn giáo

Trong quá trình vận động cách mạng tuyên truyền đồn kết tơn giáo, đoàn kết dân tộc Phan Bội Châu đã chú ý tới lực lượng, đông đảo đồng bào giáo dân. Ơng phân biệt rõ những người tín hữu chân chính của tơn giáo với các thế lực phản động có âm mưu lợi dụng tôn giáo để áp bức đè nén nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Ơng nói: “Đạo Giatơ từ ngày truyền sang nước ta từng dựa vào chỗ đáng ngờ về hình tích mới nảy ra thành kiến sai lầm về bè phái đến nỗi có người vu cho giáo dân là bênh người Pháp mà thù người Nam... cái mà giáo dân đi theo là đạo Thiên Chúa, chúa trời lấy cứu tình làm lịng, lấy cơng ái làm đức, lấy việc không tham không ác làm tôn chỉ. Thấy người Pháp bất nhân, bất nghĩa, tham dâm, hung ngược nên người của đạo Thiên Chúa với Pháp như lửa với nước thì họ cịn bênh gì bọn Pháp” [6, tr.138].

“Giả sử giáo dân quả thật bênh người Pháp thù người Nam thì người nước ta rỏ nước mắt mà nói với họ đau xót tìm cách để họ hối ngộ, khơng để họ cầm giáo đâm mình, khơng vì lẽ gì khác mà vì họ vốn là bà con ta mà thôi” [6, tr.139].

Nhưng cuối cùng ông vẫn tin tưởng: “Những người giáo dân quyết khơng có lý gì để bênh người Pháp thù người Nam. Người cùng giống phải

yêu người cùng giống, người cùng giống phải cứu người cùng giống, chia đường cùng nhau tiến hết sức vượt khó khăn nhất định làm cho người Nam thốt khỏi địa ngục của Pháp mới thơi” [6, tr.139].

Đây là sự mong mỏi sự đồng lòng của giáo dân cả nước của Phan Bội Châu thể hiện sự khoan dung rộng rãi trong cái nhìn về tơn giáo của ơng.

Bên cạnh đó Phan Bội Châu còn chỉ ra thế lực lợi dụng tôn giáo vào mưu đồ chia rẽ dân tộc.

Ơng nói “Thế mà người Nam ta lại có một vài kẻ táng tận lương tâm, quên nòi giống, giúp đỡ làm tinh cọp rước voi về giầy mồ. Nghìn lần đáng giết, vạn lần đáng ghét! Bọn đó thật đáng giết” [6, tr.140].

Lợi dụng tình hình căng thẳng của mối quan hệ lương - giáo trong xã hội Việt Nam, bọn thực dân đội lốt thầy tu đã ra sức chống phá, kích động. Vết chân bọn lính viễn chinh đi đến đâu, thì chính bọn chúng lại là những người đưa đường thu lượm tin tức, tuyển mộ ngụy binh, bày mưu tính kế giúp bọn xâm lược đàn áp đồng bào ta... Chưa dừng lại ở đó, bọn chúng khơng từ bỏ một thủ đoạn nào để khoét sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân khi mà những người sĩ phu yêu nước nêu lên trong “Bình Tây sát tả”. Âm mưu thâm độc của chúng thể hiện rất rõ trong khi đánh phá cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn - Đặng Như Mai, năm 1874.

Trước sự phản bội của triều đình Huế nhân dân ta vô cùng phấn uất đã sôi nổi đứng lên chống Pháp và chống triều đình đầu hàng. Phong trào mạnh mẽ nhất ở Nghệ Tĩnh, trước lực lượng của quần chúng ngày càng phát triển bọn tay sai thực dân đội lốt tôn giáo đã hoảng sợ và điên cuồng chống lại. Chúng đã lợi dụng sai lầm của những người sĩ phu về giết đạo để dễ bề hoạt động kích động giáo dân chống lại nghĩa quân và nhân dân Nghệ Tĩnh - chúng đã không từ bỏ một thủ đoạn xảo quyệt tàn bạo nào để đẩy những người giáo dân đối lập lại phong trào. Đến khi nghĩa quân tan rã, bọn tay sai thực dân đội lốt tôn giáo lại nhân đó đẩy mạnh thêm những hoạt động phá

hoại. Chúng âm mưu gây một cuộc chiến tranh giữa lương và giáo để làm tiêu hao sinh lực của dân ta.

Thời kỳ ở Huế, ơng vẫn kiên trì tư tưởng đại đoàn kết đó. Lịng tin tưởng của Phan Bội Châu khơng phải khơng có căn cứ trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở cuối thế kỷ XIX cho đến khi đó, đồng bào Thiên chúa giáo và đồng bào theo các tơn giáo khác đã có những đại biểu xứng đáng của mình trong hàng ngũ những người yêu nước. Đội Vũ, một thủ lĩnh nghĩa quân theo đạo Thiên chúa ở Nam Định đã chiến đấu rất kiên cường và làm quân thù hoảng sợ. Nguyễn Phiên, một lãnh binh người Công giáo, thủ lĩnh nghĩa quân xuất sắc ở Quảng Bình bị bắt sa vào tay giặc và bị tra tấn dã man. Mặc dù chúng đem cả bọn cố đạo đến lấy danh nghĩa Chúa cứu thế dụ dỗ, nhưng ông vẫn không chịu đầu hàng giặc và đã hi sinh anh dũng. Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Đặng Đức Tuấn, những người công giáo yêu nước đã gửi nhiều điều trần đề nghị cải cách, mong muốn đất nước giàu mạnh. Vượt lên những người đương thời tư tưởng Phan Bội Châu còn nhấn mạnh đến sự nhất trí giữa u nước và kính Chúa và có lẽ người đi đầu trong cơng tác vận động đồng bào có đạo đứng vào mặt trận chống Pháp. Lê Khanh một thanh niên Thiên Chúa giáo là người đã nhiệt liệt hưởng ứng và hoạt động cho phong trào Đông Du. Về sau, anh đã bị bắn chết khi định đánh giải vây cho Ngư Hải. Bên cạnh đó, cịn rất nhiều đồng bào có đạo, người Thiên Chúa giáo kể cả linh mục tham gia hoạt động cách mạng cùng Phan Bội Châu như:

Đậu Quang Lĩnh, Nguyễn Thận Đồng, Nguyễn Tường, Mai Lão Bạng…Đó chính là những người cả cuộc đời tận tâm phụng sự lý tưởng với phương châm kính Chúa và u nước. Chính vì vậy sau này khi bị bắt về giam lỏng ở Huế Phan Bội Châu vẫn khơng bao giờ qn những người đồng chí, những người với phương châm kính Chúa và yêu nước đã từng đồng cam cộng khổ với ông. Trong bài “Văn tế các tiên liệt ái quốc về nhà tôn giáo” Phan Bội Châu đã ca ngợi họ:

Người thời khẳng khái vào tù, kẻ thời thung dung tựa ngục

Côn Đảo là mồ thần thánh, sóng hải triều dồn dập tiếng chiêu hồn. Ngục đường ấy chốn vinh hoa, hàm quốc sự vẻ vang người cứu thế. Dạ trung thành chúa đã chứng minh - gương đạo nghĩa dân còn soi rọi Bội Châu nay!May cịn sống sót, nợ tang bồng thêm tủi hổ với mày râu”

[12, tr.530] Như vậy, những con người vì chúa, vì đất nước, đấu tranh cho độc lập dân tộc đều bị bắt và ngục đường thành chốn vinh hoa. Những con người này họ chính là những tín hữu chân chính với thực hành theo các giá trị đạo đức văn hóa trong tơn chỉ chân chính của tơn giáo. Phan Bội Châu đã sớm nhận ra được điều đó, trong con đường hoạt động cách mạng Phan Bội Châu đã đoàn kết được họ, tạo thêm một lực lượng cách mạng của mình. Ta có thể thấy như linh mục Đậu Quang Lĩnh khi bị bắt giam ở nhà lao Vinh. Chúng chất vấn Đậu Quang Lĩnh rằng “đã đi làm “cụ đạo” sao cịn làm giặc?” Ơng đã khẳng khái làm đôi câu đối trả lời chúng như sau:

“Vi bạch nhân hồ, thử sinh giảng tọa, pháp trường, nhược cam, nhược khổ, nhược lơi đình, chỉ thị cơng dân thường trách nhiệm.

Giai hồng tộc giả, vơ số nhơn nhân, chí sĩ, vi phối, vi đồ, vi lưu huyết, khả vơ ngơ bối biểu đồng tâm”

Dịch nghĩa

“Vì người da trắng ư, sống trên giảng tọa, nơi pháp trường, khi ngọt, khi cay, khi sấm sét, chỉ là phần công dân phải đền trách nhiệm.

Đều giống da vàng cả, vơ số bậc nhân nhân, chí sĩ, bị đày, bị tù, bị đổ máu, lẽ nào bọn chúng tôi không biểu đồng tâm”.

[59, tr.200]

Trên con đường hoạt động cách mạng của mình, Phan Bội Châu chỉ có một mục đích duy nhất là đấu tranh giải phóng dân tộc đưa dân ta thốt khỏi vịng nơ lệ. Chính vì vậy, so với người đương thời ơng đã có tư tưởng tiến bộ

phân biệt giữa những người tín hữu chân chính với các thế lực có âm mưu lợi dụng tôn giáo để chia rẽ nhân dân ta. Ơng nói:

“Than ơi! Bà con họ giáo, dịng giống da vàng

Thông minh cũng mắt thánh tai hiền, bạn trai bạn gái, che chở thảy trời Nam đất Việt, đồng mẹ đồng cha

Con một nhà há phải Mỹ hay Âu - giáo một lẽ nào chi Nho với Đạo Đau đớn thiệt, anh em cốt nhục, duy người chắc mới thương ta Ơn đức gì đế quốc cường quyền, đang thù Pháp lẽ nào bênh Pháp.

Câu vơ lí ai đặt để, bảo giáo theo Tây, sự bất bình từ đó lơi thôi, sụp con vào bẫy!”

[12, tr.528] Vượt qua sự ngộ nhận lẫn lộn giữa kẻ xâm lược chủ mưu và người dân bị dụ dỗ, về nhận thức Phan Bội Châu đã rất hiểu thân phận bị giằng xé của giáo dân ông phân biệt rất đúng: Nhưng có một điều là có rất nhiều người công giáo tham gia cách mạng chứ không phải bảo “công giáo theo Tây”. Những người này đúng là con của Thiên chúa:

“Hỡi ơi!Cụ Mai Tiên, ông già Khánh, Thầy Hiếu Tôn, liệt vị tiên linh. Chất tốt trời cho, khn thiên thần đúc

Theo cơng lí chẳng hề theo tục, say đạo trời mà thẳng bước đường tu. Yêu mọi người cũng như yêu mình, thờ lời Chúa mới liều thân việc nước” [12, tr.529].

Những vị này đúng là những tín hữu chân chính, vừa kính Chúa vừa yêu nước. Họ cũng mong mỏi cho nước nhà được độc lập, thốt khỏi vịng nô lệ của thực dân. Đây cũng là sự mong mỏi đồng lòng của giáo dân cả nước, của Phan Bội Châu thể hiện sự khoan dung rộng rãi trong cái nhìn về tơn giáo ở ông.

Bên cạnh đó Phan Bội Châu còn chỉ ra thế lực lợi dụng tôn giáo và mưu đồ chia rẽ dân tộc, áp bức bóc lột dân ta:

Bấy lâu nay chiếm cướp Đơng Dương Trước mướn lời truyền giáo thông thương,

Sau ra mặt giết người lấy của

Tiền bạc vét vơ vô số, nào thuế chợ, nào thuế nhà, nào thuế đò, nào thuế diêm, thuế rượu, thuế đến cùng hạt cát ngọn rong.”

[12, tr.529]

Giờ đây Phan Bội Châu, không thể ngang dọc hoạt động cách mạng nữa, phải sống cảnh “sớm tối có kẻ theo chân” nhưng đối với ơng, trong tâm trí ơng hình ảnh những người đồng tâm, đồng chí đã đồng cam cộng khổ với ông không bao giờ thay đổi. Trong cách nhìn của ơng vẫn khơng có gì thay đổi sớm nhận ra và giành tâm huyết nêu cao gương những người tín hữu chân chính. Những người mà đã tìm được chỗ đứng thích hợp trong hồn cảnh nước nhà bị xâm lăng đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc để được tự do thờ chúa:

“Trung với Chúa nên thù với giặc, cờ tam tài thêm chọc giận cha con.

Cứu được dân, mới thờ được trời,

Quân thập tự quyết vâng lời thượng đế” [12, tr.529] Ơng đưa lại cho các tín đồ nhận thức đúng đắn: Dân tộc được độc lập tơn giáo mới được tự do đức tin, tín nghĩa. Như vậy, mặc dù không thể tự do hoạt động cách mạng như xưa, sống cảnh bị o ép đủ bề, nhưng trong nhận thức tinh tường của ông vẫn khơng thay đổi. Chính tư tưởng này là một tư tưởng đặc sắc nổi trội lúc bấy giờ. Mục đích của Phan là đấu tranh giải phóng dân tộc, chính vì vậy ơng tha thiết muốn tuyên truyền giải thích cho quần chúng rộng rãi đoàn kết tất cả các lực lượng để tạo nên sức mạnh dân tộc.

Có thể nói tư tưởng phân biệt giữa những người tín hữu chân chính với các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo ở Phan Bội Châu là một tư tưởng rất đặc sắc nổi trội hơn nhiều nhà tư tưởng lúc bấy giờ, kể cả những tư tưởng ở

Nguyễn Trường Tộ, Đặng Đức Tuấn ông đều vượt qua khi đặt vấn đề tôn giáo với dân tộc, tơn giáo với chính trị. Rõ ràng, ta thấy tư tưởng này khơng chỉ có ở thời kỳ còn hoạt động cách mạng mà ngay cả khi bị bắt về an trí ở Huế, Phan Bội Châu cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu tư tưởng của phan bội châu về tôn giáo, tín ngưỡng (Trang 68 - 74)