Giáo dục ý thức học tập, tinh thần phấn đấu rèn luyện,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên và vận dụng tư tưởng này trong quá trình giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 32)

Chương 1 : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC THANH NIÊN

1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên

1.2.4. Giáo dục ý thức học tập, tinh thần phấn đấu rèn luyện,

ngừng vươn lên cho thanh niên

Đối với thanh niên, để thực sự là lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh dạy: “họ cần phải học tập, tu dưỡng và trau dồi đạo đức cách mạng”. Xác định rõ “Nhiệm vụ chính của thanh niên là học” [43, tr. 398] và phương pháp học tập hiệu quả, đó là: “Về giáo dục thì học tập phải kết hợp với đạo đức cộng sản và lao động chân tay, khiến cho thanh niên nam nữ khi ra khỏi trường đã trở thành những người “học hay cày giỏi” [45, tr. 334].

Với thanh niên, học tập là lao động, học tập cũng là đạo đức. Hồ Chí Minh thường dạy: thanh niên phải học tập toàn diện, học văn hóa, khoa học, kỹ thuật, quân sự và chính trị. Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh việc học tập chính trị, học tập lý luận Mác – Lênin, bởi vì đó là những môn học dẫn lối, chỉ đường, củng cố đạo đức cách mạng cho thanh niên. Đồng thời, nó giúp cho việc nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị của họ, để họ làm tốt công tác mà Đảng, Đoàn…giao phó. Chỉ có học tập toàn diện, thanh niên mới trở thành người có đức, có tài.

Học các kiến thức giảng dạy trong nhà trường, theo Hồ Chí Minh, là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Hồ Chí Minh dạy: thanh niên sinh viên phải có quan điểm thực tiễn trong học tập, nghĩa là phải học trong nhân dân, học trong mối quan hệ với giai cấp cách mạng, tham gia vào đời sống chính trị, vào các hoạt động xã hội…Người cũng căn dặn họ phải học ngay ở những thanh niên kiểu mẫu. Quan điểm này của Hồ Chí Minh không chỉ xuất phát từ nhiệm vụ giáo dục và học tập ở bậc đại học, mà cao hơn nữa là giáo dục thanh niên trở thành những con người toàn diện, những “trí thức hoàn toàn”. Hồ Chí Minh viết: “Một người học xong đại học có thể gọi là có tri thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại, công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y chỉ có tri thức một nửa. Tri thức của y là tri thức học sách, chưa phải tri thức hoàn toàn. Y muốn thành tri thức hoàn toàn, thì phải đem cái tri thức đó áp dụng vào thực tế” [41, tr. 235].

Đối với thanh niên trí thức trong điều kiện hòa bình, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến hai chữ học tập. Năm 1959, Người viết: “Ngày nay, ta đã độc lập, tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của nước ta. Muốn xứng đáng vai trò người chủ, thì phải học tập” [43, tr. 398]. Ngôn từ rất giản dị, nhưng nội dung mà nó biểu đạt thật sự mang ý nghĩa sâu rộng. Thanh niên được xem là người chủ tương lai của nước nhà. Người chủ tương lai ấy cần có

một phẩm chất quan trọng là có trí thức nhờ ra sức học tập. Những thanh niên trí thức đó chính là chủ nhân đích thức của một nước Việt Nam mới. Đây là một sự trân trọng, cũng là một kỳ vọng mà Hồ Chí Minh gửi gắm ở tầng lớp thanh niên trí thức. Thanh niên chỉ tỏ rõ vai trò của mình khi không ngừng nâng cao phẩm chất tri thức ở mỗi người. Con đường để nâng cao phẩm chất trí thức không gì khác chính là học tập.

Hồ Chí Minh rất quan tâm giáo dục và vun trồng những truyền thống mới, cách mạng và hiện đại, nhất là cho thế hệ trẻ. Không những về lý tưởng chính trị, đạo đức cách mạng, mà cả về lối sống tập thể, có tổ chức và kỷ luật, về những thói quen khoa học, tác phong công nghiệp. Năm 1963, nhân dịp thành lập Hội phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hồ Chí Minh giao cho Hội một nhiệm vụ: “Hội còn có nhiệm vụ dạy bảo các cháu thiếu nhi về khoa học, kỹ thuật, làm cho các cháu ngay từ thuở nhỏ đã biết yêu khoa học, để mai sau các cháu trở thành những người có thói quen sinh hoạt và làm việc khoa học” [36, tr. 293].

Cùng với sự quan tâm đào tạo họ về văn hóa – khoa học – kỹ thuật, Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo cho thanh niên về chính trị. Người đòi hỏi thanh niên trí thức phải trả lời dứt khoát câu hỏi: “Học để làm gì? Học để phục vụ ai?” [45, tr. 173]. Và câu trả lời của thanh niên chỉ có thể Học để làm tròn nhiệm vụ người trí thức xây dựng chủ nghĩa xã hội, học để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, đó là “hạt nhân” của người trí thức xã hội chủ nghĩa [32, tr. 145]. Khi nói về cách mạng với người trí thức, Hồ Chí Minh nói: “Cách mạnh rất cần trí thức và thực ra chỉ có cách mạng mới biết quý trọng trí thức” [32, tr. 103]. Nhưng trọng trí thức như thế nào? Không phải tất cả bất cứ tri thức nào cũng đều phải trọng. “Trí thức đáng trọng là trí thức hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân” [32, tr. 214].

Với Hồ Chí Minh, đức và tài là hai yếu tố cốt yếu nhất của nhân cách, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có đức mà không có tài thì làm

việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì không thể đem tài đó phụng sự được nhân dân. 40 năm trước đây, tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ II, Hồ Chí Minh đã dạy: “Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người…” [45, tr. 172]. Quan điểm đức – tài của Hồ Chí Minh không chỉ định hướng cho công tác đào tạo, lựa chọn cán bộ, trong việc xây dựng con người mới mà còn là sự chỉ dẫn quý báu cho thanh niên phát triển nhân cách của một một cách đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên và vận dụng tư tưởng này trong quá trình giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)