Xây dựng đội ngũ nhà báo, đổi mới qui trình sản xuất các chương trình truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chỉ dẫn tiêu dùng trên truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (Trang 92 - 109)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Xây dựng đội ngũ nhà báo, đổi mới qui trình sản xuất các chương trình truyền hình

đại cả về nội dung, cách tổ chức sản xuất, công nghệ sản xuất và truyền dẫn phát sóng chương trình. Tất cả các yếu tố nói trên hỗ trợ, đan xen, tạo nên hiệu quả và tạo nên tác động không nhỏ đến công chúng khán giả. Truyền hình hiện đại mang đến tiện ích tối đa cho người xem, như truyền hình theo yêu cầu, truyền hình internet, truyền hình Mobile TV, đồng thời tăng cường sự tương tác và tính chủ động của khán giả trong tiếp nhận thông tin và hưởng thụ truyền thông. Nội dung của các chương trình truyền hình hiện đại không đơn thuần là truyền thông một chiều áp đặt mà có sự phản hồi, tương tác và luôn hướng tới khán giả mục tiêu của mình với những nội dung thông tin thiết thực nhất, gần gũi nhất. Điều này cũng đang đặt ra những thách thức mới trong chiến lược phát triển truyền hình chuyên nghiệp và hiện đại. Để báo chí Việt nam nói chung và báo truyền hình nói riêng phát triển đúng hướng và bắt kịp với xu thế báo chí hiện đại, các cơ quan quản lý báo chí cần hoạch định chiến lược lâu dài cho sự phát triển báo chí tầm vĩ mô, cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn lực con người và trình độ năng lực người làm báo.

3.2. Xây dựng đội ngũ nhà báo, đổi mới qui trình sản xuất các chương trình truyền hình chương trình truyền hình

3.2.1. Đào tạo nâng cao nghiệp vụ phóng viên, biên tập viên và đội ngũ sản xuất chương trình

Tính đến tháng 3-2012, cả nước có 785 cơ quan báo chí in, với 1.003 ấn phẩm. 67 Đài Phát thanh, truyền hình, trong đó có ba đài trung ương (VTV, VTC, VOV) và các đài phát thanh truyền hình địa phương, 200 kênh truyền hình trong nước và 67 kênh nước ngoài. Cả nước có 46 báo điện tử và tạp chí điện tử, 287 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng ngàn trang tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Hiện có trên 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, trong đó nhiều phóng viên, biên tập viên có trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ khá, góp phần đưa nền báo chí cách mạng nước ta ngày càng tiếp cận với những chuẩn mực của một nền báo chí chuyên nghiệp và hiện đại.

Những nhà báo được xã hội công nhận là những trí thức, những người hiểu biết nhưng thực tế sự phát triển của đội ngũ nhà báo về năng lực và số lượng chưa thực sự tương xứng với kì vọng của đông đảo công chúng. Trong tương lai không xa, khi mà nền báo chí phát triển, tri thức phát triển mạnh mẽ hơn nữa thì nhà báo càng cần nỗ lực không ngừng trong việc trau dồi kĩ năng và tích lũy kiến thức. Vấn đề niềm tin của công chúng vào báo chí sẽ không đáng lo ngại nếu đội ngũ những người làm báo đáp ứng được những tiêu chí khắt khe nhất của nghề nghiệp. Nhà báo “giỏi” sẽ cho ra đời những tác phẩm báo chí hay, xuất sắc và thu hút công chúng.

Điều đầu tiên là nhà báo cần không ngừng nâng cao trình độ chính trị, giữ vững quan điểm, lập trường của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản lĩnh chính trị là một trong những phẩm chất vô cùng quan trọng của người làm báo, hình thành nên quan điểm, tư tưởng và tác phong tác nghiệp của người làm báo. Vì vậy, phẩm chất hàng đầu của người làm báo là phải có bản lĩnh chính trị, trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp phát triển của đất nước. Để có được bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng, đáp ứng yêu cầu phẩm chất đạo đức của người làm báo theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi nhà báo phải nắm chắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì mới có thể tuyên truyền đến nhân dân. Thứ hai, trong những điều kiện phức tạp của nền kinh tế thị trường, bên cạnh những đòi hỏi về năng lực, trình độ chuyên môn thì những yêu cầu về phẩm chất và đạo đức nghê nghiệp, trách nhiệm xã hội càng cần đặt ra đối với đội ngũ những người làm báo. Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức đối với người làm báo hết sức quan trọng và không thể thiếu. Đạo đức ở đây không phải là thứ đạo đức chung chung, trừu tượng, mơ hồ, mà cụ thể là đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp. Xuất phát từ chỗ xác định nhà báo cũng là chiến sĩ cách mạng, Bác yêu cầu: “Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng”.

Chúng ta hay bàn về báo chí chuyên nghiệp tức là những người làm một nghề, sống một nghề. Phần lớn nhà báo hiện nay là như vậy nhưng vẫn bị phê phán chưa phải là chuyên nghiệp. Báo chí càng rộng mở bao nhiêu, nhà báo càng phải quan tâm đến trách nhiệm nghề nghiệp bấy nhiêu. Tính không chuyên nghiệp của ta chính là trách nhiệm nghề nghiệp chưa đầy đủ. Người làm báo có trách nhiệm khi biểu dương nhân tố mới hay phanh phui các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu… đều phải trung thực, không thổi phồng, bóp méo, bôi đen hoặc tô hồng. Vì vậy, người làm báo cần làm tròn trách nhiệm của mình và phải đấu tranh, chống những hành vi lợi dụng nghề nghiệp để làm những việc tiêu cực, bóp méo thông tin, làm giảm sự tin cậy của xã hội đối với báo chí.

Người làm báo giữ vị trí rất quan trọng nên phải giữ phẩm chất của mình. Cũng như làm các nghề khác, nhà báo cũng khó tránh khỏi sai phạm, khuyết điểm. Khuyết điểm nào cũng phải sửa chữa nhưng có những khuyết điểm không thể sửa chữa được. Khi đã viết ra không đúng sự thật có cải chính cũng không thể lấy lại danh dự được cho họ. Vì vậy, khi trong lòng còn thấy hồ nghi thì đừng bao giờ hạ bút. Bác Hồ đã dạy các nhà báo: Khi không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viêt”. Đó là lương tâm nghề nghiệp, đạo đức của những người làm báo chân chính. Chúng ta giữ cho nghề của mình và quan trọng hơn là chúng ta giữ cho nền báo chí phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

Thực tế thì trong thời gian qua, chúng ta làm rất tốt việc tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhà báo nhưng việc trau dồi và bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp thì chưa được quan tâm đúng mức. Công tác này cần được đẩy mạnh và tăng cường trong thời gian tới, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi cơ chế cạnh tranh thị trường phát triển mạnh mẽ, nhà báo đứng trước càng nhiều cơ hội bao nhiêu thì cũng là bấy nhiêu thách thức đòi hỏi phải có lập trường, định hướng vững vàng và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Trong thực tế, đã có những nhà báo vì trục lợi mà vi phạm đạo đức nghề nghiệp,

phản ánh sai sự thực, viết báo theo kiểu “đặt hàng”, làm mất đi tính khách quan, trung thực của báo chí, và cũng thật đáng tiếc là đã có những nhà báo phải “ hầu tòa”, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm trong tác phẩm báo chí của mình. Chính vì vậy, rèn luyện đội ngũ nhà báo sắc sảo, giỏi nghề, song điều quan trọng là phải có tâm làm nghề, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng.

Phấn đấu để trở thành nhà báo có đức, có tài là quá trình lâu dài của bản thân mỗi nhà báo, song giải quyết vấn đề này cần có sự đồng bộ cả 3 mặt: sự tự giác rèn luyện của bản thân nhà báo, kỹ năng đào tạo sinh viên báo chí của các trường đại học và trách nhiệm quản lý cán bộ, phóng viên của cơ quan báo chí. Những năm gần đây, các sinh viên khoa báo chí đã được học môn Đạo đức nghề báo và luật báo chí, song vấn đề đặt ra trong kỹ năng đào tạo là cần thông qua các bài học thực tiễn và phải luôn được bổ sung, đổi mới bằng các buổi báo cáo thực tế, sinh hạt chuyên đề, hội thảo… để có thêm những kiến thức và những bài học kinh nghiệm đúc rút từ thực tế. Vấn đề trách nhiệm quản lý cán bộ, phóng viên cũng cần được coi trọng hơn nữa. Đó là trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ, giáo dục họ bằng nhiều cách trong đó cần có sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức như Chi bộ Đảng, chi hội Nhà báo, Công đoàn, Đoàn thanh niên. Mặt khác cần tổ chức thường xuyên các đợt tập huấn về đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo, nhất là các nhà báo trẻ. Hiện nay chúng ta mới chỉ chú trọng tập huấn nghiệp vụ mà chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Chúng ta đã có luật báo chí năm 1989 và được sửa đổi bổ xung năm 1999, có Nghị định của Chính phủ qui định chi tiết việc thi hành luật, có 9 điều qui ước đạo đức báo chí Cách mạng Việt nam và có rất nhiều văn bản, chỉ thị , nghị quyết của Đảng, Nhà nước về nâng cao vai trò, vị trí của báo chí và những yêu cầu nhiệm vụ đối với những người làm báo trong tình hình mới. Những văn bản, chỉ thị này, theo tình hình thực tế, cần được tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện. Đặc biệt là căn cứ vào nội dung của “ Qui ước đạo đức báo chí Việt nam”, cần có những tổng kết, rút ra những bài học thực tiễn.

Riêng đối với những nhà báo tham gia sản xuất và tổ chức sản xuất các chương trình thông tin tư vấn tiêu dùng hiện nay, đây là mảng nội dung chương trình tiếp xúc nhiều nhất và gần nhất với cơ chế thị trường, với các doanh nghiệp, các thương hiệu, sản phẩm nên nếu nhà báo không vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức thì rất dễ tạo nên các sản phẩm sai lệch thông tin, ảnh hưởng đến doanh nghiệp cũng như quyền lợi của người tiêu dùng… Với những phóng viên của các chương trình có nội dung thông tin tư vấn tiêu dùng trên Đài PT – TH Hà Nội thường xuyên tiếp xúc với các công ty, đơn vị doanh nghiệp có nhu cầu PR, quảng cáo cho đơn vị mình, sẵn sàng có những thỏa thuận về kinh tế để có những thông tin có lợi cho thương hiệu, sản phẩm của mình nên nếu phóng viên không vượt qua được những vụ lợi cá nhân trong quá trình tác nghiệp thì việc giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp để không bẻ cong ngòi bút càng là điều cần đặt ra. Chính vì vậy, cần thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng để đội ngũ làm chương trình truyền hình thông tin tư vấn tiêu dùng ngoài việc hiểu, nắm vững các chính sách, thông tin kinh tế, thị trường, còn cần hiểu và thực hiện theo đúng luật báo chí, qui ước đạo đức nghề nghiệp báo chí. Bên cạnh đó, đội ngũ các công tác viên sản xuất chương trình tại các công ty truyền thông cũng rất cần được thường xuyên tập huấn, đào tạo, trau dồi kỹ năng nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra cần phát huy và khai thác hiệu quả nguồn trí tuệ của xã hội từ các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà tư vấn chuyên môn tham gia để nâng cao chất lượng chương trình.

3.2.2. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình có nội dung thông tin chỉ dẫn tiêu dùng:

Có thể nói việc đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình là việc làm thường xuyên liên tục của các đài truyền hình. Người làm truyền thông phục vụ công chúng không bao giờ cho phép dừng lại, thỏa mãn với những gì đã làm được, bởi dừng lại chính là tụt hậu và cần hình thành việc đánh giá và nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình như một thói quen, có như vậy mới sáng tạo nên những chương trình truyền hình hay, hấp dẫn và hiệu quả.

Rất nhiều cuộc hội thảo với nhiều giải pháp được đưa ra để đánh giá và nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình. Tại hội thảo "Đánh giá và quản lý chất lượng chương trình truyền hình" nằm trong khuôn khổ Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 31- năm 2011, bà Nobuko Shiraishi - Đài Truyền hình NHK Nhật cho biết “Là đài truyền hình công, chúng tôi cố gắng đến được với càng nhiều khán giả càng tốt trong khi vẫn đảm bảo nhu cầu và độ hài lòng của người xem”. Câu nói này khiến chúng ta suy nghĩ, phải chăng khán giả chính là thước đo khách quan nhất đối với một chương trình truyền hình.

Thực tế đã khẳng định một chương trình truyển hình hay và hấp dẫn cần đạt tới sự hài lòng của khán giả, tức là đảm bảo tính thiết thực, hấp dẫn và hiệu quả. Điều này đối với các chương trình truyền hình chỉ dẫn tư vấn tiêu dùng lại càng quan trọng hơn hết. Bởi trước hết, tiêu chí của các chương trình này là chỉ dẫn, tư vấn cho người xem các kiến thức và các vấn đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày nên việc đáp ứng nhu cầu khán giả, làm hài lòng khán giả chính là chương trình chỉ dẫn, tư vấn tiêu dùng đã thành công. Như vậy, vấn đề đặt ra là cần đổi mới nội dung chương trình tư vấn tiêu dùng trên truyền hình, ngoài những tiêu chí cần thiết của thông tin báo chí như khách quan, trung thực, chính xác thì cần đặc biêt chú trọng là thông tin phải phù hợp, thiết thực, hấp dẫn, dễ hiểu, phổ cập sao cho khán giả xem, hiểu, ưa thích, dễ áp dụng trong đời sống hàng ngày.

Thông tin của chương trình truyền hình cần nhất là làm sao để đến gần nhất với khán giả. Đổi mới nội dung chương trình truyền hình cũng có nghĩa là luôn đề cập đến những vấn đề mới, nóng, được nhiều người quan tâm, tránh đề cập đến những chuyện quá quen thuộc, sáo mòn, thiếu tính hấp dẫn.

Một việc vô cùng quan trọng để có thể nâng cao chất lượng nội dung chương trình và thu hút khán giả, đó là cần thường xuyên nghiên cứu đối tượng công chúng, theo dõi thường xuyên chỉ số khán giả của đài mình,

kênh mình, chương trình mà mình sản xuất và tìm hiểu về thị hiếu và nhu cầu của công chúng, xác định rõ đâu là đối tượng khán giả mục tiêu. Muốn sản xuất được một chương trình truyền hình hay, hấp dẫn, cần trả lời được các câu hỏi: Chương trình này hướng đến đối tượng khán giả nào, khán giả đó cần gì, sẽ xem chương trình như thế nào, tâm lý đón nhận ra sao, sở thích của đối tượng khán giả đó là gì?..

Đổi mới một chương trình truyền hình cũng rất cần chú ý đến việc thay đổi hình thức thể hiện chương trình. Điều này đối với báo hình lại càng quan trọng bởi hình ảnh luôn tác dộng trực tiếp đến giác quan, cảm nhận của người xem. Một chương trình có kết cấu phù hợp, MC bắt mắt, ngôn ngữ chương trình trong sáng, dễ hiểu, âm nhạc, hình cắt, hình nền đẹp, chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tốt đối với khán giả. Hình ảnh là yếu tố luôn tác động trực tiếp đến người xem, chính vì vậy, đối với một chương trình truyền hình, cần luôn đổi mới, thay đổi cách thể hiện màn hình, từ những yếu tố nhỏ nhất như bảng chữ, màu sắc thể hiện đến âm nhạc, phông nền, trường quay đều cần liên tục đổi mới, đảm bảo tính thẩm mỹ. Truyền hình trong xu thế phát triển báo chí thì yếu tố hiện đại là rất quan trọng. Như vậy, hình thức thể hiện của một chương trình truyền hình cũng cần đạt đến yếu tố này, tức là phải đẹp, hiện đại , chuẩn mực…

Bên cạnh đó, cần quan tâm đổi mới qui trình sản xuất các chương trình truyền hình, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất chương trình. Do đặc điểm của sản phẩm truyền hình là các chương trình phong phú, đa dạng và có tính chất đặc thù riêng (về văn hóa, nghệ thuật, kinh tế,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chỉ dẫn tiêu dùng trên truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (Trang 92 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)