7. Kết cấu của luận văn
2.6. Những bất cập của các chương trình có nội dung thông tin chỉ dẫn, tư vấn tiêu dùng
dẫn, tư vấn tiêu dùng trên truyền hình Hà Nội
2.6.1. Xu hướng thương mại hóa, quảng cáo trá hình
Thương mại hóa báo chí là quá trình mà trong đó các cơ quan báo chí tìm cách tăng thu nhập cho mình bằng cách tăng thu nhập cho mình bằng các hoạt động kinh tế khác bên cạnh việc kinh doanh các loại hình thông thường. Đó có thể là các hoạt động quảng cáo sản phẩm, thâu tóm các khâu trong quá trình làm báo: in ấn, phát hành. Phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ gia tăng trên tờ báo hoặc cũng có thể tham gia vào các lĩnh vực kinh tế khác.
Trong nền kinh tế thị trường và trong bối cảnh hiện thương mại hóa toàn cầu, hầu như trong mọi lĩnh vực, nghề nghiệp đều chịu ảnh hưởng của lợi ích từ quảng cáo và thương mại. Bước tiến lớn của làng báo Việt Nam là tự chủ về tài chính; có nghĩa không phải dựa vào ngân sách nhà nước, tiền bán báo, tiền đăng quảng cáo dùng để bù đắp được những khoản chi. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế báo chí chính là thông qua các trang quảng cáo. Quảng cáo nhiều do nhà quảng cáo biết tìm đúng tờ báo có nhiều người đọc là điều đáng mừng, chứ không phải là chuyện đáng lo ngại. Mức độ quảng cáo chính là thước đo tốc độ phát triển của nền kinh tế, của sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức tôn trọng người tiêu dùng. Quảng cáo lố lăng lại là chuyện khác.
Hiện nay những nguồn thu chủ yếu của báo chí đều gồm: - Những khoản thu tài chính từ quảng cáo
- Những khoản thu nhờ bán báo, phát sóng…
- Những khoản thu từ các hoạt động thương mại dưới các hình thức khác - Những khoản tiền đóng góp từ bên ngoài.
Và nền tảng cho những khoản thu bằng tiền này là khoản thu từ quảng cáo đem lại.
Cũng như tất cả các tờ báo trên thế giới, báo chí Việt Nam cũng đang phải vật lộn với cuộc đấu tranh để duy trì nguồn thu nhập cho mình. Nguồn thu từ doanh thu bán báo đã gần như không còn ý nghĩa. Các tờ báo đang phải cố gắng thu hút quảng cáo để bù lại nhiều khoản chi phí: chi phí phát hành, nhuận bút, lương cho phóng viên… Trong vài năm trở lại đây, ngành quảng cáo của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đó cũng là một cơ hội để báo chí tận dụng. Các tờ báo lớn ra hằng ngày hiện nay đều có những trang quảng cáo riêng biệt, in thêm với các thông tin hằng ngày…
Trong lĩnh vực truyền hình, những chương trình mang tính thương mại cũng phát triển, dưới hình thức tài trợ cho các chương trình, quảng cáo đã len lỏi vào công chúng. Trên các trang báo điện tử, một diện tích lớn của khuôn hình đã được nhường chỗ cho các banner, các logo quảng cáo…
Như vậy, quá trình thương mại hóa báo chí là một quá trình tất yếu để tồn tại, và nó cũng mang những ý nghĩa tích cực, mang đến xu hướng làm báo năng động, hiện đại, có cạnh tranh lành mạnh, tự chủ về tài chính… Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải thực hiện sao cho nội dung thông tin đem đến cho công chúng phải chân thật và không được phép đăng tin chỉ vì tiền, bỏ qua tính chân thật, tính giáo dục, tính văn hóa trong thông tin để theo đuổi mục đích bán báo chạy với bất cứ giá nào. Phóng viên, nhà báo cần dung hòa giữa đạo đức nhà báo với cạnh tranh nghề nghiệp, thương mại báo chí với việc khai thác thông tin và thể hiện thông tin. Tại hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 ngày 30/3/2012 tại Quảng Ninh, đồng chi Đinh Thế Huynh, Trưởng ban tuyên giáo Trung Ương đã nói: “ Thương mại hóa để phát triển lành mạnh là tốt nhưng không thể thương mại hóa chỉ vì lợi ích cục bộ mà làm phương hại tới lợi ích của đât nước và nhân dân”
Hiện nay, trong thực tế, khi nói đến thương mại hóa hóa chí, người ta thường hiểu nhiều theo nghĩa tiêu cực, coi đó như một xu hướng xấu, chỉ sự phát triển của những tờ báo lá cải, giật gân, câu khách, kiếm tiền bằng bất cứ giá nào. Ở truyền hình, xu hướng này được biểu hiện bằng việc phát triển ồ ạt các hình thức thông tin quảng cáo, quảng cáo trá hình tràn ngập trong các chương trình truyền hình, gây phản cảm cho khán giả
Có thể khẳng định quảng cáo là nguồn thu chính của truyền hình, song khai thác quảng cáo như thế nào, thời lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào, mức độ đến đâu lại là chuyện không đơn giản. Nếu quảng cáo thái quá, vượt qua giới hạn, không đảm bảo tính chính xác, độ trung thực, khách quan của thông tin, thời lượng quá nhiều hoặc ở những vị trí giờ phát sóng không phù hợp, hình thức thể hiện phản cảm theo kiểu “nói lấy được” thì đó chính là biểu hiện của thương mại hóa trên truyền hình.
Đối với các chương trình có nội dung thông tin chỉ dẫn tiêu dùng trên truyền hình Hà Nội, bên cạnh những ưu điểm là cơ bản, vẫn còn những chương trình mang nặng tính thương mại và nhiều biểu hiện quảng cáo trá hình. Nặng tính thương mại trong một chương trình truyền hình thường biểu hiện ở việc chương trình không đúng với tôn chỉ, mục đích của chương trình, ít tính tri thức, khoa học, xã hội mà nặng về thương mại, PR, giới thiệu sản phẩm.
Ví dụ chương trình Kiến thức gia đình phát sóng sáng chủ nhật trên kênh 1, nếu đúng theo tên gọi và tiêu chí của chương trình thì đây là chương trình tư vấn về kiến thức chăm sóc sức khỏe, nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, văn minh, tiến bộ song qua khảo sát kết cấu thường thấy của chương trình, thông tin kiến thức chỉ chiếm 20%, còn lại là giới thiệu về các dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sức khỏe. Ví dụ: Nội dung về chăm sóc da, chỉ 20giây đầu nói về các biểu hiện của viêm da là thông tin tri thức, sau đó chuyển sang giới thiệu một SPA chăm sóc da…..Thậm chí có những chương trình 100% nội dung thông tin thương mại, có phần nội dung tiểu mục trích nguyên xi nội dung clip TVC quảng cáo thương mại trên truyền hình .
Chương trình Diễn đàn thị trường nếu đúng theo tên gọi chương trình phải là diễn đàn thảo luận, bàn thảo về các vấn đề thị trường thì thay vào đó là những thông tin về thị trường, diễn biến, xu hướng thị trường. Nội dung chương trình số 94 phát sóng năm 2011 kết cấu và nội dung như sau:
- 50 giây TVC quảng cáo về sữa TH True milk
- Mục: Góc nhìn thị trường: 3 phút phóng sự về nhà máy và dây chuyền sản xuất sữa TH True milk tại Nghệ An
- Mục : Xu hướng thị trường gồm:
+ 1/ Căn bệnh Đái tháo đường, quảng cáo và giới thiệu thuốc tiểu đường Nam Lạng (Công ty cố phần dược Nam Lạng)
+ 2/ Hội thảo về hiện trạng sữa với người tiêu dùng + 3/ Nhà hàng ẩm thực Ngoại ô quán
Có thể nhận thấy rất rõ yếu tố quảng cáo, thương mại trong chương trình. Toàn bộ nội dung chương trình đều nhằm quảng bá và giới thiệu cho các sản phẩm, các thương hiệu và các doanh nghiệp khác nhau.
Một bất cập nữa trong các chương trình thông tin chỉ dẫn tư vấn tiêu dùng trên truyền hình Hà Nội đó là chỉ dẫn tiêu dùng lồng ghép với quảng cáo và giới thiệu sản phẩm, và ranh giới giữa 2 yếu tố này rất mỏng manh và khó xác định. Có một thực tế là gần 70% các chương trình có nội dung thông tin chỉ dẫn tiêu dùng đều do các công ty truyền thông làm và để đảm bảo lợi nhuận, nguồn thu, thì hầu hết các chương trình này đều gắn chỉ dẫn tiêu dùng với quảng cáo, PR sản phẩm, doanh nghiệp.
Ví dụ : Chương trình Tư vấn tiêu dùng là một trong những chương trình xuất hiện khá lâu trên sóng truyền hình Hà Nội, khoảng từ năm 2005- 2006, do Vietlinhk Media sản xuất, được coi là một trong những chương trình xuất hiện sớm với xu hướng thông tin chỉ dẫn tiêu dùng. Xin trích nội dung một chương trình phát sóng năm 2011 như sau:
Quý vị và các bạn thân mến! Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong những tháng đầu đời là vấn đề được rất nhiều các bà mẹ quan tâm bởi ai cũng muốn con mình phát triển tòan diện, thông minh và mạnh khỏe. Vậy cách lựa chọn sữa như thế nào là tốt nhất cho trẻ nhỏ? Ngay bây giờ, xin mời quý vị và các bạn lắng nghe chuyên gia... tư vấn về vấn đề này:
Câu hỏi: Xin chào chị, chị có biết về thông tin gì về sữa non không ạ?
NV1: Trước đây mình không biết gì về sữa này, nhưng khi mình sinh bé nhà mình mình có nghe mẹ chồng nói về sữa non nên mình cũng biết
NV2: Sữa non ư! Mình chưa bao giờ nghe đến từ này cả
NV3: Mình cũng có nghe nhắc đến sữa này, nhưng cũng chưa hiểu rõ là gì và tác dụng ra sao nên mình chưa dùng.
Qua chùm ý kiến bên trên hẳn quý vị và các bạn đã thấy được những hiểu biết khác nhau của chị em về sữa non. Tuy nhiên ở, Việt Nam, sữa non là một khái niệm còn mới đối với đa số các chị em. Trong khi đó, khái niệm và tác dụng của sữa non đã không còn xa lạ đối với phụ nữ tại nhiều nước khác trên thế giới. Vì vậy để giúp chị em đặc biệt là các bà mẹ sau khi sinh có thêm thông tin về dòng sữa này Tư vấn tiêu dùng hôm nay sẽ cùng quý vị và các bạn tìm hiểu về sữa non cũng như giá trị mà dòng sữa này mang lại.
Bác sĩ trả lời: Sữa non là sữa của mẹ được tiết ra 48 tiếng đầu tiên sau khi sinh. Ngoài việc chuyền cho bé những chất sinh trưởng, sữa non còn cung cấp một lượng lớn chất kháng thể tự nhiên. Những kháng thể tự nhiên có trong sữa non sẽ giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể của bé ngay cả khi bé trưởng thành. Bởi thế, bé sẽ luôn được mạnh khỏe, giảm ốm đau, bệnh tật, mắc bệnh truyền nhiễm…
PV: Vậy thưa bác sĩ có thể cho khán giả được biết sữa non có khác gì với sữa mẹ bình thường?
Bác sĩ trả lời: Sữa non là sữa đặc biệt bổ sung các kháng thể giúp bé chống lại các vi khuẩn và bệnh tật như IgG, IgA, IgM… Mà sữa bình thường không có được. Nhiệm vụ của các immunoglobulin là tiếp cận các vật thể lạ và kích hoạt các chức năng giúp ngăn chặn sự thâm nhập của các bệnh truyền nhiễm cũng như đưa ra khỏi cơ thể những yếu tố gây bệnh. Các immunoglobulin tham gia tiêu diệt các tế bào lạ cũng như chống lại vi khuẩn và virus. Phổ biến nhất trong các immunogubin là IgG. Các immunoglobulin có vai trò rất lớn trong sự hình thành các kháng thể…
MC đọc nền: Sữa non có chứa các kháng thể miễn dịch quan trọng giúp cơ thể bé chống lại vi khuẩn và bệnh tật. Các kháng thể quan trọng nhất giúp bổ sung và phát triển hệ miễn dịch của bé chính là 5 yếu tố chính IgG, IgA, IgM, IgE, và IgF hay còn gọi là immunoglobulins. Trong đó, sữa non là nguồn cung cấp 3 kháng thể vô cùng quan trọng là IgG, IgA, và IgM. Sữa non là nguồn sữa quý giá tuy nhiên điều này không phải ai cũng biết nên có nhiều bà mẹ đã bỏ đi nguồn sữa này. Các nhà khoa học và các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng sữa non của bò cũng có những chất kháng thể quý giá tương đương như sữa non của người mẹ. Hiểu được điều này các nhà nghiên cứu của công ty thực phẩm chứa năng hang đầu của New Zealand - Goodhealth - đã nghiên cứ và cho ra đời sản phẩm sữa non Good Health Colostrum
PV đại điện của Goodhealth ( sử dụng băng tư liệu có sẵn)
Đọc dịch : Xin chào, tôi là Jenni Lane. Nhiệm vụ chính của tôi là phát triển sản phẩm. Hôm nay tôi muốn giới thiệu tới các bạn sản phẩm sữa non Good Health - sản phẩm mà tôi ưa thích nhất. Tại Good Health, chúng tôi sản xuất sản phẩm sữa non từ những con bò chất lượng tốt nhất, chỉ ăn cỏ được trồng trên mảnh đất xinh đẹp NZ. Chúng tôi sử dụng các phương tiện hiện đại nhất để đưa trực tiếp sữa non trực tiếp từ cánh đồng đến thẳng nơi sản xuất nhằm đảm bảo không mất đi bất kì số lượng chất dinh dưỡng quý giá có trong sữa non nào hết. Chúng tôi sử dụng công nghệ lọc mới tại 72 độ trong vòng 15 giây để giúp ngăn ngừa bất cứ nguy cơ nhiễm khuẩn.
MC đọc nền:
Khi sử dụng Sữa non Goodhealth Colostrum con bạn sẽ được tăng cường hệ
miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể, phòng và chống các bệnh thường gặp ở trẻ. Ngoài ra Sữa non Colostrum còn thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển các tế bào bao gồm các tế bào biểu mô, các mô và sụn, xương, thúc đẩy sự phát triển các cơ. Cung cấp các chất dinh dưỡng, bổ sung các vitamin, protein, khoáng chất….. Điểm đặc biệt trong sữa non Good Health chính là hàm lượng và các yếu tố dinh dưỡng có trong sản phẩm Good Health: yếu tố miễn dịch IgG, IgA, IgM, yếu tố tăng trưởng, insulin, và các khoáng chất, vitamin…. giúp bé có được hễ miễn dịch hoàn hảo nhất.
MC nổi hình: Các sản phẩm của Good Health đã có mặt trên hơn 20 nước và hiện nay đã được bán rộng rãi tại Việt Nam. Vì vậy các bà mẹ hoàn toàn có thể mua sữa non cho bé yêu nhà mình một cách dễ dàng. Chúc các bé yêu nhà bạn luôn mạnh khỏe. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm bạn có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn tại của Good Health theo số 04.2210. 8920 hoặc truy cập website: www.goodhealth.com.vn.”
Có thể nói , chương trình Tư vấn tiêu dùng nói trên đã lồng ghép giữa việc tư vấn, chỉ dẫn các thông tin khoa học về sữa non và giới thiệu, PR cho sản phẩm sữa non Good Health của New Zealand nói riêng. Khán giả và bạn xem truyền hình khi xem chắc chắn sẽ đặt ra vấn đề ranh giới giữa
quảng cáo và thông tin chỉ dẫn tiêu dùng phân biệt như thế nào? Có ranh giới này hay không? Xin thưa, ranh giới hầu như không có mà rất mỏng manh, khó phân biệt. Vấn đề được đặt ra là cần cân bằng, hài hòa giữa thông tin tri thức, chỉ dẫn và thông tin quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Để đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất và giải quyết vấn đề nguồn tài trợ cho chi phí sản xuất chương trình thì việc lồng ghép và quảng bá, giới thiệu sản phẩm trong chương trình tư vấn, chỉ dẫn tiêu dùng là không thể tránh khỏi, song việc cân bằng thông tin là rất quan trọng. Biên tập viên tổ chức sản xuất chương trình cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề này, gia tăng thêm thông tin hướng dẫn khoa học, cách sử dụng cho người xem sao cho đế nhớ, dễ hiểu, gần gũi và thiết thực, tránh tuyệt đối việc quảng bá quá nhiều cho thương hiệu và sản phẩm của nhà sản xuất cụ thể như trong chương trình vừa ví dụ nêu trên.
Qua khảo sát một số chương trình chỉ dẫn tư vấn tiêu dùng trên truyền hình Hà Nội thấy nhiều chương trình còn nặng thông tin quảng bá, PR sản phẩm, tính chỉ dẫn, tư vấn thấp, đặc biệt việc chạy chữ liên tục số điện thoại và địa chỉ cung cấp sản phẩm hoặc cơ sở sản xuất là yếu tố gây phản cảm đối với khán giả và làm cho chương trình mang nặng tính thương mại và yếu tố quảng cáo trá hình.
2.6.2. Tình trạng mua kênh, bán sóng truyền hình, tư nhân núp bóng truyền thông Nhà nước sản xuất chương trình phát sóng:
Ngày nay, khái niệm xã hội hóa không còn xa lạ. Nó đã được hiểu là “làm cho mang tính xã hội” hay “huy động toàn xã hội tham gia”. Cũng