.Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại các xã vùng sâu, vùng xa (Trang 29 - 31)

Stt Tỉnh Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet (%) Stt Tỉnh Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet (%) 1 Kiên Giang 20 16 Phú Thọ 3

2 Đăk Nông 13,16 17 Trà Vinh 2,59

3 Bạc Liêu 12,9 18 Thái Nguyên 2

4 Lạng Sơn 8,5 19 Bắc Giang 2

5 Quảng Trị 6 20 Quảng Ngãi 2

6 Thanh Hóa 6 21 Bình Phước 2

7 Điện Biên 5,41 22 Sóc Trăng 1,19

8 Lâm Đồng 5 23 Kom Tum 1,09

9 Tuyên Quang 5 24 Quảng Ninh 1

10 Lào Cai 4,4 25 Gia Lai 1

11 Hà Giang 4,4 26 Đăk Lăk 1

12 Hòa Bình 4 27 Yên Bái 1

13 Cao Bằng 3,39 28 Lai Châu 0

14 Băc Kan 3,8 29 Nghệ An 0

15 Sơn La 3 30 Ninh Thuận 0

Tỷ lệ trung bình 4,16

Từ thực tế này cho thấy tỷ lệ hộ gia đình được kết nối Internet tại các xã vùng sâu, vùng xa là 4.16% rất thấp so với tỷ lệ phát triển trung bình của cả nước với mức 13,98%, chính vì vậy việc hỗ trợ người dân tại các xã vùng sâu vùng xa sử dụng Internet là rất cần thiết, nhằm nâng cao trình độ người dân và đảm bảo phát triển kinh tế cũng như đảm bảo ổn định an ninh chính trị.

Từ thực trạng sử dụng máy tính của hộ gia đình đến sử dụng kết nối Internet của hộ gia đình từ kết quả thu thập số liệu khảo sát được tại hai bảng số liệu trên ta thấy: Số liệu kết nối Internet của hộ gia đình cao hơn số lượng hộ gia đình có máy tính là do trong gia đình có các thiết bị khác kết nối được Internet như điện thoại, Ipad…Điều đó chứng tỏ một số người dân vùng sâu, vùng xa đã biết đến lợi ích của công nghệ mới đem lại trong cuộc sống, họ có thể tra cứu thông tin. Tuy nhiên theo ông Lý Khánh Hợp chủ tịch xã Ngọc Đông, huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng, thì chỉ những người ra ngoài thị trấn huyện làm ăn mới có điện thoại kết nối Internet, khi về xã mức kết nối rất khó chỉ có mạng Vietell còn có thế kết nối nhưng không ổn định. Còn về máy tính thì thì lác đác cũng có người có nhưng chỉ sử dụng vào mục đích là chơi điện tử vì cấu hình rất thấp. Với người dân nhu cầu về thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản là sống còn trong đời sống hàng ngày. Nhưng trình độ phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa là rất thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém. Chính vì lẽ đó có một chính sách tài chính, đào tạo cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật giúp người dân có thể tự tìm hiểu, tìm ra hướng đi bằng các ứng dụng CNTT, nhất là môi trường Internet nhằm xóa đói giảm nghèo ổn định an ninh xã hội.

2.2. Hiện trạng tin học hóa quản lý hành chính của các xã vùng sâu, vùng xa vùng xa

Trong 2023 xã được thu thập số liệu khảo sát thì tỷ lệ phần trăm máy tính tại UBND xã được kết nối mạng LAN (mạng cục bộ) là 22%. Tuy nhiên, giữa các tỉnh có sự chênh lệch về tỷ lệ UBND xã có mạng LAN là khá cao: Ví dụ, Thái Nguyên là tỉnh có đến 100% số UBND xã có mạng LAN, tiếp đến Thanh Hóa là 83%, Lào Cai và Bình Phước đều đạt 68%. Ngược lại, tại nhiều tỉnh như: Phú Thọ, Kiên Giang, Đăk Nông, Đăk Lak, và Nghệ An, UBND xã

các xã vùng sâu vùng xa chưa có mạng LAN. Tại một số tỉnh khác tỷ lệ này cũng ở mức rất thấp như: Hà Giang, Cao Bằng, Sóc Trăng đạt 2% và Lai Châu và Gia Lai đạt 4%. Hiện vẫn còn đến 25/30 tỉnh khảo sát, tỷ lệ số UBND xã vùng sâu vùng xa đã có mạng LAN còn thấp hơn 50%.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại các xã vùng sâu, vùng xa (Trang 29 - 31)