Tổng hợp ứng dụng CNTT tại các xã vùng sâu, vùng xa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại các xã vùng sâu, vùng xa (Trang 36)

Stt Tỉnh Tổng số xã có dụng máy tính hàng Thời gian TB sử ngày (giờ)

Tỷ lệ cán bộ CCVC sử dụng máy tính cho công

việc (%) 1 Thái Nguyên 52 6,5 45 2 Thanh Hóa 102 6 47 3 Lào Cai 125 6,5 40 4 Bình Phước 43 5 30 5 Bạc Liêu 25 6 35 6 Lạng Sơn 106 6 30 7 Quảng Trị 37 5 30 8 Quảng Ninh 36 6,5 46 9 Sơn La 86 6 40 10 Trà Vinh 38 6 36 11 Ninh Thuận 18 6 30 12 Điện Biên 59 6,2 40 13 Lâm Đồng 49 6 35 14 Yên Bái 70 6,3 45 15 Kom Tum 60 5 28 16 Quảng Ngãi 57 5 20

17 Hòa Bình 102 6 45 18 Bắc Giang 44 6 41 19 Tuyên Quang 58 6,5 46 20 Băc Kan 103 6 47 21 Lai Châu 74 5 30 22 Gia Lai 78 5 30 23 Hà Giang 142 5,5 40 24 Cao Bằng 138 5 39 25 Sóc Trăng 54 6 34 26 Nghệ An 115 5 42 27 Đăk Lăk 38 5 36 28 Đăk Nông 25 5 30 29 Kiên Giang 39 5,5 40 30 Phú Thọ 50 6 47

2.4.2 Mức độ sử dụng các ứng dụng Internet trong công việc

Trong khi các ứng dụng sử dụng Internet (thư điện tử và một số công cụ tìm thông tin) được triển khai rất nhiều tại xã, phường ở đô thị và miền đồng bằng thì tại các xã vùng sâu, vùng xa vẫn là một khái niệm rất mơ hồ, mức độ đơn giản nhất là hộp thư điện tử công vụ được cấp cũng rất thấp, cao nhất trong các tỉnh từ số liệu điều tra là Kiên Giang cũng chỉ được 10%, Bạc Liêu là 9%, còn nhiều tỉnh hộp thư công vụ được cấp rất là thấp chỉ ở mức 0,15% như Lào Cai; mức 0,2% ở rất nhiều như Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang, Hà Giang. Mức độ chênh lệch lớn giữa các tỉnh là do điều kiện kinh tế

và địa lý của các địa phương khác nhau, nên có sự chênh lệch trong việc cung cấp và sử dụng hộp thư điện tử, tỷ lệ CBVC được cấp thư điện tử công vụ rất thấp tại UBND xã. Chính vì việc cấp hộp thư điện tử công vụ chưa được triển khai rộng khắp nên hầu hết cán bộ, công chức hiện đang sử dụng dịch vụ hộp thư điện tử miễn phí trong trao đổi công việc.

Bảng 2.4.2. Tổng hợp tỷ lệ dùng thƣ điện tử tại các xã vùng sâu, vùng xa

Stt Tỉnh Tổng số Tỷ lệ cán bộ đƣợc cấp thƣ điện tử công vụ (%) Tỷ lệ cán bộ thƣờng xuyên sử dụng thƣ điện tử (%) 1 Thái Nguyên 52 0,23 9 2 Thanh Hóa 102 0,35 18 3 Lào Cai 125 0,15 6 4 Bình Phước 43 8 5 5 Bạc Liêu 25 9 22 6 Lạng Sơn 106 0,2 8 7 Quảng Trị 37 0,56 7,5 8 Quảng Ninh 36 0,27 8 9 Sơn La 86 0,2 7,4 10 Trà Vinh 38 7 18 11 Ninh Thuận 18 0,6 4,6 12 Điện Biên 59 0,2 7 13 Lâm Đồng 49 0,5 4 14 Yên Bái 70 0,4 9

15 Kom Tum 60 0,5 6 16 Quảng Ngãi 57 0,4 4 17 Hòa Bình 102 0,2 8 18 Bắc Giang 44 0,3 9 19 Tuyên Quang 58 0,2 7,6 20 Băc Kan 103 0,3 7,3 21 Lai Châu 74 0,22 6,6 22 Gia Lai 78 0,56 6 23 Hà Giang 142 0,2 5 24 Cao Bằng 138 0,21 5,2 25 Sóc Trăng 54 9 21 26 Nghệ An 115 0,26 9 27 Đăk Lăk 38 0,4 5 28 Đăk Nông 25 0,3 4,6 29 Kiên Giang 39 10 28 30 Phú Thọ 50 0,3 9

* Đối với các cán bộ hành chính cấp xã phường tại thành phố, thị trấn, thị xã thì việc sử dụng máy tính là hàng ngày hàng giờ việc trao đổi thông tin, làm việc đều diễn ra trên máy tính. Nếu trước kia các văn bản giấy tờ trao đổi giữa các cơ quan hay các báo cáo, văn bản chỉ đạo nhanh cũng mất hàng tiếng đồng hồ để gửi và nhận thông tin nay ta chỉ cần nhấp chuột là có thể đưa thông tin mình cần trao đổi chỉ trong vài phút. Điều đó vừa nhanh, vừa đỡ tốn thời gian mà chi phí chuyển gửi. Đó là với email hay còn gọi là thư tín điện

tử. Tuy nhiên với các xã vùng sâu, vùng xa việc sử dụng máy tính cho công việc rất ít và rất rất ít các cán bộ này được cấp hộp thư điện tử do nhiều nguyên nhân: trình độ sử dụng CNTT thấp, hạ tầng còn kém chưa kết nối được Internet, điều kiện làm việc thấp máy tính không có huặc được cấp nhưng bị hỏng không biết cài đặt, sửa chữa rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cán bộ hành chính sử dụng máy tính cho công việc rất thấp. Muốn nâng cao các hiệu quả sử dụng máy tính trong công việc của cán bộ hành chính cấp xã vùng sâu, vùng xa đỏi hỏi phải có thời gian chính sách hỗ trợ cụ thể giúp trang bị kiến thức, máy móc thiết bị và hạ tầng kỹ thuật. Nhằm duy trì sự ổn định, hỗ trợ các cán bộ sử dụng máy tính trong công việc cũng như các ứng dụng CNTT khác hay chỉ là thư điện tử đòi hỏi phải sự cố gắng của các ban ngành và các doanh nghiệp hoat động về viễn thông, hay CNTT. Muốn các doanh nghiệp tham gia vào việc hỗ trợ người dân cũng như các xã vùng sâu, vùng xa đòi hỏi các chính sách về hỗ trợ, ưu đãi về tài chính, thuế cho các doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và CNTT mới tham gia lâu dài và ổn định.

2.5. Hiện trạng chính sách thúc đẩy ứng công nghệ thông tin tại các xã vùng sâu, vùng xa vùng sâu, vùng xa

2.5.1. Các văn bản của Đảng

- Chỉ thị số 58/CT-TW ngày17/10/2000 Xây dựng các chương trình ứng dụng và phát triển thông tin, kết hợp CNTTvới công nghệ sinh học để phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt góp phần xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển vùng sâu, vùng xa...

- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã

đưa ra những định hướng quan trọng cho phát triển hạ tầng CNTT và ứng dụng CNTT.

2.5.2. Các văn bản của Chính phủ

Chính phủ đã ra rất nhiều văn bản, chính sách phục vụ công tác về thông tin, truyền thông. Tạo điều kiện để mọi tầng lớp xã hội ở mọi miền đất nước có thể biết khai thác, sử dụng thông tin điện tử và ứng dụng CNTT, đặc biệt quan tâm hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn như:

- Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2007 phê duyêt Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020: Xây dựng và triển khai thực hiện dự án phổ cập tin học cho nhân dân, nhằm phổ biến kiến thức, đào tạo về sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và những người khuyết tật

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/ 2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Tiêu chí 8: có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông; Internet về đến nông thôn

- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 về Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT”

Đến năm 2015: cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, phường trên cả nước, phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 85% dân cư;

Đến năm 2020: hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết số thôn, bản; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% dân cư;

- Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015 với mục tiêu: Xây

các chính sách của Đảng và Nhà nước, thông tin phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật được đưa đến phục vụ người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; rút ngắn khoảng cách về đảm bảo thông tin và hưởng thụ thông tin của nhân dân giữa các vùng miền; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin sai trái, phản động của các thế lực thù địch, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

2.5.3. Các văn bản cấp bộ, ngành

- Quyết định số 463/QĐ-BTTT Bộ Thông tin-truyền thông) ngày 22 tháng 3 năm 2012 hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng nông thôn mới, hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng nông thôn mới phục vụ nhu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa.

- Thông tư liên tịch số 225/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT ngày 26/12/2012 của liên Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012-2015.

2.5.4. Các Chương trình, dự án cấp quốc gia

Hiện nay rất nhiều chương trình, dự án tập trung phát triển kinh tế xã hội cho các xã vùng sâu, vùng xa như chương trình 135 của Chính phủ về Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất cho người dân. Đào tạo cán bộ cho các xã có trình độ hỗ trợ người dân tăng gia sản xuất. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biên bảo quản. Phát triển sản xuất kinh tế, cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị. Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở

trung tâm xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công khai định mức hỗ trợ nhà nước. Xây dựng kiên cố hóa công trình thủy lợi, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt. Làm hệ thống điện hạ thế đến thôn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép. Xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn ở nơi cấp thiết. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiến thức kĩ năng quản lý điều hành xã hội, nâng cao năng lực cộng đồng. Đào tạo nghề cho thanh niên tuổi làm việc tại các nông lâm trường, công trường và xuất khẩu lao động. Hỗ trợ các dịch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ sinh giảm thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân.

Về lĩnh vực ứng dụng Công nghệ thông tin, đến nay đã có những chương trình, dự án sau đây:

- Chương trình hành động[19] về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 (Phần Hạ tầng thông tin).

- Chương trình Hành động[20] phát triển nhanh CNTT-TT trở thành hạ tầng và ngành công nghiệp đồng bộ, hiện đại của nền kinh tế, đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT, góp phần quan trọng đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Để hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xác định rõ 8 nhiệm vụ chung và 3 nhiệm vụ theo từng lĩnh vực cụ thể. Nhiệm vụ thứ sáu đã chỉ rõ, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Đảng, Nhà nước; phát triển năng lực CNTT quốc gia để đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo đảm

quốc phòng an ninh, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.

- Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” trong đó chú trọng lồng ghép các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển ứng dụng CNTT cho khu vực nông thôn

- Dự án Dự án Quỹ Bill & Melinda Gates Việt Nam (BMGF-VN) “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ với tổng chi phí 50 triệu USD. Dự án này được triển khai từ 2011 đến 2016 tại 40 tỉnh, thành phố trong cả nước, cung cấp, lắp đặt 12.070 máy tính nối mạng Internet băng thông rộng và các thiết bị phụ trợ cho 1.900 điểm Thư viện công cộng và điểm Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX). Người dân sẽ được miễn phí 100% khi đến sử dụng Internet tại các điểm thư viện công cộng và giảm 50% giá cước truy cập Internet tại các điểm BDVHX của dự án.

- Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông (Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010),

- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010),

- Đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2020 (Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/01/2011),

- Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011- 2015 (Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 đang được Bộ Thông tin và Truyền thông điều chỉnh và bổ sung),

- Quy hoạch Phát triển nhân lực ngành TT-TT giai đoạn 2011 – 2020 (Quyết định số 896/QĐ-BTTTT ngày 28/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông).

- Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 (Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012

2.5.5. Một số chỉ tiêu đến 2015 và 2020 về ứng dụng Công nghệ thông tin

Về điện thoại

- Đến năm 2015, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động đạt 140 máy/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định từ 6-8 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 20 - 25 thuê bao/100 dân; tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định 40-45%; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 15-20%; tỷ lệ người sử dụng Internet 40-45% dân số.

- Đến năm 2020, phủ sóng thông tin di động đến trên 95% dân số cả nước, các tuyến đường giao thông, quốc lộ, tỉnh lộ, các điểm trọng yếu kinh tế, quốc phòng, an ninh; 100% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng. Việc cung cấp dịch vụ điện thoại cố định cho người dân được thực hiện theo cơ chế thị trường tại các đô thị, vùng đồng bằng và theo cơ chế viễn thông công ích tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng đặc biệt khó khăn.

Về đào tạo nhân lực

- Đến năm 2015, ước tính cần đào tạo cho khoảng 350.000 cán bộ, công chức, viên chức ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, khoảng 2.800 cán bộ chuyên trách ở quận, huyện về kỹ năng sử dụng các hệ thống CNTT.

- Đến năm 2020 ước tính cần đào tạo thêm 11.000 cán bộ chuyên trách về CNTT cho các xã, phường trên cả nước. Đội ngũ nhân lực này chính là yếu

tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thành bại của việc xây dựng Chính phủ điện tử trong tương lai.

Về phát triển hạ tầng hiện đại

- Đến năm 2020, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại các xã vùng sâu, vùng xa (Trang 36)