1.3.1 Những điều kiện văn hóa, xã hội
Từ năm 1986, đất nước bước vào công cuộc Đổi mới và bước đầu mang lại sự
thay đổi, đi lên về mặt kinh tế, xã hội. Lực lượng sáng tác là nữ giới ngày càng đông đảo. Về văn xuôi, những năm đầu đổi mới có: Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương, Võ Thị Hảo, Lê Thị Huệ, Y Ban…, sau này có: Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Hồng Hạnh…, Hải ngoại có: Đỗ Lê Anh Đào, Hoàng Ngọc Thư, Nguyễn Thị Thanh
những cây bút đã xuất hiện từ giai đoạn trước như Dư Thị Hoàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Đoàn Thị Lam Luyến,… Những giọng thơ mới: Phan Huyền Thư, Dạ
Thảo Phương, Ly Hoàng Ly, Lê Thị Mỹ Ý, Vi Thùy Linh, Ngô Thị Hạnh, Thanh Nguyên, Nhóm Ngựa trời (Lynh Bacardi, Khương Hà, Thanh Xuân, Phương Lan, Nguyệt Phạm), Nguyễn Thị Thúy Hằng, Song Phạm, Trần Lê Sơn Ý… Đấy là kết quả của sự bội tăng của người đọc nữ - yếu tố khích lệ người viết nữ, song nguyên nhân chủ yếu là nhận thức, tri thức của người phụ nữđược nâng cao cùng với nhu cầu phải viết và khát vọng viết, nhất là về chính cuộc sống, số phận của người phụ nữ. Khát vọng, nhu cầu này tất nhiên mang tính chủ quan, nhưng là cái chủ quan được đốt nóng bởi hành trạng văn hóa, văn học Việt Nam hiện thời.
Thứ nhất, chúng ta thấy rằng đa số tác phẩm văn học Việt Nam trước nay là của đàn ông, những gì đàn ông viết thì thiếu kinh nghiệm của đàn bà, do đó, phụ nữđọc họ không thấy thỏa mãn. Theo nhà văn Lê Thị Huệ, một trong những lý do khiến tác giả cầm bút “có lẽ vì đã phải đọc quá nhiều tác phẩm do đàn ông viết”, “thuở còn học trung học tôi thường tự hỏi là tại sao mình phải học đi học lại những câu thơ của Nguyễn Công Trứ. "Chí làm trai dọc ngang ngang dọc. Nợ tang bồng vay trả trả vay". Tôi thấy tôi chẳng dính tí xíu nào vào trong đấy cả. Nghĩa là tác giả viết những câu thơ ấy cho các độc giả nam” [80]. Nếu là tác phẩm của nữ giới thì sáng tác của họ vẫn bị áp đặt bởi cái nhìn của nam giới, hoặc tác phẩm khi đến tay độc giả là những tác phẩm được lựa chọn theo tiêu chuẩn của nam giới. Đấy có thể không phải là một quan niệm phổ biến, hay không được nhiều người phát biểu, nhưng điều đó chứng tỏ có một thực tế như vậy.
Thứ hai, phụ nữ ngày càng nhận thức được rõ hơn vai trò, giới tính cùng những khái niệm nhân bản của mình. Trong khi đó, những chủ thuyết nữ quyền trên thế giới bắt đầu
được phổ biến vào Việt Nam, qua các sách xã hội học về giới, về các lý thuyết phê bình và những nghiên cứu chuyên biệt về giới. Tác phẩm của các nhà văn nữ nổi tiếng thế giới thế
kỷ XIX, XX được biết đến nhiều hơn. Những tên tuổi như George Sand, Simone de Beauvoir, Virginia Woof, Marguerite Duras, Doris Lessing… Đấy là những người viết theo lối cách “tựăn mình”, viết vì quyền lợi phụ nữ. Bối cảnh đó góp phần tác động đến định hướng viết của tác giả nữ Việt Nam. Họ viết về nữ quyền theo nhiều cách khác nhau.
Thứ ba, sự phát triển kỹ nghệ như in ấn, xuất bản, internet…tác động lớn đến nhận thức, suy tư của con người. Nhiều người gọi đây là thời đại “Cyberfeminism”, tức thời đại của nữ quyền trong thế giới ảo. Không gian ảo đem lại cho họ một lối tư duy khác xưa, kháng cự lại việc xã hội hóa giới tính được bao vây bởi kỹ thuật. “Kỹ thuật điện toán đã nối cầu giao lưu giữa người và người. Sự hiện diện của phụ nữ trên mạng ngày càng đông. Họ không còn mặc cảm thân phận dưới khung trời ảo. Họ tranh luận, tự
tin, cởi mở, nói điều muốn nói, bày tỏ cảm nhận của mình bạo dạn và rõ ràng hơn, nhất là trong lãnh vực tình dục… Nó không những là một lối thoát của những giải bày hay sáng tạo, mà còn là nơi phụ nữ có thể trở nên năng động với những vấn đề khẩn thiết của xã hội” [76]. Bên cạnh đó, nhiều loại hình nghệ thuật mới du nhập hoặc đã
được du nhập từ trước thì nay trở nên phổ biến: jazz, blue, pop, rock, rap, hip hop… Rồi nghệ thuật điện ảnh (Film art), nghệ thuật sắp đặt (Installation art), nghệ thuật trình diễn (Performance art), kịch hình thể, thơ trình diễn… Đấy là những hình thái nghệ thuật góp phần mở rộng trí tưởng con người, một phần, trở thành phương tiện (được chuyển hóa) của người sáng tạo. Phan Huyền Thư ngoài là một nhà thơ còn là nhà biên kịch điện ảnh, Ly Hoàng Ly còn là họa sĩ, hoạt động cả trong lĩnh vực nghệ thuật sắp đặt và nghệ thuật trình diễn, Vi Thùy Linh còn tham gia trình diễn thơ… Với những người viết sinh ra trong thời bình, bắt đầu từ thế hệ của Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh, thì họ
hoàn toàn có một đòn bẩy đểđi xa hơn về ý thức phái tính trong sáng tạo.
1.3.2 Ý thức phái tính - một đặc điểm tư duy thơ nữ
Năm 1988, Dư Thị Hoàn làm người đọc sửng sốt bởi những câu thơ:
Tất cả rồi dễ qua đi, qua đi Chúng mình sẽ thành chồng vợ
Nếu không có một lần Sau phút giây
Êm đềm trên ghếđá
Anh không cài khuy áo ngực cho em (Tan vỡ)
Đấy có thể coi là mốc thơ nữ Việt Nam mở ra giai đoạn mới trong ý thức phái tính. Lúc ấy thì người đọc ngỡ ngàng vì sự cảnh tỉnh của một người đàn bà về sự thiếu tôn trọng nữ giới trong tình yêu, tình dục, nhưng đến bây giờ, những câu thơ như thế
là bình thường. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ý thức phái tính trở thành một đặc
điểm tư duy thơ nữ. Về mối quan hệ giữa ý thức và tư duy, trong cuốn Tư duy thơ và Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, tác giả Nguyễn Bá Thành viết: “Nói đến ý thức là nói
đến sự “phản ánh” hiện thực của hoạt động tâm lý. Hay nói đúng hơn, ý thức là tư duy
ở trạng thái tĩnh, và tư duy là ý thức ở trạng thái động, tư duy là hành động nhận thức của con người” [68,tr.16]. Như vậy, sự vận động của ý thức tạo nên tư duy. Trong thơ, “Đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ là sự thể hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy” [68,tr.56]. Nếu như thơ Nguyễn Du xoáy vào số phận con người nói chung, đặc biệt là thuyết “tài mệnh tương đố”, thơ các nhà thơ lãng mạn như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử… trỗi lên cảm hứng về nỗi buồn, tình yêu, tôn giáo… thì thơ nữ gần đây quan tâm đến chính số phận, cuộc sống của người phụ nữ. Họ nghĩ đến giới, phái, đến vị trí, vai trò của giới nữ trong xã hội và trong văn chương nghệ thuật. Điều đó ám ảnh họ khi sáng tạo, chi phối sự lựa chọn
đối tượng và cách thể hiện. Ý thức phái tính trở thành một nét nổi trội của cá tính sáng tạo trong thơ nhiều tác giả nữ. Ý thức đó biểu hiện rõ trong các biểu tượng, ngôn ngữ
thơ và trong cái Tôi trữ tình. Điều này được minh chứng trước hết ở quan niệm về
phái tính trong sáng tạo của các nhà thơ.
Theo một cuộc khảo sát nhỏ Hội thảo bàn tròn, Ý thức nữ và nhà văn, đăng trên Tia sáng, ngày 12/01/2009 [86], đa số các tác giả được hỏi đều quan niệm trong sáng tạo văn chương, giới tính là điều rất quan trọng và chi phối nhiều đến cách thể
hiện trong văn chương. Ngô Thị Hạnh cho rằng: “Tôi là nữ, nên tôi có cảm quan của người nữ làm thơ, đề tài về chính con người tôi luôn được khai thác một cách mãnh liệt… cảm xúc về nữ giới trong tôi luôn vượt trội... Tôi quan tâm đến làn da của mình khi nó tiếp xúc với không khí; tôi quan tâm đến ánh mắt của mình khi nó nhìn một chàng trai đẹp hay một người đàn ông nhiều kinh nghiệm; tôi quan tâm đến hơi thở
gấp toàn thân mình khi nó tiếp xúc với thiên nhiên hay tiếp xúc với đàn ông…”. Thanh Nguyên đưa ra ví dụ là ngay khi viết về chuyện mà hầu như ai cũng viết: tình yêu (chẳng hạn) thì ta đã (vô tình hoặc cố ý) đụng chạm đến vấn đề giới tính… Các nhân vật nữ của tôi ngoài chính tác giả còn lại hầu hết là mô tả tâm thức, tâm cảnh của những người nữ quanh tôi. Theo Thanh Xuân, về mặt ý thức, không có khái niệm phân biệt giới trong văn chương. “Cá nhân tôi, không nỗ lực để thể hiện tính nữ trong
văn chương, mà nó mặc nhiên “được có” đặc quyền đó”. Trần Lê Sơn Ý cho rằng “Tôi có ý thức mình là nữ, khi tôi viết điều gì đó cho mình. Còn cảm giác luôn luôn muốn vượt qua những hạn định, những định kiến… tôi nghĩ chẳng phải của riêng những người nữ làm văn chương”...
Với Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh, ý thức phái tính không tự
phát mà tự giác, nó không chỉ chi phối hình tượng thơ, cảm xúc thơ hay các đối tượng, chất liệu nghệ thuật khác mà chi phối cả quá trình sáng tạo của họ.
Phan Huyền Thư quan niệm phái tính trong thơ có sự khu biệt rõ ràng: “Nữ
tính trong thơ không phải là sự hở hang uốn éo, kích động hay hạ mình yếu đuối. Người đánh mất mình là người thiếu sự chân thành với cảm xúc của chính mình. Với tôi, cảm giác vô cùng quan trọng. Nếu như nàng thơ cần phải trở thành chàng thơ thì cũng cứ chân tình, đừng cố gắng rung động trước một ngài thơ đồng cô chẳng nam cũng chẳng nữ” [90]. Ý thức phái tính hiển hiện trong cả cách làm việc của chị: “Có những ngày tôi mệt nhoài vì công việc, trở về nhà, nấu một bữa ăn và chợt hiểu, việc thích hợp nhất với mình là làm đàn bà, làm vợ, làm mẹ. Nhưng khi ngồi đan áo len cho con, tôi đã sáng tác được rất nhiều trong đầu mình. Tôi hiểu rằng nếu vứt đôi kim
đan xuống, sẽ có những bài thơ được viết ra...Vậy theo bạn, tôi nên tiếp tục đan len hay cầm lấy giấy bút? Tôi là người mâu thuẫn khủng khiếp, đa đoan và cầu toàn. Kết quả là con tôi vẫn có chiếc áo len đó và bản thân tôi vẫn có những bài thơ của mình.
Để làm được mọi việc, cho mình và cho mọi người, tôi đã phải hi sinh nhiều hơn người khác.Và tôi thấy hạnh phúc vì điều đó [91].
Ly Hoàng Ly rất ý thức về những vấn đề phái tính trong hoạt động sáng tạo. Chị là nhà thơ, họa sĩ, tác giả của nhiều triển lãm sắp đặt và trình diễn đã trưng bày trong và ngoài nước. “Dòng máu chảy trong tôi là dòng máu của người phụ nữ Việt Nam sống trong xã hội ngày hôm nay, vì vậy, chắc chắn những tác phẩm tôi làm sẽ
phản ánh tinh thần đó” [85]. Nhiều buổi triển lãm của chị mang chủđề nữ quyền như
triển lãm Xuyên biên giới (Pushing Through Borders), triển lãm Bản sắc đấu với toàn cầu hoá. Tác phẩm Núi mâm gây ấn tượng mạnh cho giới nghệ thuật và khán giả. Được dựng bằng hơn 400 cái mâm nhôm, trên những mâm này vẽ biểu tượng những người phụ nữ, họ cứđi thành một vòng tròn, “diễn tả một cuộc sống đều đặn,
không thay đổi, hàng ngày cứ như vậy, cuộc sống cứđi nhưng không thể vượt ra khỏi cái khung của nó”. Qua đó nói lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, họ tựđặt mình trong khuôn khổ, chịu đựng, hy sinh cho chồng con, cho gia đình. Bên trong trái núi, những bức hình khoả thân của phụ nữ phương Tây đang bay tán loạn. “Điều ấy diễn tả những khát vọng thầm kín của người phụ nữ Việt Nam, hay nói chung là phụ nữ Châu Á trong thời đại ngày nay. Đó là cái mâu thuẫn nội tại của người phụ nữ trong thời đại hội nhập Đông -Tây [85]. Ở một tác phẩm khác, Nước,
đấy là biểu tượng của người phụ nữ, của sự thanh tẩy: "Tôi là một phụ nữ vì thế tôi là nước, thế giới được sinh ra từ nước. Hãy nhìn qua dòng nước tinh khiết và nước sẽ rửa sạch tất cả những bụi bẩn trong tâm hồn chúng ta"[85]. Ám ảnh về thân phận người phụ nữ ẩn trong mọi sự sắp đặt của Ly trong việc tạo dựng tác phẩm, về đối tượng cũng như chất liệu phản ánh.
Ý thức phái tính cũng thường trực trong cuộc sống và trong sáng tạo của Linh. Một số bài tùy bút ghi lại điều này: “Tôi muốn sống trong sự vị tha và dâng hiến. Yêu và vì người khác, làm mọi thiên chức, bổn phận một cách tự nguyện, cũng là cách xác
đáng để khẳng định việc hoàn tất sứ mệnh của giới tính, trong sự chu toàn được mặc
định” (Ước). “Đôi khi tôi muốn làm đàn ông. Vì cho rằng, đặc thù và yếu điểm của nam tính, sẽ cho ta cơ hội để làm được nhiều hơn những điều mình muốn. Nhưng rồi lại nghĩ, chắc gì là đàn ông, tôi sẽ làm được nhiều hơn khi là một người đàn bà. Tôi chấp nhận và biết ơn tạo hóa cho tôi làm đàn bà. Và tin, sống tận cùng với bản chất
ấy, thì mọi khát vọng quan trọng nhất đều có thể được chuyển tải bằng giới tính phái yếu” (Làm). Như vậy, Vi Thùy Linh luôn chủđộng đặt mình vào phái yếu khi cô hay gắn kết phái yếu với nữ tính, sự dịu dàng, đồng nghĩa với việc tự thân thừa nhận sự
chi phối của văn hóa, có thể, đấy lại là cách nhà thơ tạo ra bối cảnh cho sự vượt thoát hay là công cuộc giải phóng của mình. “Người ta nghĩ giải phóng phụ nữ là giải phóng khỏi những công việc, bổn phận nhưng tôi giải phóng họ khỏi ý thức muốn trốn chạy khỏi những bổn phận đó. Đừng chứng minh sự bình đẳng của mình bằng kiểu: đàn ông có thểđấu vật thì mình cũng mặc quần đùi đấu vật. Điều đó chỉ làm hỏng đi hình
ảnh phụ nữ. Tôi muốn phụ nữ phải được yêu, được nâng niu, đàn ông phải đúng với nam tính. Muốn vậy, trước hết tôi phải thành thật tôi ra để đòi hỏi, kêu gọi điều đó trong thơ” [84].
Các quan niệm về phái tính hay là cách tư duy mang màu sắc phái tính qua những trích dẫn trên cho thấy ý thức phái tính là cái trục xoay của cảm xúc, của hình
ảnh, biểu tượng, ngôn ngữ, giọng điệu... mà nói gọn lại là cái Tôi và Diễn ngôn. Luận
đề Ý thức phái tính như là đặc điểm tư duy thơ nữ gần đây, qua Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh sẽđược triển khai cụ thể trong hai chương tiếp theo.
Tiểu kết
Văn học nữ nói chung và thơ nữ nói riêng đang tự khẳng định mình một cách mạnh mẽ. Văn học do người nữ viết và viết về người nữđang trở nên là những vấn đề
trung tâm, nhân vật nữ chiếm dung lượng ngày càng lớn. Trước đây người ta coi nữ
giới như cái “phụ”, “tòng”, nhưng nữ giới là một thế giới độc lập, có tính độc lập tương đối và ngày càng ý thức thể hiện cái độc lập ấy. Đọc lại mấy nghìn năm văn thơ
Việt Nam thì chúng ta thấy tác giả nữ, nhân vật nữ quá ít và không giữ vị trí chủ chốt, quan trọng. Chỉ trong truyện Nôm ta mới bắt gặp điều ấy, khi xuất hiện hình ảnh người phụ nữ hài hoà tài - sắc, tình yêu, tình dục và số phận của người phụ nữ được quan tâm, như Truyện Song Tinh, Truyện Hoa tiên, Ngọc Kiều Lê tân truyện, Truyện Tây sương, Phù dung tân truyện... Qua những bước phát triển ở thơ Hồ Xuân Hương và thơ nữ miền Nam 1945 – 1975, ý thức về bản thể nữ có sự trỗi dậy phổ biến, đồng loạt hơn để trở thành một đặc điểm tư duy thơ nữđương đại.
Có thể nói những làn sóng đấu tranh của phong trào nữ quyền trên thế giới là