KDT điều khiển chức năng của tinh sào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormone steroid huyết tương trong chu kỳ sinh sản cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.7. KDT điều khiển chức năng của tinh sào

1.7.1. Điều khiển tổng hợp và tiết hormone steroid ở tinh sào

Người ta đã xác định được 2 loại KDT GTH-I và GTH-II trong huyết tương cá Hồi đực và hàm lượng của chúng có quan hệ với các giai đoạn phát triển của tinh sào [135, 163, 197]. Điều này cho thấy vai trò của FSH và LH trong quá trình điều khiển sinh tổng hợp hormone steroid của tinh sào. Trong thời kỳ giữa và cuối của quá trình tạo tinh, hàm lượng FSH và 11-KT trong huyết tương tăng lên. Tuy nhiên khi cá chuyển sang giai đoạn thành thục và tiết tinh, hàm lượng FSH giảm xuống và LH cùng với 17,20β-P trong huyết tương tăng lên.

Ở cá Hồi đực cũng như một số loài cá xương khác, T và 11-KT trong huyết tương tăng lên trong suốt giai đoạn tạo tinh và giảm xuống khi cá đực thành thục hoàn toàn và bắt đầu tiết tinh, đồng thời hàm lượng 17α,20β-P cũng tăng lên. Quá trình tạo tinh ở cá hồi Nhật Bản (Hucho perryi) cũng có thể được kích thích bằng 11-KT in vitro [123]. Tuy nhiên quá trình tiết tinh và hoạt lực của tinh trùng lại được kích thích bởi 17α,20β-P [124]. KDT tuyến yên kích thích sự tạo T và 11-KT trong các tế bào sinh dưỡng trong tinh sào và khả năng tổng hợp các hormone steroid này tăng lên trong thời kỳ tạo tinh. Trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình tạo tinh, cả FSH và LH đều có hiệu lực như nhau trong việc kích thích tinh sào tiết T, 11-KT và 17α,20β-P. Tuy nhiên ở giai đoạn cuối và trong thời kỳ tiết tinh, hiệu lực LH mạnh hơn FSH [163].

Hiệu lực của FSH và LH trong thời kỳ đầu như nhau có thể có liên quan đến sự có mặt của một loại thụ thể của KDT. Thụ thể này có thể liên kết với cả FSH và LH

[126]. Thụ thể này đã được xác định trên các tế bào Sertoli nằm trong tinh sào, nhưng cũng có thể chúng có mặt trong các tế bào Leydig. Trong thời kỳ tiết tinh, khi mà hiệu lực của LH tăng lên, thụ thể thứ hai sẽ xuất hiện và liên kết đặc hiệu với LH trên các tế bào Leydig. Như vậy, ở họ cá Hồi trong thời kỳ tiết tinh và tăng cường hoạt lực của tinh trùng, cá đực chịu sự chi phối của LH chứ không phải FSH.

1.7.2. Điều khiển quá trình tạo tinh

Ở một số lồi cá xương, vai trị chính của FSH là kích thích q trình tạo tinh. Trên cá hồi vân, FSH kích thích sự sinh sơi của tinh ngun bào [111]. FSH cũng kích thích q trình tạo tinh ở cá hồi Nhật Bản [30] và cá hồi Thái Bình Dương

(Oncorhynchus spp) [44]. Hàm lượng 11-KT trong huyết tương cá Hồi thành thục tăng

lên cùng với sự xuất hiện của của các tinh bào cấp I, điều đó cho thấy q trình tạo tinh đã bắt đầu [111]. Ở cá hồi Thái Bình Dương, hàm lượng FSH tăng lên đáng kể trước khi 11-KT được tiết ra [44].

Các nghiên cứu về khả năng kích thích tạo 11-KT của FSH và sự xuất hiện các thụ thể của FSH trong tinh sào trong thời kỳ tạo tinh cho phép kết luận FSH đóng vai trị quan trọng trong q trình tạo tinh ở cá Hồi [134]. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trên cá trê phi [53]. Vào cuối giai đoạn tạo tinh, tinh sào cũng chịu sự điều khiển bởi KDT. Các thí nghiệm in vivo trên nhiều loài cá cho thấy việc sử dụng các chế phẩm KDT tuyến yên hoặc GnRH-A cho kết quả là thu được tinh dịch [150]. Ngoài ra, trong điều kiện tự nhiên, hàm lượng LH, 11-KT và 17α,20β-P trong huyết tương tăng lên trong thời kỳ tiết tinh trên nhiều loài cá [126, 197].

Ngày nay người ta biết rằng, trong giai đoạn chín của tinh sào, các thụ thể của LH tăng lên cùng với hàm lượng 11-KT và 17α,20β-P. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng, 11-KT và 17α,20β-P được tiết ra dưới ảnh hưởng của LH và có thể có vai trị quan trọng trong thời kỳ tiết tinh ở cá đực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormone steroid huyết tương trong chu kỳ sinh sản cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)