Kích dục tố màng đệm nhau thai (hCG)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormone steroid huyết tương trong chu kỳ sinh sản cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) (Trang 49 - 51)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.12. Các loại hormone sử dụng trong sinh sản nhân tạo cá

1.12.1. Kích dục tố màng đệm nhau thai (hCG)

Mặc dù các loại KDT tinh khiết chiết xuất từ tuyến n của cá đã được chuẩn hóa tính hiệu nghiệm và có mặt trên thị trường, nhưng chi phí cho các hormone này trong NTTS vẫn còn cao và chưa được người ni sử dụng rộng rãi. Vì vậy đầu những năm 1930, các nhà khoa học bắt đầu thử nghiệm với các loại KDT chiết xuất từ tuyến yên của động vật có vú như KDT từ huyết thanh ngựa chửa hay KDT màng đệm nhau thai chiết xuất từ nước tiểu của phụ nữ có thai (hCG). So với KDT ở động vật có vú và PMSG, hCG là loại KDT được sử dụng phổ biến nhất trong sinh sản nhân tạo cá vì hCG đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn đơn vị quốc tế (IU) và hoạt tính sinh học của nó giống với LH của cá [69, 107].

hCG thường được tiêm một lần duy nhất với liều lượng dao động trong khoảng 100-4.000 IU/ kg khối lượng thân, tuỳ theo lồi. Hiệu quả của hCG cho một lần tiêm có lẽ

do hCG có thời gian tồn tại trong máu lâu hơn. Điều này khơng có nghĩa là do hCG khác loại đối với cá nên tồn tại lâu, vì trên thực tế, ở người, hCG cũng tồn tại lâu trong hệ tuần hoàn so với KDT tuyến yên như FSH và LH [70]. Ở cá giò (Rachycentron canadum) người ta chỉ cần tiêm một liều thấp (275 IU/ kg) là đủ để kích thích cá rụng trứng đối với các nỗn bào đã kết thúc thời kỳ tích lũy chất nỗn hồng [60]. Đối với cá Macquaria novemaculeata tiêm một liều với 500 IU/kg cũng cho hiệu quả rụng trứng kể cả cá nuôi

hoặc cá đánh bắt ngoài tự nhiên [34]. Cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus) có thể đẻ sau một lần tiêm nhưng ở liều cao hơn (1.500 IU/kg) [72]. Đối với cá đực, khi sử dụng hCG, liều có thể thấp hơn 2-4 lần so với cá cái [33, 199, 213]. hCG cũng đã được thử nghiệm về độ nhạy của nỗn bào cá Mè Trắng. Tính chất tồn tại lâu trong hệ tuần hồn và kéo dài thời gian kích thích sự thành thục cũng đã được ứng dụng ở cá chình Nhật Bản (Anguilla japonica) sau khi tiêm một liều hCG [123]. Trên một số loài cá chép Trung Quốc, hCG thường được dùng ở liều 1.500-2.000 IU/kg cá bố mẹ với thời gian hiệu ứng khoảng 5-6 giờ [138]. Ở một số loài cá mú (Epinephelus spp.), liều hCG dùng dao động trong khoảng 500-1.000 IU/kg và thường được tiêm 2-3 lần với thời gian hiệu ứng 12-24 giờ [87]. Đối với cá lóc bơng (Channa micropeltes) để kích thích sinh sản, hCG có thể tiêm 2.000-3.000 IU/kg cho cá đực và 500 IU/kg cho cá cái và tiêm cá đực trước khi tiêm cá cái [30]. Tuy nhiên nếu cá cái được tiêm 1.000 IU/kg thì cho sức sinh sản tốt hơn so với liều 1.500 IU/kg [20]. hCG có khả năng kích thích sinh sản cá Leo với liều lượng từ 2.000-5.000IU/kg [16]. Một trong những ưu điểm của hCG là nó ảnh hưởng nhanh hơn vì tác động trực tiếp lên tuyến sinh dục, kích thích thành thục, rụng và đẻ trứng [89].

Việc sử dụng hCG bộc lộ một số trở ngại nhất định. hCG là một peptide lớn và khi cá được tiêm hCG, chúng có thể phát triển các kháng thể chống lại [69, 107, 225]. Ở những lần tiêm tiếp theo, khi cá được tiêm hCG với liều tương tự, chúng sẽ hình thành phản ứng miễn dịch và hCG sẽ bị trung hịa miễn dịch. Như vậy để kích thích cá đẻ trứng thì cần phải tiêm liều cao hơn cho những lần sau. Một trong số ít các nghiên cứu về kháng nguyên hCG đã thực hiện trên cá Vàng và cá mè trắng [210]. Kết quả nghiên cứu kết luận rằng dù tiêm nhiều lần hCG, nhưng vẫn khơng tìm thấy các kháng thể của hCG. Bằng phương pháp ELISA, người ta cũng đã phát triển các kháng thể đặc hiệu cho hCG để phản ứng lại với hCG ngoại sinh trên cá Morone saxatilis [227]. Kháng thể của hCG xuất hiện trong máu của cá sau khi tiêm 17 ngày với liều

500 IU/kg. Hàm lượng kháng thể hCG đạt cực đại sau khi tiêm 1 tháng và duy trì ít nhất trong 60 ngày. Nhằm đánh giá sâu hơn kháng thể hCG, người ta tiêm lần 2 ở ngày thứ 60 và kết quả cho thấy kháng thể hCG miễn dịch rất mạnh và như vậy ở cá đã phát triển kháng thể chống lại hCG [227].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormone steroid huyết tương trong chu kỳ sinh sản cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)