Hệ thống báochí của ngành giáodục và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo chí của ngành giai đoạn 2016 2017 (Trang 41)

1 .4Truyền thông chính sách dưới góc nhìn của lý thuyết Agenda setting

1.5 Hệ thống báochí của ngành giáodục và đào tạo

Ngoài Cổng thông tin điện tử của Bộ, Bộ GD&ĐT là cơ quan chủ quản của tờ Giáo dục và Thời đại (báo in và báo điện tử) và Tạp chí Giáo dục (Tạp chí in và tạp chí điện tử).

Tiền thân của Báo Giáo dục và Thời đại là tờ báo Người giáo viên nhân dân, xuất bản số đầu tiên vào ngày 5/12/1959. Đây là tờ báo ngành đầu tiên của cả nước ra đời khi miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những năm qua, Báo Giáo dục & Thời đại luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình, thực sự giữ vai trò chủ đạo trong công tác tuyên truyền đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, ngành GD và ĐT.

Năm 1993, Báo Giáo dục và Thời đại xin thành lập doanh nghiệp nhà nước, được Chính phủ và Bộ GD& ĐT chấp thuận. Chính phủ có Thông báo số 107/TB ngày 9/4/1993 và ngày 22/4/1993, Bộ GD& ĐT ra Quyết định số 88/QĐ thành lập doanh nghiệp Nhà nước Báo Giáo dục & Thời đại. Đây là

một doanh nghiệp báo chí đầu tiên và duy nhất của cả nước hoạt động trong suốt hơn 10 năm (từ 1993 đến 2004).

Hiện nay, Báo Giáo dục và Thời đại đã xuất bản hằng ngày và là một trong những cơ quan có nhiều ấn phẩm. Trong đó, báo in hằng ngày xuất bản từ thứ 2 đến thứ 7 vớ i nô ̣i du ̣ng chủ yếu về GD và ĐT, trong đó có nội dung giáo dục và phát triển trang 4-5, tuyển sinh trang 7.

GDTĐO được cấp phép trở thành báo điện tử vào ngày 24/06/2009, có tên miền là http://giaoducthoidai.vn/. Báo hoạt động với 12 chuyên mục với 43 chuyên mục con.

Tạp chí Giáo dục là tạp chí của Ngành Giáo dục - Ðào tạo, trực tiếp chịu sự quản lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương. Ðối tượng phục vụ chủ yếu của Tạp chí là các nhà trường, cơ quan, viện nghiên cứu, các nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo, quản lí giáo dục - đào tạo, đội ngũ giáo viên, giảng viên, sinh viên... cả nước. Tạp chí được thành lập vào tháng 5/2016, và có giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng vào ngày 30/6/2016 với nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục; công bố kết quả nghiên cứu giáo dục, phản ánh những thành tựu lí luận và thực tiễn giáo dục Việt Nam.

Ngoài ra, trong hệ thống báo chí ngành giáo dục còn có các tờ báo điện tử của ngành như: Dân trí (dantri.com) - Cơ quan ngôn luận của TW Hội Khuyến học Việt Nam. Giáo dục Việt Nam (giaoduc.net.vn) cơ quan ngôn luận của Hiệp hội các Trường đạihọc, cao đẳng Việt Nam, Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (giaoduc.edu.vn) - Diễn đàn của ngành GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh.

Dân trí là tờ báo điện tử trực thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt Nam.Từ những tháng đầu năm 2005, trang tin điện tử Dân trí bắt đầu hoạt động. Sau 3 năm, Dân trí được cấp phép thành báo điện tử.Hiện nay báo có tên miền là http://dantri.com.vn/.

Với tiêu chí nội dung: “Nhân văn – Nhân bản – Nhân ái”, Dân trí đang trở thành một tờ báo uy tín của bạn đọc. Hiện nay, Dân trí có 14 chuyên mục. Dân trí là tờ báo nổi bật với những bài viết về trẻ em ở mọi góc độ, điển hình như bé Như Ý, bé Hồng Anh bị mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hay các bài viết quyên góp xây dựng cầu cho các vùng khó khăn, được đọc giả ủng hộ hết sức nhiệt tình và thành lập nhiều quỹ nhân ái giúp đỡ trẻ em, đồng bào nghèo. Nâng cao dân trí, khơi gợi nhân văn và Nhân ái chính là những khẩu hiệu hành động của Dân trí.

Theo Google Analytics, mỗi ngày bình quân có trên 10 triệu lượt truy cập vào Dân trí bản tiếng Việt và tiếng Anh. Trong đó 20% từ nước ngoài. Dantri.com.vn cũng là từ khóa duy nhất của Việt Nam lọt top 10 từ khóa có “tốc độ tăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu” năm 2010.

Trong khuôn khổ của luận văn Thạc sỹ, tác giả chỉ dành thời lượng khảo sát báo Giáo dục và Thời đại (bản báo in và báo điện tử)và Tạp chí Giáo dục của Bộ GD&ĐT và 2 tờ báo điện tử Dân trí và Giáo dục Việt Nam để khảo sát, nghiên cứu.

Tiểu kết chương 1

Kết thúc chương 1, tác giả luận văn đã nêu lên những cơ sở lý luận chung về truyền thông chính sách giáo dục, trong đó làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài như giáo dục, đào tạo, truyền thông, truyền thông chính sách. Luận văn đã làm rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo và tầm quan trọng của hoạt động truyền thông chính sách giáo dục. Luận văn đã nêu rõ đặc trưng, đặc điểm và thế mạnh của các loại hình báo chí trong việc truyền thông chính sách giáo dục và giới thiệu khái quát về hệ thống báo chí của ngành. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn nền tảng để luận văn khảo sát thực trạng truyền thông chính sách giáo dục trên báo chí của ngành giai đoạn 2016 – 2017 ở chương sau.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN BÁO CHÍ CỦA NGÀNH

GIAI ĐOẠN 2016 - 2017 2.1 Tần suất xuất hiện các tin, bài

Chính sách giáo dục là vấn đề quan trọng hàng đầu của ngành Giáo dục và Đào tạo. Việc truyền thông các chính sách trên các tờ báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo ( tờ báo in và báo điện tử Giáo dục và Thời đại, Tạp chí Giáo dục) và 2 tờ báo điện tử trong hệ thống báo giáo dục (báo điện tử Dân trí và báo điện tử Giáo dục Việt Nam) để thấy được tầm quan trọng, vai trò của báo chí trong việc truyền thông chính sách giáo dục. Qua khảo sát, trước tiên ta có được biểu đồ tổng tần xuất xuất hiện của 5 chính sách giáo dục trong giai đoạn 2016 – 2017 như sau:

Tổng tần suất xuất hiện các tin, bài viết về 5 chính sách giáo dục

Biểu đồ 2.1: Tổng tần suất xuất hiện các tin, bài về 5 chính sách giáo dục trên 5 tờ báo thuộc diện khảo sát năm 2016 – 2017

145 135 16 160 141 130 126 17 132 117 139 136 4 155 130 67 65 3 69 60 44 42 0 45 42 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 GD&TĐO GD&TĐ TCGD DT GDVN GDPTTT TCĐH ĐMPTQG KTHSTH XBC

Biểu đồ 2.2:Mức độ xuất hiện của các bài viết về 5 chính sách giáo dục theo ngày trên 5 tờ báo thuộc diện khảo sát

Dựa theo hai biểu đồ trên, dễ dàng nhận thấy rằng, xét về số lượng bài viết và mức độ bài viết theo ngày, Dân trí là tờ báo làm tốt nhất. Theo tỷ lệ trung bình, 0.8 dẫn đầu về tỉ lệ tin, bài viết liên quan đến 5 chính sách giáo dục. Dân trí là tờ báo lớn, có mạng lưới Phóng viên, Cộng tác viên rộng khắp cả nước. Số lượng độc giả lớn cả trong và ngoài nước, khả năng thông tin tức thời, nội dung bài viết phong phú. Đặc biệt, Báo Dân trí luôn đồng hành, sát cánh với các vấn đề, sự kiện, tấm gương sáng… của giáo dục.

GD&TĐ (báo in và báo điện tử) là cơ quan ngôn luận của Bộ GD và ĐT có lợi thế hơn trong việc tiếp xúc với những thông tin mới liên quan đến giáo dục đồng thời là kênh thông tin chính xác.

Nhìn chung Báo GD&TĐ (báo in và báo điện tử), Dân trí và tờ GDVN có số lượng bài viết lớn và khá đồng đều trong phạm vi khảo sát. Riêng chỉ có tờ TCGD do tính chất riêng, những bài viết thường đi sâu vào phân tích, lý

Mức độ xuất hiện các tin, bài viết về 5 chính sách giáo dục theo ngày trong 2 năm 2016 - 2017 0.7 0.7 0.05 0.8 0.7 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 GD&TĐ O GD&TĐ O TCGD DT GDVN Bài viết/ngày

luận vấn đề và 1 tháng chỉ ra 2 số và 1 số đặc biệt. Chính vì thế, số lượng bài viết không nhiều do tính thời sự của loại hình báo chí.

2.2 Những nội dung chính đƣợc đề cập

2.2.1 Những chính sách trọng tâm được tuyên truyền

Năm 2016 - 2017, hoạt động truyền thông giáo dục đã được tập trung đẩy mạnh cả về bề rộng và chiều sâu. Tính chủ động, chuyên nghiệp được thể hiện rõ nét. Công tác truyền thông tập trung quán triệt tinh thần Nghị quyết 29, các chủ trương, chính sách về lĩnh vực giáo dục đào tạo, các nhiệm vụ lớn của ngành như: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh; Kỳ thi THPT Quốc gia; tự chủ cho các cơ sở giáo dục và đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục…

Mối quan hệ hợp tác với các cơ quan báo chí, truyền thông tiếp tục được tăng cường. Thông qua báo chí, hoạt động truyền thông các chính sách giáo dục thông qua báo chí của Bộ như Báo Giáo dục và Thời đại, Tạp chí Giáo dục hay các tờ báo trong hệ thống báo chí ngành giáo dục như: Dân trí, Giáo dục Việt Nam cũng được cải thiện thông qua việc: Bộ GD&ĐT chủ động cung cấp thông tin, tài liệu cho báo chí, mở họp báo, tổ chức sự kiệncung cấp thông tin, quan hệ báo chí và sử dụng người phát ngôn phản biện cho những chính sách….Tuy nhiên, việc truyền thông các chính sách giáo dục trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế: Sự chủ động trong xây dựng, triển khai kế hoạch chưa đồng đều…

Qua khảo sát, Báo GD&TĐ (báo in và báo điện tử), Tạp chí GD trực thuộc Bộ GD&ĐT, là tiếng nói của Bộ có lợi thế trong việc tiếp xúc thông tin, văn bảnsớm hơn những tờ báo khác. Nhưng thực tế, số lượng và chất lượng bài viết trên cả 2 tờ báo này lại có những hạn chế. Trong khi tờ Dân trí luôn dẫn đầu trong công tác truyền thông chính sách của Bộ GD&ĐT. Một hạn chế khác về nội dung trong công tác truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo chí ngành:Có đến 85% bài phản ánh, 15% còn lại là phỏng vấn, tin. Rất hiếm

khi xuất hiện những bài phân tích sâu trên những tờ báo này khi truyền thông về những vấn đề giáo dục trọng điểm trong giai đoạn này. Cụ thể:

Về Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể

Ngày 12/4/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố rỗng rãi dự thảo Chương trình phổ thông tổng thể. Chương trình được xây dựng theo phương pháp đi từ xác định chuẩn đầu ra về nhu cầu phát triển của đất nước, nhu cầu nhân lực… để xác định nội dung, phương pháp giảng dạy.

Đây lần thứ hai Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chương trình phổ thông tổng thể. Lần trước đó là vào năm 2015. Theo GS. Nguyễn Minh Thuyết – tổng chủ biên của chương trình giáo dục phổ thông mới, dự thảo chương trình sẽ được lấy ý kiến từ mọi người trước khi được ban hành chính thức vào tháng 9/2017.

Trong dự thảo lần này, các chương trình giáo dục có sự thay đổi rất nhiều ở cả 3 cấp: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đặc biệt, các thay đổi nằm chủ yếu ở số lượng tiết học, khối lượng kiến thức các môn, các nhóm môn học được chia thành các môn học bắt buộc và tự chọn. Sách giáo khoa mới cũng sẽ được đề cập đến trong dự thảo này.

Báo Tiêu đề bài viết Ngày lên bài sớm nhất

GD&TĐ (In – Điện tử)

Toàn văn dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

12/04/2017

TCGD

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể làm căn cứ xây dựng dự thảo các chương trình môn học và hoạt động giáo dục

01/08/2017

Dân trí Công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

12/04/2017

GDVN Công bố Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2017

Trong sự kiện này, 2 tờ Dân Trí và GDVN là báo đưa tin đầu tiên và cũng là báo có số lượng tin, bài nhiều nhất so với 2 tờ báo của ngành Bộ GD&ĐT. Sau khi thông báo này được đưa ra báo Dân trí và GDVN đã kịp thời đăng tải thông tin trong khi báo GD&TĐ mất 1 ngày, sau khi thông tin được công bố mới có bài và phải đến 01/08/2017, Tạp chí Giáo dục mới có bài đầu tiên. Điều này thể hiện sự nhanh nhạy của báo GDVN và Dân trí trong việc nắm bắt và chuyển tải thông tin các chính sách giáo dục. Trong khi đó, báo GD&TĐ và Tạp chí GD còn nhiều hạn chế mặc dù đây là cơ quan ngôn luận đại diện của Bộ GD.

Đáng chú ý, trong khi hai tờ Dân trí và GDVN thông tin sớm, số lượng bài viết nhiều, thông tin thường xuyên, những bài viết phân tích chuyên sâu, đưa ra những góc nhìn đa dạng.

Bài phỏng vấn GS.TS. Nguyễn Hữu Đức -Phó Giám đốc ĐHQGHN trên tờ Dân Trí đăng ngày28/10/2017 của tác giả Hồng Hạnh tiêu đề: Tự chủ đại học: Các trường sẽ "thần chú" điều gì khi có cây "đũa thần”.Ngày 07/03/2017,

tác giả Nhật Hồng với bài viết: Tự chủ đại học: Chưa mang lại hiệu quả trong

nâng cao chất lượng đào tạo. Trên tờ GDVN, ngày 15/07/2017 bài viết của tác

giả Trí Hùng tiêu đề: Xin đừng giật dây nghề giáo. Đó là những bài viết ngắn

ngọn nhưng xúc tích, phản ánh phong phú kinh nghiệm thực hiện chính sách, những vướng mắc bất cập của chính sách. Trong khi đó, GD&TĐ lại trích dẫn toàn bộ nội dung văn bản, nghị quyết của Bộ mà không có những đánh giá phân tích và so sánh số liệu thông tin. Ngày 12/09/2016, bài viết có tiêu đề: Đổi

mới kiểm tra, đánh giá phù hợp đối tượng học sinh dân tộc thiểu số - Theo Bộ

GD&ĐT. Điều này cho thấy những yếu kém trong việc truyền thông nội dung chính sách trên báo chí của ngành giáo dục.

Về Tự chủ Đại học

Luật Giáo dục đại học và thực hiện tự chủ đại học theo lộ trình, bước đi phù hợp, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014

về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực, chủ động hơn về tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự, đặc biệt là về học thuật để nâng cao chất lượng đào tạo.

Sau ba năm triển khai, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017 theo Nghị quyết 77 cho 23 cơ sở giáo dục đại học công lập, gồm 12 cơ sở có thời gian tự chủ trên 2 năm, 11 trường có thời gian tự chủ dưới 2 năm, trong đó có 4 trường mới được giao quyết định tự chủ từ tháng 7/2017.

Trong gần một thập kỷ qua, vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ chỗ toàn thể hệ thống giáo dục đại học Việt Nam như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý nhà nước chặt chẽ về mọi mặt thông qua Bộ GD&ĐT, các trường đại học đã dần được trao quyền tự chủ, thể hiện qua các văn bản pháp quy của Nhà nước.Tuy Nhà nước và Bộ GD&ĐT đã hết sức chú trọng vấn đề tự chủ và đã cố gắng tạo ra hành lang pháp lý cho quyền tự chủ của các cơ sở Giáo dục Đại học, nhưng các quyền tự chủ đó vẫn chưa thật sự phát huy hết tác dụng vì tính chất chưa triệt để và sự thiếu nhất quán, đồng bộ trong các chủ trương chính sách của Nhà nước. Các cơ sở Giáo dục Đại học dường như vẫn hết sức mong muốn được tăng thêm quyền tự chủ, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý tài chính, bộ máy, nhân sự, tuyển sinh, trang thiết bị, cơ sở vật chất... Trước những khúc mắc còn tồn đọng của nhiều bên về chính sách tự chủ ĐH, các đơn vị báo chí cũng vào cuộc và theo sát, phản ánh chính sách. Cụ thể:

Báo GDTĐO( Giáo dục và Thời đại Oline) đứng đầu về số lượng các bài báo truyền thông về chính sách tự chủ ĐH. Việc tuyên truyền cho chính sách tự chủ ĐH của GDTĐO có thể nói là khá mạnh mẽ và quyết liệt. Trong bài đăng ngày 20/5/2017 của tác giả Hiếu Nguyễn với tiêu đề "Thực hiện tự

chủ để nâng cao chất lượng" đã đưa ra những ý kiến của đại diện Nhà nước

và ngành giáo dục về tự chủ trong giáo dục. Một bài viết khác cũng nêu rõ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo chí của ngành giai đoạn 2016 2017 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)