Hình thức chuyển tải thông điệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo chí của ngành giai đoạn 2016 2017 (Trang 59 - 72)

1 .4Truyền thông chính sách dưới góc nhìn của lý thuyết Agenda setting

2.3 Hình thức chuyển tải thông điệp

2.3.1. Các thể loại

Theo tác giả Trần Quang trong giáo trình “Các thể loại báo chí chính luận” thì “thể loại là khái quát hóa những đặc điểm của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính về nội dung, hình thức, cách biểu hiện tác phẩm của một thời đại, một giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế

giới”[24, tr11]. Đi vào cụ thể hơn, PGS.TS Đinh Văn Hường trong giáo trình “Các thể loại báo chí thông tấn”, sau khi phân tích các ý kiến đưa ra kết luận: “Tổng hợp các ý kiến trên có thể hiểu thể loại báo chí là xã luận, bình luận, phỏng vấn, ghi nhanh, tường thuật, tin, phóng sự, điều tra… được sử dụng phổ biến, rộng rãi trên các loại hình báo chí hiện nay” [17, tr11].

Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn sẽ đi sâu phân tích xem các bài viết trên Báo Giáo dục & Thời đại (báo in và báo điện tử), Dân trí, Giáo dục Việt Nam và Tạp chí Giáo dục đã sử dụng các hình thức nghệ thuật trong các thể loại báo chí ra sao để đạt được yêu cầu đề ra với mỗi chủ đề của bài viết.Các bài viết về 5 chính sách Giáo dục trên báo điện tử GD&TĐ (báo in và báo điện tử), Dân trí, GDVN được truyền tải tới độc giả dưới 3 thể loại là tin, bài phản ánh và bài phỏng vấn. Riêng Tạp chí Giáo dục tất cả các bài viết là những bài lý luận khoa học chuyên sâu.

Tỉ lệ phần trăm các thể loại bài viết về 5 chính sách giáo dục trên các tờ báo thuộc diện khảo sát

Biều đồ 2.3: Các thể loại viết về 5 chính sách giáo dục giai đoạn 2016 – 2017

14.3% 15.1% 0 14.5% 14.7% 36% 37.7% 0 32% 35.7% 49.7% 47.2% 0 53.5% 49.6% 0 0 100% 0 0 0 20 40 60 80 100 120 GD&TĐO GD&TĐ TCGD DT GDVN Phỏng vấn Phản ánh Tin Khác

Thể loại tin là thể loại báo chí được dùng phổ biến nhất trên các tờ báo trong diện khảo sát. Về thể loại tin, chúng ta đã biết đây là một trong những thể loại cơ bản nhất trong các thể loại báo chí. Đặc điểm nổi bật nhất của tin là ở chỗ: nó có nhiệm vụ thông báo một cách kịp thời nhất về những sự kiện

mới nhất, dưới một hình thức ngắn gọn, chặt chẽ nhất. Trong tin không có sự

xuất hiện của nhân vật, không có cái tôi tác giả, không sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc và bút pháp, giọng điệu linh hoạt, sinh động như nhiều thể loại báo chí khác. Trong những báo thuộc diện khảo sát về cả 5 chính sách giáo dục,báo Giáo dục và Thời đại Online có 263 bài dạng tin trong số 529 bài viết về chính sách Giáo dục, chiếm tỷ lệ 49.7%. Báo Giáo dục và Thời đại in có 238 bài dạng tin trong tổng số 504 bài viết về cả 5 chính sách Giáo dục, chiếm tỷ lệ 47.2%. Báo Dân trí có 300 bài dạng tin trong tổng số 561 bài về chính sách Giáo dục, chiếm tỷ lệ 53.5%. Báo GDVN có 243 bài dạng tin chiếm 49.6% trong tổng số 490 bài viết liên quan đến 5 chính sách giáo dục trong giai đoạn 2016 – 2017.

Báo Dân trí dẫn đầu về số lượng bài dạng tin trong việc truyền thông về các chính sách Giáo dục. Điều này không quá khó hiểu bởi Dân trí là tờ báo lớn, có đội ngũ Phóng viên và CTV đông đảo ở khắp cả nước. Dân trí cũng là tờ báo được tìm kiếm nhiều nhất, có lượng độc giả đông đảo. Hơn thế nữa, Dân trí là báo của Hội khuyến học nên dễ tiếp cận với những thông tin liên quan đến ngành giáo dục.

Tờ GD&TĐ (báo in và báo điện tử) có số lượng tương đương. Báo điện tử GD&TĐ có xu hướng nhỉnh hơn về số lượng tin, bài do đặc điểm của một tờ báo mạng, khả năng lưu trữ và cập nhật nhanh. Việc truyền thông các chính sách giáo dục chính là nhiệm vụ của báo GD&TĐ (báo in và báo điện tử) Là cơ quan ngôn luận của Bộ GD&ĐT, GDTĐ (báo in và báo điện tử) dễ dàng (thậm chí là đơn vị đầu tiên) được tiếp cận với các chính sách giáo dục.

GDVN có lẽ chỉ có số lượng tin ít hơn 2 báo còn lại trong diện khảo sát. Tuy nhiên, các tin của GDVN đều có tính cập nhật, nhanh chóng đưa thông tin về chính sách Giáo dục đến với độc giả của mình.

Có thể nói, GDTĐ (báo in và báo điện tử) chưa làm tốt vai trò của 1 tờ báo ngành giáo dục trực thuộc Bộ GD và ĐT. Trong khi Dân trí và GDVN đều làm tốt vai trò của một tờ báo lớn hàng đầu trong hệ thống báo ngành giáo dục.GDTĐ (báo in và báo điện tử) đăng tải nội dung tin, bài khô cứng, khó hấp dẫn độc giả.Trong khi các tin bài của Dân Trí và Giáo dục Việt Nam đều mang tính cập nhật, đem đến những thông tin hữu ích một cách nhanh chóng. Đồng thời cả 3 báo đều là trang thông tin đáng tin cậy cho độc giả.

Bài phỏng vấn

Phỏng một dạng bài viết theo dạng phóng viên hỏi và người được phỏng vấn trả lời, nói đơn giản đó là cuộc hỏi- đáp giữa người này với người khác. Phỏng vấn là một trong những cách tốt nhất để khai thác và thể hiện thông tin.

Thể loại phỏng vấn: Theo PGS.TS Đinh Văn Hường trong giáo trình

“Các thể loại báo chí thông tấn” thì: “Phỏng vấn báo chí là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thông tấn, trong đó trình bày cuộc nói chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm người về vấn đề mà xã hội quan tâm, có ý nghĩa chính trị- xã hội nhất định, được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng” [17, tr57]. Phỏng vấn có những nét riêng,

cách thức tổ chức tác phẩm riêng; phỏng vấn là cuộc hỏi- đáp giữa người này với người khác. Phỏng vấn là một trong những cách tốt nhất để khai thác và thể hiện thông tin.

Trong 3 báo khảo sát, Báo Dân trí vẫn là đơn vị làm tốt nhất về mặt số lượng bài phỏng vấn về chính sách Giáo dục. Với số lượng bài nhiều hơn báo Giáo dục và Thời đại (In – Điện tử) và Giáo dục Việt Nam.Nhiều bài phỏng vấn trên Dân trí đã tạo được sự thu hút với người đọc vì vừa giải quyết được vấn đề người đọc quan tâm lại vừa có thông tin chỉ dẫn linh hoạt.

Điển hình như bài phỏng vấn " Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể:

Cần đặt chất lượng lên hàng đầu"lên ngày 20/04/2017 của tác giả Việt An đã đem đến cho độc giả góc nhìn đa chiều khi nhận định về những điểm mới của Dự thảo chương trình GD phổ thông tổng thể, ông Trịnh Ngọc Thạch – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, xây dựng chương trình GDPT tổng thể này, các chuyên gia của Bộ GDĐT đã tiếp cận được với xu hướng xây dựng chương trình GDPT của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới: " Về nội dung, chương trình GDPT tổng thể của Việt Nam được xây dựng phù hợp với mô hình phát triển năng lực của các chương trình giáo dục tiên tiến. Điều này thể hiện ở mục tiêu của chương trình, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục của chương trình...", Bài phỏng vấn ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học để làm rõ hơn về chính sách Kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học: “Bộ Giáo dục

giải thích việc phụ huynh không biết năng lực học của con.” (02/06/2017) của

Trần Khanh.

GDTĐO các bài phỏng vấn về chính sách giáo dục được thiết kế, trình bày theo lối truyền thống đó là tít chính, lời dẫn, câu hỏi, trả lời và ảnh người trả lời; hoặc theo lối cởi mở hơn là kết hợp tít chính, lời dẫn, một số ảnh người trả lời hoạt động liên quan vấn đề phỏng vấn, rút box… Đối tượng được phỏng vấn của báo GDTĐ phong phú và đa dạng ở nhiều cương vị khác nhau.Trong bài"Tự chủ toàn diện là cơ sở để trường ĐH phát triển", GDTĐ đã có cuộc trao đổi với TS.Trần Đình Lý - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM về vấn đề tự chủ ĐH và dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi.Bài phỏng vấn lên khá kịp thời giúp cho người đọc hiểu thêm về các chính sách và luật của ngành Giáo dục.

Bài phản ánh

Các bài phản ánh trên GDTĐ (In- Điện tử), Dân trí, GDVN đều là những bài viết nghiên cứu, phân tích khá kỹ các chính sách Giáo dục, đưa đến

cho bạn đọc những thông tin chính thống, dễ hiểu, có đặt vấn đề, phân tích, lý giải và đưa ra các giải pháp cho vấn đề được nêu. Cụ thể, báo Giáo dục và Thời đại Online có 190 bài phản ánh trong số 592 bài viết về chính sách Giáo dục, chiếm tỷ lệ 49.7%. Báo Tuổi trẻ GDVN có 175 bài phản ánh trong tổng số 490 bài viết về chính sách Giáo dục, chiếm tỷ lệ 35.7%. Báo Dân trí có 180 bài phản ánh trong tổng số 561 bài về chính sách Giáo dục, chiếm tỷ lệ 32%. So với 2 tờ báo còn lại, Báo GDTĐ (báo in và báo điện tử) có số lượng nhiều bài viết nhất về cả 5 chính sách giáo dục. Nhưng các bài viết trên Báo Giáo dục & Thời đại khá thuần túy là phản ánh hiện tượng một cách chung chung. Đó là các vấn đề về chủ trương, cách làm của Bộ GD&ĐT trong triển khai các chính sách Giáo dục, các thông tin chỉ dẫn cũng như cổ động trong công tác Giáo dục. Về cách đặt tít bài cũng như ngôn từ cũng khá đơn giản tới mức “nhạt” so với GDVN và Dân trí. Các bài viết của báo GDTĐ về tự chủ ĐH như: Chủ động điều chỉnh để thích ứng phương pháp thi mới” (1/10/ 2016)

của Trung Nguyễn, "Tự chủ ĐH phải tạo ra được môi trường thúc đẩy sáng

tạo và cống hiến" của tác giả Hà Nguyên (17/04/2017), "Tự chủ trong giáo dục được đẩy mạnh" của Hiếu Nguyễn (14/07/2017), "Tự chủ toàn diện là cơ sở để trường ĐH phát triển" của tác giả Anh Tú (26/07/2017), "Tự chủ đại học, Hội đồng trường phải thực quyền" (6/09/2017) của Hiếu Nguyễn, “Tự chủ đại học phải đi kèm kiểm định chất lượng” (19/08/2017) của Trần Trang.

Ngay cả một chính sách gây nhiều tranh cãi như chính sách ưu tiên năm nay, báo GDTĐO cũng đưa một cách rất "an toàn".

Báo Dân trí lại có những bài phản ánh thông tin như bài viết"Đằng sau

cộng điểm ưu tiên vào đại học: Chảy máu chất xám và nhiều hệ lụy"do bạn

đọc viết lên ngày 02/8/2017. Một bài viết ngay ở tiêu đề đã thể hiện sự bất mãn, bất hợp lý của chính sách ưu tiên năm nay.Trong bài viết khác với tiêu đề "Chính sách cộng điểm ưu tiên đang bị ngược đối với thí sinh thành phố", tác giả Hồng Hạnh thẳng thắn phản ánh sự bất hợp lý của chính sách ưu tiên

năm nay: "Do đó có thể nói chính sách ưu tiên dạng này không phải là đặc

thù Việt Nam nhưng điều đáng nói là chính sách này đã trở thành ưu tiên ngược."Bài viết còn tăng thêm tính phản ánh thực trạng đáng báo động của

chính sách ưu tiên bằng ý kiến của những chuyên gia. Điển hình như ý kiến của nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại họcNguyễn Viết Khuyến:"...nếu tuyển

sinh chỉ dựa vào điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia thì chỉ phù hợp với trường tốp giữa hoặc tốp dưới. Còn đối với trường tốp trên hoặc các ngành hót, ngành năng khiếu thì không phù hợp."

Hơn thế nữa, những bài viết trên Dân Trí thường đi đến cùng, bám sát sự kiện, các bài viết có sự logic với nhau thành loạt bài. Một ví dụ cụ thể: Ngày 07/09/2017 cóbài:Cần dỡ bỏ quy chế ràng buộc giáo viên trong kiểm

tra đánh giá” Theo đó, giáo viên đánh giá học sinh tiểu học thường xuyên bằng nhận xét kết hợp lời nói, lời hướng dẫn (chứ không dùng điểm số như trước đây) và đánh giá định kỳ bằng điểm số. Bài kiểm tra định kì được trả lại cho học sinh nhưng điểm của bài kiểm tra định kì không được dùng để so sánh học sinh với nhau.

Báo Giáo dục Việt Nam, bám sát những nội dung liên quan đến mọi khía cạnh của giáo dục. Từ Chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đến những vấn đề về kì thi, gương sáng giáo viên, học sinh hay những chương trình hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho những hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Báo Giáo dục Việt Nam cũng như những tờ báo điện tử khác không đứng ngoài lề mà luôn bám theo dòng sự kiện, thông tin đầy đủ đến độc giả những cập nhật mới nhất về những chủ trương, thay đổi trong chính sách bên cạnh những bài viết được đánh giá cao về chất lượng thông qua việc đăng tải những bài viết phân tích của những người có trách nhiệm và có sức ảnh hưởng đối với công chúng.

Ngày 16- 03 – 2016 đăng tải bài viết của tác giả TS. Đặng Văn Định -

cao đẳng Việt Nam, tiêu đề: Tự chủ đại học - chặng đường ba mươi năm đổi mới. Bài viết đưa ra cái nhìn ởhai nội dung cơ bản gồm: Những mô hình đại

học tự chủ của chặng đường 30 năm đổi mới và nhìn nhận tự chủ đại học, đó là một chủ trương khả thi.

Trong chính sách Giáo dục phổ thông tổng thể đã có rất nhiều thay đổi trong nội dung các môn học, khiến cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong các tiếp cận đặc biệt là các môn xã hội. Báo Giáo dục Việt Nam có bài: “Làm

sao để học trò không quay lưng với các môn khoa học xã hội nhân văn?”(15

/10/2017) của Thầy giáo Sông Trà bày tỏ nỗi băn khoăn, lo lắng trước thực trạng chất lượng học và dạy các môn khoa học xã hội ngày càng suy giảm chỉ ra những nguyên nhân của thực tế trên và cũng đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để học sinh thêm yêu thích các môn xã hội.

2.3.2 Chuyên trang chuyên mục

Không chỉ có các chuyên trang định kỳ về lĩnh vực GD và ĐT. Các báo được khảo sát còn có các chuyên mục, trong đó có những chuyên mục riêng về GD và ĐT hoặc chuyên mục chung cho các vấn đề; trong đó có lĩnh vực GD và ĐT. Tuy nhiên, tựu chung lại các chuyên mục đã làm cho thông tin về chính sách giáo dục trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Nhất là các chuyên mục được xuất bản định kỳ. Tính định kì của báo chí là “quy ước” của cơ quan báo chí đối với công chúng, tạo thành thói quen đón đọc báo vào những thời điểm nhất định của công chúng (giờ phát hành của báo in, thời điểm lên sóng các chương trình phát thanh, truyền hình). Tính định kì còn có ý nghĩa trong việc quyết định kế hoạch viết bài, tổ chức biên tập, lên trang báo (hoặc xây dựng chương trình phát sóng), sửa bản tin và phát hành. Đối với báo in, tính định kỳ, tính quen thuộc vừa là lợi thế vừa là yếu tố gắn kết với độc giả. Khi đọc một tờ báo, độc giả sẽ lật giở đến trang báo, chuyên mục quen thuộc mà họ hay đọc, hay quan tâm.

Theo PGS.TS Đinh Văn Hường trong giáo trình “Tổ chức và hoạt động

đầu tiên trước khi người ta đọc nội dung. Tâm lý bạn đọc thường là lướt qua một lượt số báo, xem tranh, ảnh, chú thích, đọc các tít đậm, tìm những vấn đề hay, cập nhật, tiếp theo đó mới dừng lại ở những tin bài cụ thể. Vì vậy, tiêu chí chung về hình thức của số báo là phải đẹp, sinh động và bắt mắt” [18, tr 116]. Xét về mặt hình thức, cả hai tờ báo in Báo Giáo dục & Thời đại và Tạp

chí Giáo dục (In) đều trình bày khá sinh động, đa dạng các nội dung truyền thông các chính sách giáo dục. Hai tờ báo đều dành những thời lượng và hình thức thông tin khác nhau vềvấn đề truyền thông các chính sách giáo dục, đáp ứng tốt yêu cầu lý luận cũng như thực tiễn hoạt động báo chí đặt ra. Cụ thể, khảo sát kết cấu của các tờ báo như sau:

Báo Giáo dục & Thời đại (In) có 16 trang có phân bố các trang gồm:  Trang 1: Các thông tin thời sự nổi bật

 Trang 2: Tin tức  Trang 3: Thời sự

 Trang 4 và 5: Giáo dục và phát triển  Trang 6: Bạn đọc với tòa soạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo chí của ngành giai đoạn 2016 2017 (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)