2.2 Tư tưởng chính trị cơ bản của Plato ········································
2.2.1 Tư tưởng của Plato về nguồn gốc nhà nước··········································
Nguồn gốc của nhà nước là một trong những vấn đề quan trọng trong tư tưởng chính trị của Plato. Theo Plato nhà nước xuất hiện vì cá nhân con người không thể sống tách biệt mà phải sống cộng tác, hợp tác, liên kết với nhau để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của con người mà mỗi cá nhân một mình không thể tự cung ứng.
Nhà nước được hoàn thiện khi trong cộng đồng có đủ người để thỏa mãn các nhu cầu đa dạng, khác biệt, và những người trong nhà nước giúp đỡ nhau để định cư ở một nơi nhất định. Plato nhận thấy xã hội cần rất nhiều những nhu cầu khác nhau, những nhu cầu ấy là rất đa dạng mà bắt đầu là những nhu cầu thiết yếu về thực phẩm, nhà ở, quần áo... Để đáp ứng được những nhu cầu đó cần có người sản xuất ra những sản phẩm ấy.
Một cá nhân, theo Plato vì khi sinh ra mỗi người có khả năng riêng chỉ phù hợp với một ngành nghề nhất định nên không giỏi tất cả mọi việc, không thể tự mình đáp ứng được tất cả các nhu cầu cá nhân cần. Vì vậy, trong xã hội cần có sự phân công lao động. Mỗi người chỉ nên đảm trách một công việc nhất định và rèn luyện tay nghề thành thục, chuyên nghiệp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Ông cho rằng: “ Quan niệm của tôi là nhà nước ra đời bởi vì không có một cá nhân nào có thể tự túc được; chúng ta có nhiều nhu cầu” [10, 75], “vì tất cả các nhu cầu ấy, chúng ta kêu gọi sự giúp đỡ lẫn nhau để thỏa mãn các yêu cầu khác nhau của chúng ta, và khi chúng ta đã quy tụ được một số người trợ giúp và cộng tác để sống tại cùng một nơi, chúng ta gọi nơi đó là nhà nước” [26,170]. Nhà nước ra đời bắt nguồn từ yêu cầu cần phải liên kết để thỏa mãn nhu cầu cần thiết để duy trì cuộc sống. Những nhu cầu của con người càng ngày càng tăng dần để đáp ứng đủ các thành viên trong nhà nước cũng phải tăng lên và vì mỗi người không thể cùng lúc làm tốt nhiều việc nên theo Plato mỗi người chỉ nên làm những việc mà khả năng của họ thực hiện tốt nhất. Có thể thấy trong nhà
nước của Plato có sự chuyên môn hóa. Đây cũng là một yếu tố tạo nên tính thống nhất, trật tự và sự kết hợp nhịp nhàng trong xã hội.
Plato đặt ra vấn đề sản xuất không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để trao đổi với nước ngoài, bán ra nước ngoài, sản xuất hàng hóa để trao đổi, buôn bán với nước ngoài. Tuy nhiên, ông không khuyến khích việc sản xuất hàng hóa.
Ông thừa nhận có chiến tranh giữa các quốc gia. Nguyên nhân của chiến tranh là do nhu cầu trong nhà nước càng ngày càng tăng đặc biệt là nhu cầu mở rộng lãnh thổ đất đai để phục vụ cho sản xuất của nhà nước đó dẫn đến phải xâm lấn đất đai của các nước láng giềng. “ Đất nước của chúng ta rộng, đủ để cung cấp các nhu cầu cho các dân cư lúc ban đầu, nhưng bây giờ nó trở thành quá nhỏ. Nếu chúng ta muốn có đủ đồng cỏ để nuôi gia súc và đất đai để trồng trọt, chúng ta phải cắt bới đất đai của những nước láng giềng, và nếu họ cũng không hài lòng với nhu cầu hiện có của họ, nhưng muốn có những của cải vô giới hạn, họ cũng sẽ phải cắt bớt một phần đất đai của chúng ta” [26,179]. Khi nguy cơ có chiến tranh xảy đến, nhà nước ngoài việc sản xuất phải cần có vệ quân đển bảo vệ tài sản của nhà nước, chống lại sự xâm lấn của bên ngoài. Vệ quân cũng được coi là một nghề trong sự phân công lao động.
Quan niệm của Plato về nguồn gốc nhà nước chưa thể hiện được bản chất của nhà nước. Tư tưởng về nguồn gốc nhà nước cũng thể hiện được Plato chưa phân biệt được sự khác nhau giữa khái niệm xã hội và khái niệm nhà nước, mà ông đồng nhất hai khái niệm làm một. Trong khi chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng nguồn gốc của nhà nước là đấu tranh giai cấp, thì ở đây Plato cho rằng nhà nước ra đời do nhu cầu liên kết giữa các cá nhân với nhau. Quan niệm của Plato về nhà nước chưa chỉ ra được nguồn gốc thực sự của nhà nước. Bởi vì, ở thời đại Plato chưa có cách nhìn đúng về quy luật lịch sử, những tri thức về lịch sử phát triển của xã hội loài người chưa được tích tụ đủ để nhìn được bản chất của những mối
liên hệ khách quan, phức tạp của vận động xã hội. Vì vậy, tư tưởng của Plato về nguồn gốc nhà nước còn hạn chế, nhưng đó là hạn chế bởi lịch sử.
2.2.2 Tư tưởng về quyền lực nhà nước
Về quyền lực nhà nước, Plato khẳng định phải thuộc về những nhà thông thái, nhà triết học. Không phải ngẫu nhiên mà Plato đề cao các triết gia, đó là bắt nguồn từ thế giới quan và nhân sinh quan của ông. Xuất phát từ quan niệm thế giới các sự vật là cái bóng của thế giới ý niệm, thế giới ý niệm là khuôn mẫu của các sự vật. Con người khi sinh ra được tạo thành từ thể xác và linh hồn, linh hồn có nguồn gốc từ thế giới ý niệm. Theo Plato, những người nắm tri thức là những người nắm quyền cai trị. Người lãnh đạo theo Plato là những người có khả năng tự nhiên và được giáo dục đúng đắn. Là người đề cao tri thức, Plato khẳng định một nhà nước lý tưởng phải được lãnh đạo bởi những người hiểu biết, khôn ngoan. Những nhà triết gia phù hợp nhất cho ngôi vị lãnh đạo. Ông viết: “cái ác của thế giới sẽ chỉ dừng lại khi các triết gia làm vua hay vua là triết gia”. Người có năng lực không phải đi cầu xin để được lãnh đạo mà những công dân phải tìm đến họ và tôn vinh họ lên làm người cai trị. Người lãnh đạo thành bang vừa có tố chất tự nhiên vượt trội lại vừa được giáo dục đúng đắn nên họ có sự thông thái, hiểu biết không chỉ có những kiến thức về hình học, số học, thiên văn mà còn cả triết học, những kiến thức này phục vụ cho việc cai trị và tránh những sai lầm. Những nhà lãnh đạo vừa có thể chất khỏe mạnh lại có tâm hồn duyên dáng, cân đối. Hay nói cách khác, đối với Plato trong nhà nước lý tưởng vai trò của những triết gia cũng giống như những vị thuyền trưởng của con tàu, muốn cho con tàu đi đúng hướng thì vị thuyền trưởng phải là người được đào tạo bài bản để có thể thông hiểu được những cấp độ của tiến trình nhận thức, phân biệt được đâu là chân lý và đâu là sai lầm, đâu là tồn tại thực đâu là cái bóng của tồn tại. Là nhà duy tâm nên Plato đề cao yếu tố tinh thần mà hạ thấp yếu tố vật chất. Ở đây, người quyết định về chính trị không phải người nắm kinh tế mà là người nắm sự hiểu biết. Tuy quan niệm về quyền lực nhà nước còn mang tính chất duy tâm
nhưng cũng để lại những giá trị nhất định khi Plato đề cao năng lực của người lãnh đạo, xóa bỏ chế độ cha truyền con nối.
2.2.3 Sự phê phán đối với những hình thức nhà nước suy đồi
Để xây dựng nên những tư tưởng về một nhà nước lý tưởng, là cả một quá trình Plato nghiên cứu về các mô hình nhà nước trên thực tế. Việc đưa ra những tiêu chuẩn cho nhà nước lý tưởng là sự khắc phục những khuyết điểm, những mặt tiêu cực trong những mô hình nhà nước hiện thời. Theo Plato, những mô hình nhà nước hiện thời là những mô hình nhà nước suy đồi với đầy dẫy những bất công, những yếu kém. Plato đã phê phán những hình thức nhà nước khác nhau thuộc về kiểu nhà nước tiêu cực bằng cách đưa ra bản chất của từng hình thức nhà nước và mối liên hệ dẫn đến các nhà nước ấy. Trong khi so sánh với hình thức nhà nước hoàn thiện, Plato thấy rằng mỗi hình thức nhà nước suy đồi là một nấc thang của sự xuyên tạc nhà nước hoàn thiện. Cụ thể, ông cho rằng có bốn hình thức nhà nước đáng phải phê phán đó là:
-Thứ nhất là chế độ vị danh (timarchia) còn gọi là chế độ tài bản, phú hào hay kim quyền (timokratia) hình thức chính quyền của người Crete và Sparta. Đây là hình thức nhà nước bắt đầu cho sự xuyên tạc nhà nước hoàn thiện, Plato lý giải có sự thay đổi từ nhà nước hoàn thiện sang nhà nước tiêu cực là do “mọi vật sinh ra đều có sinh có hóa, ngay cả trật tự xã hội cũng không thể kéo dài mãi mãi, mà thế nào cũng suy tàn” [26,553]. Sự suy tàn của nhà nước hoàn thiện được Plato mô tả như sau: sự sinh sản của các sự vật đều theo những thời kỳ nhất định và con người cũng vậy. Những người cầm quyền tuy đã được đào luyện cho thành bang đều khôn ngoan, nhưng không phải mọi suy tính của người cầm quyền đều đúng mà cũng có khi rơi vào sai lầm. Việc tính sai về việc sinh sản sẽ gây nên những hậu quả nặng nề cho thế hệ sau như thế hệ sau sinh ra không khỏe mạnh, khôn ngoan, vì vậy khi thế hệ được sinh ra do tính toán sai lầm sẽ không đảm trách tốt nhiệm vụ được giao và thành bang sẽ sảy ra sự biến đổi. Thế hệ này sẽ lơ là trong việc rèn luyện cả về tâm trí và thể xác trở nên kém giáo dục và kém
văn hóa. Kết quả khi thế hệ này lãnh đạo đất nước sẽ là những người cầm quyền không có khả năng và bản chất của người lãnh đạo, hay nói cách khác người lãnh đạo đất nước lúc này không thể thiết lập được một trật tự theo những khả năng tự nhiên của các công dân. Trong thành bang sẽ diễn ra chiến tranh và thù hận đó là biểu hiện của mâu thuẫn nội bộ. Khi có mối bất hòa xảy ra trong cùng một chính quyền. Hệ quả sẽ gây ra sự chia rẽ thành hai hướng khác nhau, họ chiến đấu với nhau và cuối cùng họ đồng ý phân chia đất đai và nhà cửa cho các chủ sở hữu cá nhân và họ biến các bạn bè của họ thành những người nô lệ và những người trông coi nhà cửa đất đai cho họ mặc dù những người này trước đó là những công dân tự do được bảo vệ và che chở. Vì đây là hình thức trung gian giữa nhà nước hoàn hảo và chế độ đầu sỏ nên trong thành bang vẫn còn giữ được phần nào những đặc điểm của nhà nước hoàn hảo như vẫn đề cao người cầm quyền, thành phần chiến đấu không tham gia nông nghiệp, lao động chân tay, kỹ nghệ, thương mại, mà tập trung vào rèn luyện thể chất và quân sự để bảo vệ thành bang khỏi những cuộc chiến tranh từ ngoại bang. Ông viết: “Những người cai trị được hưởng danh dự, giai cấp chiến binh được miễn công việc đồng áng, thủ công và buôn bán nói chung, việc tổ chức các bữa ăn chung và sự quan tâm tới luyện tập thể dục và huấn luyện quân sự về tất cả các phương diện này nhà nước mới sẽ giống với nhà nước cũ” [10, 190]. Tuy nhiên, người cầm quyền trong thành bang vị danh không còn là những nhà thông thái, tài trí mà là những người hung hãn, ưa chiến tranh hơn hòa bình, người yêu chiến thắng và danh dự. Sự cai quản thành bang hà khắc hơn và lúc này đã xuất hiện tư hữu, tầng lớp cai trị tham lam, ham mê tiền bạc nhưng vẫn chỉ lén lút, bí mật thỏa mãn lòng tham lam của mình chứ chưa phải là công khai vơ vét. Trong tác phẩm “Cộng hòa” ông viết: “Và những con người này sẽ là những con người tham tiền, giống như những người sống trong chế độ đầu sỏ, họ sẽ có một sự tham lam thầm kín nhưng mãnh liệt về vàng và bạc, mà họ sẽ giấu ở những nơi kín đáo hoặc ở những nhà kho riêng, và các lâu đài cũng sẽ chở thành những ổ trứng của họ, ở đó họ phung phí tiền bạc cho các bà vợ, hay
cho những người mà họ thích” [10, 190]. Trong chế độ này giáo dục đã bị xuống cấp, văn hóa suy đồi, nghệ thuật băng hoại. Chế độ vị danh quyền lực được xác lập dựa trên thói hám danh. Những dấu hiệu đầu tiên của sự suy thoái là khi những ham muốn tư hữu xuất hiện, những kẻ hám lợi tích lũy tài sản, cuộc sống khiêm nhường trước đây được thay thế bởi lối sống xa hoa. Từ đó, tạo nên bước chuyển từ chế độ vị danh sang chế độ quả đầu.
- Bước tiếp theo của sự suy đồi là chế độ quả đầu, còn gọi là chính thể đầu sỏ, chính thể thiểu số hay chính thể tập đoàn (Ploutokratia). Chế độ này được Plato định nghĩa “Là chế độ dựa trên việc đánh giá tài sản, trong đó người giàu có quyền lực và người nghèo không có quyền lực” [10, 191]. Chế độ quả đầu được đặc trưng bởi người cai trị thành bang là người giàu có, tài sản là thước đo quyết định người lãnh đạo. Plato lý giải sự chuyển tiếp từ chế độ vị danh sang chế độ quả đầu như sau: nguyên nhân là do tư hữu mà nên, từ chỗ họ tham lam tích lũy tài sản bí mật, tham vọng ngày càng gia tăng, tài sản tích lũy ngày càng nhiều. Khi tài sản đủ để chi phối những người khác trong xã hội họ đi đến công khai tích lũy tiền của bất chấp quy định của pháp luật, coi nhẹ đạo đức. Trong xã hội, người giàu được đề cao, đạo đức bị coi nhẹ, người nghèo bị khinh rẻ. Những luật lệ mà thành bang ban hành cũng dựa trên tài sản, người có tài sản ở mức độ luật lệ quy định mới được tham chính và dùng bạo lực để thực thi pháp luật. Thành bang không phải được cai trị bởi những người tài trí, có năng lực thực sự mà là những người giàu có. Trong thành bang mất đi sự ổn định, trật tự, xã hội chia làm hai tầng lớp đối đầu nhau. Một bên là thiểu số những người giàu có cai trị và bên kia là những người số đông những người nghèo khó. Người dân được tầng lớp cai trị những người giàu có trang bị vũ khí để phòng khi có chiến tranh ngoại bang, bảo vệ tài sản của ngươi giàu trước sự xâm chiếm của thế lực bên ngoài. Tuy nhiên, những người cai trị cũng luôn sợ hãi sự nổi dậy của những công dân trong thành bang. Có thể thấy nếu chế độ vị danh mẫu người ham mê danh vọng, yêu thích chiến thắng là đặc trưng thì ở chế độ quả đầu là mẫu người ham tiền. Khi
tầng lớp cai trị ham muốn của cải quá sức và tạo nên sự phân hóa giàu nghèo quá lớn, bất công trong xã hội tăng cao. Trong xã hội xuất hiện giai cấp nghèo mạt rệp, giai cấp này không chịu nổi vùng lên đấu tranh xóa bỏ giai cấp giàu có và thiết lập bình đẳng giữa mọi người. Từ đây, chế độ quả đầu chuyền sang chế độ dân chủ.
- Chính thể thứ 3 là chế độ dân chủ. Sự thoái hóa của chế độ quả đầu dẫn đến hình thức nhà nước tồi tệ hơn- đó là nhà nước dân chủ. Về hình thức quyền lực trong nhà nước thuộc về công dân tự do. Nhưng trong hình thức nhà nước này, sự phân hóa giàu nghèo còn sâu sắc hơn các hình thức nhà nước trước. Việc gia tăng lối sống xa hoa vốn tồn tại trong chế độ quả đầu làm cho những người giàu phá sản nhanh chóng chở thành người nghèo. Trong nhà nước dân chủ quyền lực nhà nước thuộc về toàn thể công dân, mọi công dân đều đước bầu cử ứng cử và bình đẳng trước pháp luật. Nhưng theo Plato, quyền lực đặt vào tay số đông thì sẽ không tránh khỏi hỗn loạn, vì đám đông dân chúng vừa không có học thức lại rất