Sự phê phán của Aristotle đối với tư tưởng chính trị-xã hội của Plato

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của plato và ảnh hưởng của nó đến aristotle (Trang 70 - 100)

đánh giá trái chiều. Plato chủ trương công hữu đặc biệt đối với tầng lớp người cai trị, họ chỉ được sử dụng tài sải ở mức độ chỉ đủ đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở việc công hữu tài sản mà Plato còn thiết lập chế độ vợ chung, con chung. Những quan niệm cực đoan này làm cho nhà nước lý tưởng của ông trở thành không tưởng.

Bù lại những tư tưởng về giáo dục của Plato lại được những nhà tư tưởng về sau đánh giá là đem lại những giá trị to lớn. Tuy nhiên, nền giáo dục của Plato vẫn còn rất nặng nề, với những yêu cầu hết sức khắt khe. Giáo dục chỉ hướng đến những người cai trị chứ không phải cho toàn thể công dân.

Chương 3

ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI PLATO ĐẾN ARISTOTLE

3.1 Sự phê phán của Aristotle đối với tư tưởng chính trị - xã hội của Plato Plato

Aristotle2 là người học trò thông minh và thân cận nhất của Plato. Ông có 20 năm học tập và gắn bó với người thầy của mình, vì vậy những tư tưởng của Aristotle ảnh hưởng sâu sắc từ những tư tưởng của Plato. Từ góc nhìn của thế giới quan duy tâm và cùng chiến tuyến phê phán nền dân chủ chủ nô nên những tư tưởng về chính trị - xã hội của Plato và Aristotle có nhiều điểm tương đồng.

2

Arisotle(384-322TCN) - Triết gia Hy Lạp cổ đại, xuất thân từ gia đình trí thức. Ông là học trò của Plato. Aristotle được xem là triết gia sáng lập ra trường phái Duy Thực (Realism).

Tuy nhiên, là người đi sau, nhận thức được những hạn chế của thầy mình, Aristotle đã kế thừa trên tinh thần phê phán những quan điểm của Plato. Tư tưởng chính trị - xã hội của Aristotle như là sự bổ sung, hoàn thiện hơn tư tưởng mà Plato đã đặt ra. Những tư tưởng của Plato mang tính siêu nghiệm thì ở Aristotle lại rất thực tế. Sự phê phán của Aristotle thể hiện cụ thể là trong tác phẩm “Chính trị luận” với những khía cạnh sau:

Thứ nhất, trong khi Plato mong muốn xây dựng một mô hình nhà nước đạt

đến sự thống nhất tuyệt đối, thì Aristotle lại phê phán điều này. Ông cho rằng, nhà nước mà đồng nhất thì không còn là nhà nước nữa. Aristotle chủ trương nhà nước càng đa nguyên chừng nào thì càng tốt chừng ấy. Vì bản chất của quốc gia là đa nguyên, được kết hợp bởi nhiều thành phần khác nhau.

Aristotle chứng minh rằng trong nhà nước không bao giờ có thể đạt được mức động đồng nhất tuyệt đối như Plato đề ra. Sở dĩ như vậy vì bản chất của một quốc gia là sự kết hợp của nhiều phần tử khác nhau. Quốc gia theo Aristotle không phải là sự tập hợp của nhiều người mà là sự tập hợp của nhiều người khác nhau. Sự đồng dạng không tạo ra thành bang. Trong tác phẩm “Đạo đức học”, Aristotle cho rằng: “sự thịnh vượng của một quốc gia nhờ ở sự đóng góp của mỗi phần tử cho quốc gia tương đương với những gì mà mỗi phần tử nhận được từ quốc gia” [1, 86]. Trong quốc gia mỗi phần tử tạo thành bang gia là những phần tử khác nhau. Hơn nữa xét theo khía cạnh vai trò, vị trí của các công dân trong thành bang cũng không thể có sự đồng nhất, mà phải là sự đa dạng bởi mỗi người đều đảm nhiệm những chức vụ riêng. Do đó, từ bản chất quốc gia không thể nào đồng nhất được. Aristotle nhận thấy biến tất cả mọi người thành đồng nhất thay vì đem lại phúc lợi cao nhất cho quốc gia lại hóa thành tiêu diệt quốc gia. Aristotle cũng cho rằng chính sách đồng nhất tuyệt đối trong thành bang không phải là một chính sách hay. Bởi vì theo ông, gia đình đạt được mức độ tự túc cao hơn cá nhân, và quốc gia đạt được mức độ tự túc cao hơn gia đình, nhưng quốc

gia chỉ có thể hiện hữu nếu cộng đồng đủ rộng lớn và đa dạng để đạt tới trình độ tự túc. Từ đó, yêu cầu đặt ra cho sự tồn tại của quốc gia là phải đa nguyên.

Thứ hai, về nguồn gốc của nhà nước: cũng giống như Plato, Aristotle cho

rằng, nhà nước ra đời xuất phát từ con đường tự nhiên, nhưng khác với Plato ở chỗ, Plato thì cho rằng nguồn gốc của nhà nước là do nhu cầu liên kết giữa các cá nhân, còn ở Aristotle thì nhà nước ra đời là do bản chất con người khi sinh ra đã thuộc về cộng đồng, con người là động vật chính trị. Xét về mặt nào đó, con người không thể sống lành mạnh bên ngoài xã hội. Thành tố đầu tiên của nhà nước là gia đình và trong khi Plato lại chủ trương xóa bỏ gia đình thì Aristotle lại thấy rằng gia đình là nền tảng của nhà nước. Xét theo thứ tự thời gian thì cá nhân và gia đình là cái có trước nhà nước. Vì vậy, khi cá nhân sinh ra đã thuộc về cộng đồng gia đình, nhiều gia đình họp thành làng xã, nhiều làng xã hợp thành nhà nước. Nhưng xét về mặt bản thể luận, Aristotle cho rằng nhà nước là cái hiện hữu có trước cá nhân và gia đình. Ông lý giải có sự mâu thuẫn này là vì nhà nước là cái tổng thể, cái phổ quát nên phải là cái có trước cái cá thể là cá nhân, gia đình. Mục đích tự nhiên của con người là hướng đến cái tốt nhất, hoàn thiện nhất và cuộc sống hoàn thiện nhất chỉ có thể là cuộc sống trong cộng đồng. Mặc dù mục đích cao nhất của bản chất con người tự nhiên là hướng đến sống trong cộng đồng, nhưng theo ông, sống trong nhà nước chưa phải là điểm kết thúc mà là điểm khởi đầu cho hạnh phúc mới, cuộc sống mới... Trong quan niệm của Aristotle thấm đẫm tính hiện thực, xuất phát từ học thuyết về đạo đức cho rằng cái thiện, hạnh phúc có trong cuộc sống hiện thực, chứ không phải ý niệm thiện ở một thế giới bên ngoài, thế giới ý niệm như của Plato. Đây là điểm mà Aristotle đã khắc phục được phần nào tính chất không tưởng, mơ hồ ở Plato. Ông đã đưa mục đích cuộc sống con người từ vươn tới một thế giới hư ảo bên ngoài, thế giới các ý niệm của Plato về với thế giới hiện thực. Không phải con người lấy thế giới ý niệm làm khuôn mẫu để bắt trước và thông dự vào cho giống với ý niệm mà con người tìm kiếm hạnh phúc trong đời sống cộng đồng của chính mình.

Nhưng trong tư tưởng về nguồn gốc của nhà nước, chúng ta có thể nhận thấy cả Plato lẫn Aristotle đều chưa phân biệt được khái niệm nhà nước và xã hội. Hai khái niệm này được các ông hiểu là một. Do đó chưa đưa đến được một quan niệm đúng đắn về nguồn gốc thực sự hình thành nhà nước. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước ra đời là do sự phân chia xã hội thành các giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, nhà nước là nhà nước của giai cấp mạnh nhất, thống trị về kinh tế và giai cấp này với sự trợ giúp của nhà nước mà trở thành giai cấp thống trị về chính trị, nghĩa là nó có được những phương tiện mới để bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác. “Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác”. Còn theo Aristotle, “nhà nước là một sự hội tụ và hợp tác của công dân theo một hiến pháp và một cơ cấu chính trị nào đó, cho nên khi hình thức chính quyền thay đổi và trở nên khác đi với hình thức cũ, thì ta có thể nói là nhà nước đó không còn giống như cũ nữa” [1, 153].

Thứ ba, Aristotle xem xét mối quan hệ biện chững giữa cá nhân và cộng

đồng trong chỉnh thể thống nhất. Ông cho rằng, cá nhân cần được đảm bảo hạnh phúc hoàn chỉnh trong cộng đồng, chứ không phải cá nhân hi sinh cho cộng đồng như quan niệm của Plato. Theo Aristotle, mô hình nhà nước của Plato là không thực tế vì mô hình nhà nước mà đồng nhất sự thịnh vượng của quốc gia vào sự đóng góp của các thành viên thì như vậy cá nhân sẽ hoàn toàn bị nhấn chìm.

Thứ tư, khía cạnh mà Aristotle phê phán gay gắt nhất là quan niệm của Plato về sở hữu và hôn nhân. Những phê phán của Aristotle được nhiều triết gia hưởng ứng. Theo ông, nhà nước dựa trên sở hữu cộng đồng về tài sản là rất bất cập. Aristotle lý giải điều đó như sau: Nếu sở hữu chung sẽ dẫn đến bất cập nếu không chia đều công việc và tài sản cho mọi người và những gì thuộc về của chung thì mọi người sẽ lơ là, không quan tâm đến nó. Trong tác phẩm “Chính trị luận”, ông viết: “...cái gì mà thuộc của chung của nhiều người, thì cái đó lại càng có ít người quan tâm bảo quản. Mọi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích chung,

còn nếu họ quan tâm đến lợi chung thì cũng chỉ vì đụng chạm đến quyền lợi riêng của họ. Thêm vào đó, con người có khuynh hướng xao lãng nhiệm vụ mà họ nghĩ là sẽ có người khác chu toàn” [1, 89]. Hay ông viết: “càng nhiều người thì càng ít hiệu quả hơn ít người”. Cũng như vậy khi những đứa trẻ là con chung của cả cộng đồng mà không phải của riêng cá nhân nào khi đó chúng sẽ bị tất cả bỏ bê.

Trong nhà nước của Plato, con cái là của chung. Nhưng Aristotle thấy rằng, như vậy khi sinh ra con cái giống cha mẹ tất sẽ tìm đến nhau khi đó không còn là tài sản chung của quốc gia nữa. Một khi tất cả là của chung, tất cả đều bình đẳng theo cách của Plato thì mối quan hệ gia đình, thân nhân sẽ đổ vỡ tạo điều kiện cho cái ác và bạo lực hoành hành. Một người sẽ không dám làm điều ác với người thân của mình, nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu nạn nhân là người dưng. Do đó, một quốc gia không nên là một tập hợp đồng nhất với ý tưởng rằng đó là của chung.

Aristotle cũng phân tích những hệ lụy trong tư tưởng về công hữu trong hôn nhân. Như trong cộng đồng có thể xảy ra những tệ nạn, tội ác như bạo hành, cưỡng hiếp, sát nhân, hay cãi cọ, vu cáo nhau. Khi trong xã hội cha con không biết nhau rất có thể sẽ xảy ra những tội ác này giữa cha và con, khi đó những tập tục dùng là những thiết chế xã hội cũng khó khăn trong việc xét xử vì khi gây tội ác người đó không biết đó là bố, con mình.

Do tất cả tài sản, vợ, con là của chung nên theo Aristotle, người ta sẽ mất đi cái phẩm chất tốt đẹp của con người, mất đi tình yêu được ban tặng, sự hào phóng và sự tốt lành. Về phương diện đạo đức, nhà nước Plato xây dựng thiếu đi hai phẩm chất tốt đẹp của con người là sự kính trọng và mến thương. Aristotle nhận định tư tưởng của Plato coi thường sức mạnh của tập tục đã được xây dựng lâu đời. Plato không tiên liệu được tính ghen tuông tự nhiên của người đàn ông, tình mẫu tử của người phụ nữ. Khi Plato xóa bỏ cuộc sống gia đình, vô hình chung cũng xóa bỏ đi cuộc đời sống đạo đức thiêng liêng. Plato chủ trương xóa

bỏ gia đình truyền thống, khi đó ông không ý thức được rằng đồng thời cũng đã phá vỡ nền móng của xã hội.

Aristotle gay gắt chống lại tư tưởng công hữu của Plato, bởi vì theo ông, con người sẽ dễ xảy ra tranh chấp khi có những khó khăn hay mâu thuẫn trong khi làm việc chung. Và ông nhận định, trong nhà nước cần phải có tư hữu ở một mức độ vừa phải vì khi có tư hữu con người mới quan tâm đến bảo toàn của cải, chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh và khi đó mới tạo nên một cái chung theo cách tự nguyện chứ không phải là một sự áp đặt như ở Plato. Cách hay nhất là có những cái riêng để sử dụng chung, nguồn gốc của hạnh phúc và cơ sở để thực tập tính tiết chế và rộng lượng. Chỉ khi có tài sản riêng người ta mới có của cải để thể hiện được sự hào phóng, chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ với những người xung quanh.

Thứ năm, về cơ cấu tổ chức các tầng lớp trong xã hội, sự phê phán Plato

dựa trên yếu tố kinh tế. Plato đã quá chú trọng đến việc phân chia giai cấp. Nguyên nhân của sự phân chia giai cấp trên thực tế là do những mâu thuẫn kinh tế trong xã hội. Ở giai cấp lãnh đạo, Plato cho giai cấp này từ bỏ sự cạnh tranh để vơ vét tài sản. Giai cấp này có quyền lực về mặt chính trị, quyền cai trị và điều khiển nhưng Plato lại tước đi quyền lực về kinh tế của họ. Luận điểm này trái ngược với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác cho rằng, quyền lực chính trị chỉ là hình ảnh, biểu hiện tập trung của kinh tế và nó không còn là gì, một khi quyền lực kinh tế rơi vào tay một nhóm khác.

Khi Plato đưa ra những quan điểm chính trị - xã hội, sự phát triển của lịch sử chưa làm cho Plato nhận thức được sự thay đổi, thăng trầm của các chế độ kinh tế, văn hóa cũng như chính trị. Do vậy, “sự phân loại dân chúng thành những giai cấp không khác gì nhà côn trùng học phân loại các côn trùng”. Aristotle nhận thấy, trong nhà nước lý tưởng của Plato chưa có sự rõ ràng thành phần nào đóng vai trò chủ chốt. Những công dân không thuộc giai cấp lãnh đạo chiếm đa số, đó là những người thuộc tầng lớp những người lao động, tầng lớp

này chưa được Plato nhắc đến. Do đó, Aristotle cho rằng những vấn đề quan trọng về tầng lớp này trong nhà nước của Plato còn chưa xác định được: “liệu nông dân cũng phải có tài sản chung hay là mỗi người có tài sản riêng của mình? Liệu vợ và con họ là của chung hay của riêng. Nếu giống như giới lãnh đạo, họ cùng có chung mọi tài sản, thì họ có khác gì giới lãnh đạo đâu và sẽ được lợi gì khi chịu sự lãnh đạo này? Hay dựa trên nguyên tắc nào mà họ phải chịu sự cai trị của giới lãnh đạo,...” [1, 99]. Aristotle nhận thấy trong nhà nước của Plato chẳng khác nào biến giai cấp cai trị thành quân đội chiếm đóng, còn người nông dân, người thợ và các thành phần còn lại mới là công dân thật sự. Trong nhà nước như vậy, Aristotle cho rằng, vẫn có thể xảy ra những kiện cáo, tranh cãi và những điều xấu xa mà Plato cho rằng sẽ không hiện hữu trong nhà nước lý tưởng của ông. Aristotle tìm ra khe hở trong tư tưởng của Plato: Plato cho rằng khi người dân được giáo dục tốt, thì nhà nước sẽ chẳng cần nhiều điều lệ, nhưng ông lại giới hạn giáo dục chỉ dành cho giai cấp lãnh đạo. Nhưng vấn đề đặt ra là giai cấp nông dân sẽ được tổ chức như thế nào, giáo dục, mô hình chính quyền, luật lệ dành cho họ sẽ ra sao? Nếu muốn giữ nguyên đời sống cộng sản của giai cấp cai trị.

Thứ sáu, quan niệm của Plato về người cai trị thành bang cũng là một khía (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cạnh mà Aristotle phê phán. Vì ông cho rằng, nhà nước đó chứa đựng nhiều điều nguy hiểm khi để nhiều người cùng cai trị thành bang. Sự nguy hiểm trong việc chọn người lãnh đạo của Plato, theo Aristotle, là ở chỗ người lãnh đạo sẽ luôn luôn là người lãnh đạo, đó là nguồn gốc gây ra tranh giành và họ cũng không tìm thấy hạnh phúc. Plato nhìn vào sự thông thái hoàn hảo của cá nhân, nhưng xã hội lại cần sự hòa hợp giữa con người, gia đình và quốc gia, cho nên ông cho rằng cách nhìn của Plato là phi chính trị. Người lãnh đạo trong thành bang của Plato là người vô sản còn Aristotle lại ủng hộ những người lãnh đạo phải là người có tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của plato và ảnh hưởng của nó đến aristotle (Trang 70 - 100)