Yếu tố dân gian dân tộc trong các tác phẩm dịch văn xuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư duy nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn xuân khánh (Trang 102 - 122)

5 .Phương pháp nghiên cứu

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Yếu tố dân gian dân tộc trong các tác phẩm dịch thuật

3.2.2 Yếu tố dân gian dân tộc trong các tác phẩm dịch văn xuôi

Mảng dịch thuật của Trúc Khê rất được giới văn học coi trọng và đánh giá cao. Các bản dịch Truyền kỳ mạn lục, Tang thương ngẫu lục hồi ấy có giá

trị như một phát hiện giới thiệu kho tàng văn xuôi Việt Nam, trước đây ít người chú ý đến. Giờ đây các bản dịch ấy rất được tin cậy tái bản nhiều lần, đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn cho học sinh trong nhà trường phổ thông. Cùng với đó, Trúc Khê còn dịch Tôn Ngô binh pháp, Tình sử, Ẩm băng

văn tập...

Văn học dân tộc viết bằng chữ Hán của cha ông đã được Trúc Khê chọn dịch một cách có ý thức và mục tiêu tuyên truyền răn dạy đạo lý khá rõ.

(Truyền kỳ mạn lục, Tang thương ngẫu lục, Lĩnh Nam chích quái). Khi Trúc

Khê dịch Truyền kỳ mạn lục ông còn giới thiệu về hoàn cảnh xã hội và có

những phẩm bình xác đáng, nhận xét có tính rất sắc nét. “Toàn bộ văn viết có những chỗ bình luận hùng hồn, trau chuốt tỉ mỉ đẹp như những bức tranh màu lộng lẫy, vang như dòng suối chảy lô xô. Hai mươi truyện tuy rằng có cái phần thần quái hoang đường cả song phần nhiều các truyện, tác giả tuy muốn thỏa cái ý múa mênh ngòi bút phun hoa nhả gấm nhưng vẫn dụng ý ký thác vào đó một cái ý nghĩa về đạo đức hay luân lý hay một lời châm biếm về

những chinh tục của đương thời” [62]. Truyền kỳ mạn lục (chữ Hán: 傳奇漫

錄, nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ), là tác phẩm đặc sắc của danh sĩ Nguyễn Dữ (còn được gọi là Nguyễn Dư), sống vào khoảng thế kỷ 16 tại Việt Nam. Đây là tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm (thầy dạy tác giả) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm, và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút". Ngay từ khi tác phẩm mới hoàn thành đã được đón nhận. Về sau nhiều học giả tên tuổi như: Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú, Bùi Kỷ, Trần Văn Giáp, Trần Ích Nguyên (Đài Loan)... đều có ghi chép về Nguyễn Dữ và định giá tác phẩm này. Nhiều bản dịch ra chữ quốc ngữ, trong đó bản dịch của Trúc Khê năm 1943 được coi đặc sắc nhất.

Tác phẩm gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn (văn xuôi), xen lẫn biền văn (văn có đối) và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của

tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Hầu hết các truyện

xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc. Lấy tên sách là Truyền kỳ mạn lục, hình như Nguyễn Dữ muốn thể hiện thái

độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép truyện cũ. Tuy nhiên, cũng theo Bùi Duy Tân, căn cứ vào tính chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục

không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục... mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Đó là một

tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán. Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ..., tác phẩm muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình; những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người. Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ nạn thế tất sẽ nảy sinh. Cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái, sư sãi, học trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục. Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi bút của ông họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật "phản diện" như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh (Mộc miên phụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và "yêu quái ở Xương Giang" cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan" mà đến nỗi trở thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng thương. Dường như Nguyễn Dữ không tìm được lối thoát trên con đường hành đạo, ông quay về cuộc sống ẩn dật, đôi lúc thả hồn mơ màng cõi tiên, song cơ bản ông vẫn gắn bó với cõi đời. Ông trân trọng và ca ngợi những nhân cách thanh cao, cứng cỏi, những anh hùng cứu nước, giúp dân không kể họ ở địa vị cao hay thấp. Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại,

đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật. Trong 20 truyện, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức của Nguyễn Dữ. Đó là những mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người... Giá trị lớn của Truyền kỳ mạn lục chính là ở những nội dung nhân văn đó. Dịch Truyền kỳ mạn lục cũng là một cách thể hiện tình thần nhân văn của dân tộc. Những câu chuyện trong bộ truyền kỳ này mang bóng dáng của của truyện dân gian nhưng đã được thể hiện sắc sảo qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Dữ. Chuyển tải chất dân gian trong các câu chuyện cùng với những gì mà tác giả bác học đã gửi gắm, Trúc Khê đã góp công không nhỏ vào việc truyền bá tài sản văn học của các thế kỷ trước đến chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà khi kể đến Trúc Khê, khi cần “chú thích” về sự góp công của ông, người ta thường nhấn rõ rằng: Ông chính là người dịch Truyền kỳ mạn lục.

Trong các bản dịch Truyền kỳ mạn lục, bản dịch của Trúc Khê được đón nhận hơn cả. Những bản dịch đưa vào sách giáo khoa cả hai cấp học trung học cơ sở (Chuyện người con gái Nam Xương) và trung học phổ thông (Chuyện chức

Phán sự đền Tản viên) đều lấy từ bản dịch của ông. Như vậy, có thể thấy

trong thành công của truyền bá Truyền kỳ mạn lục để tạo được với âm vang

văn học qua mấy trăm năm thì Trúc Khê với tài và tâm của mình đã góp phần làm vang vọng hơn những “thiên cổ kỳ bút ấy”.

Cuốn Tang thương ngẫu lục (Những chuyện ghi chép tình cờ trong

cuộc bể dâu) bao gồm 90 truyện do Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cùng soạn năm Gia Long thứ tư (1805) giới thiệu đến bạn đọc những câu chuyện về Thần Tôn hoàng đế, Hiển Tôn hoàng đế, về người nông phu ở núi An Mô, Như Kinh… Những mẩu chuyện ông chọn dịch phân chia ở nhiều chủ đề nhưng tập trung vào mục đích chính là khơi dậy niềm mến yêu, tự hào dân

tộc. Trúc Khê dịch cuốn sách này với vì: “nghĩ là bộ sách xưa có bổ trợ cho nền sử học.

Và theo Trúc Khê, cũng vì chép nhiều chuyện biến thiên của hồi ấy (cuối Lê), cho nên có cái tên sách là Tang thương ngẫu lục, nghĩa là những

câu chuyện ghi chép tình cờ trong cuộc bể dâu. Ban đầu Tang thương ngẫu lục chỉ có bản viết tay trong một thời gian gần trăm năm. Đến năm Bính Thân

(1896), niên hiệu Thành Thái thứ 8, Tiến sĩ Gia Xuyên Đỗ Văn Tân đang là Tổng đốc Hải Dương quyên tiền khắc ván, từ đó mới có bản in. Năm 1943, nhà xuất bản Tân Dân cho in Tang thương ngẫu lục, bản tiếng Việt do nhà văn Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch

Một số lớn truyện ghi chép những giai thoại về các nhân vật lịch sử với ý thức đề cao những người đã góp công trạng trong việc gìn giữ, xây đắp và tô điểm cho nước non, xứ sở (như Nguyễn Đăng Cảo, Nguyễn Công Hãng, Đặng Trần Côn, Bà vợ thứ ông Nguyễn Kiều…). Một số truyện miêu tả một vài cảnh sinh hoạt xa hoa trong phủ chúa, cảnh những con quan ngang ngược lộng hành ngay chốn kinh thành; đối lập với đó, là cảnh sống của các tầng lớp nhân dân đang bị bần cùng, bị đẩy ra chiến trường vì quyền lợi ích kỷ của tập đoàn thống trị (như: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Quận mã Đặng Lân…). Một số truyện khác, với nghệ thuật điêu luyện, hai tác giả đã khắc họa những danh lam, thắng cảnh, những di tích…với nhiều phong vị và màu sắc (Chùa Phật Tích, Hồ Gươm…). Với lối văn kể chuyện giản lược, ngắn và súc tích. "Tang thương ngẫu lục" tuy chưa thể xếp ngang hàng với Vũ trung tùy bút, song nó cũng là một tập truyện ký có giá trị văn học và sử học đáng kể. Tang thương ngẫu lục là tập ký mang nặng tính chất truyền kỳ. Trừ một số ít

truyện nói về các đời trước, còn đa phần đều viết về thời Lê mạt. Sách được chia làm 2 quyển: quyển Thượng có 40 bài, quyển Hạ có 49 bài (không kể bài Thơ đề sau của người khác). Có một số bài ghi mỗi tên tác giả. Căn cứ theo bản in năm 2000 do Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin in lại theo bản của nhà xuất bản Tân Dân (1943), thì: Ở quyển Thượng có 13 bài và ở quyển Hạ có 19

bài đề tên Kính Phủ, tức Nguyễn Án. Ở quyển Thượng có 10 bài và ở quyển Hạ có 23 bài đề tên Tùng Niên, tức Phạm Đình Hổ. Số bài còn lại không đề tên, nên không rõ của ai hay do hai ông cùng hợp soạn.

Căn cứ nội dung từng truyện, Dương Quảng Hàm đã xếp chúng thành 5 mục sau: Tiểu truyện các danh nhân: Nguyễn Duy Thời, Chu Văn An, Nguyễn

Trãi, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm,…; Thắng cảnh: Bài ký chơi núi Phật Tích (Chùa Thầy), núi Dục Thúy, …; Di tích: Bia núi Thành Nam, Tháp chùa Báo Thiên, Thành cũ Trào Khẩu, Miếu Thanh Cẩm, Cái miếu cổ ở cử Đông Hoa, …; Việc cuối đời Lê: Chuyện cũ trong phủ chúa, Thi Hội, …; Chuyện

hay, chuyện lạ: Thần Tôn hoàng đế, Hiển Tôn hoàng đế, Chuyện Nguyễn Duy

Thời, Hồ Gươm, Nguyễn Văn Giai, Người nông phu ở Như Kinh, Người nông phu ở An Mô, Ma Đồng Xuân, Ông Nguyễn Bá Dương, Thành Đạo Tử, Mẹ ranh càn sát…

Các tác phẩm dịch thuật của Trúc Khê được diễn đạt bằng ngôn ngữ Việt sáng rõ, dễ hiểu, đặc biệt nhờ việc dịch giả chú thích rất tỉ mỉ, cặn kẽ. Trúc Khê đã dịch không phải chỉ cho văn nhân trí thức mà dường như ông hướng đến đối tượng đông đảo quần chúng nhân dân. Ông là người thấu hiểu giá trị của những lưu truyền rộng khắp có tính dân gian cho nên trên tinh thần hướng đến càng nhiều người đọc càng tốt ông đã dịch và giảng giải chú thích rất tường minh. Ông còn luôn làm đơn giản hóa những mớ kiến thức, suy luận tầng lớp để người tiếp nhận không bị khó khăn. Trong dịch thuật, Trúc Khê rất quan tâm đến văn hóa thời đại của độc giả tiếp nhận. Trúc Khê đã nỗ lực hết mình tái sinh nhiều tác phẩm để văn học cổ hòa vào nhịp sống mới thời hiện đại hóa mạnh mẽ. Tất nhiên vì chưa thoát nét cũ hoàn toàn nên dịch phẩm của ông còn phảng phất hồn xưa, từ ngữ mang sắc thái cổ. Nhất là đến hôm nay, hồn dân tộc vẫn sáng nguyên nhưng ngôn từ sau 70 - 80 năm vẫn cần có những chỗ phải chú thích lại. Thực tế cũng đã có người chỉ sửa từ cổ, trang trọng và ước lệ theo kiểu văn học trung đại của Trúc Khê, mà cho rằng mình đã “dịch lại” từ tác phẩm gốc. Sự dễ nhập nhèm này một phần do

khoảng cách thời đại nhưng cũng vì Trúc Khê có những phần chưa vượt hẳn lên được bản thân ông – một Nho gia tiến bộ vẫn là một Nho gia.

Người ta kể lại rằng, lịch sử văn học Trung quốc còn ghi công của Lâm Thư. Nhà dịch giả này vốn không biết ngoại ngữ, chỉ nghe người khác dịch song dịch rất hay, đến mức cả người đương thời lẫn hậu thế đều công nhận là có đóng góp vào văn học sử. Ở ta, vai trò của các ngòi bút dịch thuật thường bị coi nhẹ, đến mức như bị lãng quên. Dịch thuật là một công việc quan trọng bởi nó giúp chúng ta làm quen với các thể loại mới, rèn giũa quốc ngữ. Dịch thuật giúp bạn đọc làm quen với những nền văn hóa mới và chắc chắn sẽ để lại trong chính người dịch những ảnh hưởng nhất định. Người Việt đầu thế kỷ XX tò mò về văn hóa Tây phương chả khác gì tò mò về kỹ thuật, kiến trúc. Trúc Khê và những người hiểu biết Hán học đã kéo được bạn đọc về lại chứ không chỉ đi theo một chiều. Mất đi nền văn hóa thì tất yếu sẽ dẫn đến mất nước. Đã có ý kiến đặt ra rằng nếu không có sự đóng góp của các cây bút với những thành tâm vì dân tộc như Trúc Khê, liệu chúng ta có rơi vào tình trạng chỉ biết đến văn hóa phương Tây. Học hỏi và tiếp nhận cái hay, cái tiến bộ để làm phong phú văn hóa của mình là đúng nhưng không thể để mất đi cái hồn phương Đông, hồn dân tộc. Trúc Khê và các nhà Hán học đã nỗ lực giữ gìn vốn quý này.

Ai cũng biết đối với văn học Việt Nam từ thế kỷ XIX trở về trước, văn học Trung Hoa luôn luôn đóng vai trò của một chân trời rộng. Với người Việt lúc ấy, nước ngoài chủ yếu là nước Trung Hoa, mà đúng hơn, thế giới cũng chỉ gồm có Trung Hoa, luôn luôn người ta lấy việc không kém gì Trung Hoa làm niềm tự hào. ấy vậy mà bấy giờ việc dịch văn học Trung Hoa lại hầu như không được đặt ra. Không kể những thứ diễn nôm hoặc mô phỏng và sáng tạo như Truyện Kiều,

Hoa Tiên, lục mãi trong kho tàng văn chương cổ, mới thấy một bản dịch thơ

Đường, là bản Tì bà hành, do Phan Huy Vịnh thực hiện. Mặc dù bản dịch này đã đạt tới trình độ của một kiệt tác, song sự tồn tại đơn lẻ của nó không đủ để bảo đảm rằng lúc ấy ta đã có một nền văn học dịch chắc chắn. Lý do ở đây thật đơn

giản: đến cả chữ Hán các cụ xưa cũng gọi một cách hồn nhiên là chữ ta, thì cái việc tiếpnhận văn chương Trung Quốc trong nguyên bản đâu có gì là lạ.

Ngoài tác động đối với xã hội, dịch thuật thời kỳ đầu thế kỷ XX còn có một ý nghĩa lớn với giới sáng tác văn chương: đó là một sự tập tành một phen học hỏi trước khi bắt tay thể nghiệm. Quả thực là giữa những bài thơ thất

ngôn bát cú, tứ tuyệt ngày xưa, với các bài Thơ mới của Thế Lữ, Xuân Diệu,

giữa những thiên truyện in trong Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo với

các truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan viết đầu những năm 20 là cả một trời cách biệt, bởi vậy, phải có những tác phẩm làm sẵn để cả người viết lẫn người đọc trông vào mà quen dần. Công cụ hỗ trợ ở đây, không gì khác, chính là các bản dịch. Không phải ngẫu nhiên, khi đi tìm ngọn nguồn của Thơ mới, các sách văn học sử không quên nhắc tới bài Con ve và con

kiến của La Fontaine, Nguyễn Văn Vĩnh dịch năm 1914. Hoặc về sau nhắc

đến tiểu thuyết Kim Anh lệ sử của Trọng Khiêm, người ta nhớ ngay Tuyết Hồng lệ sử do Đoàn Tư Thuật dịch. Vì thế, cũng là một điều tự nhiên khi các

sách văn học sử ấy chép rằng nhà văn từ 1932 về trước ít nhiều đều có dính dáng đến dịch thuật, bên cạnh những người chuyên về sáng tác như Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Phạm Duy Tốn… thì đời sống văn học ba chục năm đầu thế kỷ được đánh dấu bằng tên tuổi các dịch giả cần mẫn như Nguyễn Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư duy nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn xuân khánh (Trang 102 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)