BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG CỤ THỂ CHO TỪNG CÔNG TÁC: 1 An toàn trong tổ chức mặt bằng trên công trường

Một phần của tài liệu THUYET MINH BIEN PHAP TO CHUC THI CONG (Trang 75 - 88)

1. An toàn trong tổ chức mặt bằng trên công trường

Nguyên nhân gây nguy hiểm trên mặt bằng không trường xuất phát từ việc bố trí mặt bằng không hợp lý. Việc bố trí đường giao thông quá hẹp khiến cho xe máy thi công đi lại khó khăn dẫn tới có khả năng va chạm giữa chúng với nhau hoặc va chạm với các bộ phận của công trình và gây tai nạn lao động.

Hệ thống chiếu sáng không hợp lý làm giảm khả năng quan sát khi thi công cũng khiến cho tai nạn xảy ra.

Trên công trường đảm bảo các yêu cầu sau :

- Bố trí mặt bằng hợp lý thuận lợi cho thi công và giao thông đi lại làm việc có bản vẽ mặt bằng kèm theo.

- Hệ thống chiếu sáng đầy đủ.

- Có đầy đủ công trình vệ sinh, tủ thuốc y tế. - Có sổ nhật ký An toàn lao động.

- Có đầy đủ các bảng hiệu và biển cấm, nội quy An toàn như : • Khẩu hiệu “An toàn là trên hết”, “Sản xuất phải An toàn”

• Nội quy An toàn công trường, nội quy An toàn sử dụng máy móc. • Biển “Cấm đóng điện”, “Khu vực cấm” …

2. Biện pháp an toàn khi thi công công tác điện - hàn: Nguyên nhân nguy hiểm, thiếu an toàn

Đơn vị dự thầu: Công ty TNHH Hoàng Giang Trang 76 - Công nhân không tuân thu theo quy tắc đảm bảo an toàn khi hàn điện, không đeo găng tay bảo hộ, không đeo kính dẫn đến mắt đỏ.

- Ánh sáng hồ quang và các loại tia hồng ngoại, tia cực tím làm hại mắt và da của cơ thể người. Kim loại bị chảy do nhiệt độ cao dưới tác động của dòng điện hoặc hơi cháy làm bắn văng ra xỉ hàn ( gọi là tia lửa hàn) có thể gây bỏng và cháy.

- Dây dẫn điện hàn thường trải ngay trên mặt sàn đi lại vì máy hàn và vị trí vật được hàn không cố định, dây dẫn bị trầy xước điện rò rỉ ra bên ngoài gây giật điện.

- Nổ bình chứa khí dùng để hàn. Biện pháp phòng ngừa

Phải thường xuyên kiểm tra độ cách điện của dây dẫn dòng điện hàn. Nếu có dấu hiệu bị trầy, xước phải dán băng cách điện kịp thời, không để điện rò rỉ ra bên ngoài.

Công nhân hàn và người phụ hàn phải đeo kính và mặt nạ để bảo vệ mắt và mặt khỏi bị ánh sáng và các dạng tia làm hại. Công nhân hàn phải mang găng tay đủ dài để bảo vệ tay khỏi bị sức nóng của tia lửa hàn, của kim loại nóng chảy và bức xạ. Công nhân cần mang giày cao cổ để chống tia lửa bắn vào chân. Phải làm những vách ngăn không để người qua lại nhìn trực tiếp vào tia hồ quang. Người vô ý nhìn trực tiếp vào ngọn lửa hồ quang khi đang hàn có thể bị tổn thương mắt do tia bức xạ và các tia cực tím, tia hồng ngoại.

Hàn hơi thường dùng khí axêtylen và ôxy. Bình chứa từng loại khí cần để tách biệt vì hốn hợp hai khí này, nếu rò rỉ có thể gây nổ mạnh. Các bình khí hàn phải để xa nguồn nhiệt và ánh nắng mặt trời. Kho chứa các bình khí phải có thông gió thật tốt. Những bình đang dùng phải đặt trên giá hay xe đẩy, không được để đứng đơn độc tự do. Thiết bị cắt ngọn lửa tạt lại của thiết bị hàn hơi phải được lắp trên van điều chỉnh của bình và van một chiều phải được lắp ở đầu ống dẫn, phía có ngọn lửa.

Ống dẫn khí phải tốt, dễ phân biệt và được bảo vệ chống nóng và chống bị va chạm, bụi bẩn hoặc bị dầu, mỡ bám. Mọi mối nối (măng xông) phải chặt, khít, không được rò rỉ.

Khi công nhân đang sử dụng các công cụ cầm tay có điện, phải tắt điện ở các công cụ này trước khi đặt công cụ xuống đất. Tuyệt đối không được để diêm hay bật lửa trong túi khi hàn.

Khi hoàn thành các thao tác hàn, phải khoá các van cẩn thận. Không được dùng khí ôxy để phủi bụi trên quần áo.

Khi hàn trong môi trường kín, kim loại được hàn trước đây đã sơn, do nhiệt độ cao, khí độc sẽ bốc hơi làm nguy hại cho công nhân. Khi sử dụng một số loại que hàn đặc biệt cũng có thể có khí độc bốc ra gây hại cho công nhân khi hít thở. Nếu môi trường hàn không thể thông gió được thì người lao động phải được trang bị mặt nạ và được cung cấp dưỡng khí. Nếu kim loại hàn có che phủ bề mặt bằng các hợp chất có chứa kim loại chì, kẽm, thuỷ ngân, cadmi thì môi trường hàn nhất thiết phải trang bị hút khói vì những hỗn hợp có các kim loại này rất độc, rất nguy hiểm. Tốt nhất, trước khi hàn những kim loại có phủ bằng sơn hay chất dẻo, hãy tẩy sạch sơn và chất dẻo rồi mới tiến hành hàn.

- Có thể dùng thanh kim loại có hình dạng bất kỳ để làm đường dây mát dẫn điện về nếu tiết diện của nó đảm bảo an toàn theo điều kiện đốt nóng do dòng điện hàn đi qua.

- Chuôi kìm hàn phải làm bằng vật liệu cách điện và cách điện tốt. Kìm hàn phải kẹp chắc que hàn. Với dòng điện có cường độ 600A trở lên không được dùng kìm hàn kiểu dây dẫn luồn trong kìm hàn.

- Nối điện từ lưới điện vào máy hàn phải qua cầu dao, dây chảy, máy hàn phải có thiết bị đóng, cắt điện, khi ngừng hàn phải cắt điện.

- Cấm hàn ở ngoài trời khi có mưa bão.

- Thợ hàn điện khi làm việc ở trên cao phải có túi đựng dụng cụ, que hàn. - Chỉ được làm sạch các điện cực trên các máy hàn điện khi đã cắt điện - Các bình chữa cháy phải được đặt cạnh nơi làm việc

Đơn vị dự thầu: Công ty TNHH Hoàng Giang Trang 77 - Máy hàn phải được kiểm tra trước khi làm việc

Biện pháp khắc phục sự cố:

- Biện pháp tốt nhất khi có người bị tai nạn điện là ngắt nguồn điện đang dẫn đến người bị tai nạn. Phải hô hấp nhân tạo khi phát hiện người bị nạn có dấu hiệu ngừng thở.

- Khi bình axêtylen bị phát nóng, phải khoá van ngay tức thì, phát lệnh báo động sơ tán người khỏi khu vực sẽ nguy hiểm và tìm nước làm lạnh bình nhanh chóng đồng thời phát lệnh báo động cháy, gọi cứu hoả.

3. Biện pháp an toàn khi thi công bê tông cốt thép.

3.1. An toàn lao động khi lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn Các nguy cơ có thể gây tai nạn

- Công nhân bị ngã khi lắp đặt và tháo dỡ ván khuôn do chỗ làm việc không bảo đảm an toàn không sử dụng dàn giáo, có sử dụng dàn giáo nhưng chất lượng của chúng không đảm bảo an toàn về điều kiện chịu lực và ổn định nên bị gãy và đổ; sàn thao tác không có lan can bảo vệ, đứng thao tác ở những nơi chênh vênh nguy hiểm mà không đeo dây an toàn,…

- Ván khuôn, dụng cụ và vật liệu bị đổ hoặc rơi từ trên cao xuống do việc lắp đặt hệ thống ván khuôn không đúng quy trình kĩ thuật.

- Ván khuôn, dụng cụ hoặc vật liệu bị đổ hoặc bị rơi từ trên cao xuống do việc tháo dỡ hệ thống ván khuôn không đúng quy trình kĩ thuật

- Ném hoặc vứt gỗ ván, cột chống và các bộ phận của hệ thống ván khuôn từ trên cao xuống

- Dẫm phải đinh hay va quệt vào các cạnh sắc nhọn của ván khuôn do sau khi tháo dỡ xong không thu xếp gọn gang vào đúng nơi quy định.

Các phương pháp đề phòng tai nạn lao động khi lắp dựng hệ thống ván khuôn - Đề phòng cốt pha bị sụp đổ khi gia công chế biến và lắp đặt, phải thực hiện theo đúng thiết kế và chỉ dẫn của kĩ sư công trường

- Khi làm việc công nhân phải đeo dây an toàn và dây an toàn phải cố định vào các bộ phận và kết cấu vững chắc

- Khi lắp ván khuôn có độ cao từ 1,5m trở lên so với mặt đất hay sàn nhà, công nhân phải đứng trên sàn thao tác chắc chắn, được bắc trên khung đỡ, giáo ghế và giáo cao, có lan can bảo vệ ít nhất là 1m và hai thanh chắn ngang cách nhau 30cm

- Khi lắp đặt cốt phha cột hay cốt pha rầm có độ cao 5,5m, có thể dung giáo ghế di động, nếu cao hơn 5,5m thì dung giáo cao.

- Đối với ván khuôn trượt thì tất cả các bộ phận của ván khuôn trượt phải được chế tạo, lắp đặt theo đúng bản vẽ thiết kế đã được duyệt

- Khi lắp ván khuôn tấm lớn theo nhiều đợt, chỉ được lắp đặt đợt trên sau khi ván khuôn đợt dưới đã được cố định chắc chắn.Ván khuôn ghép sẵn thành khối hay tấm lớn phải đảm bảo vững chắc và khi cẩu lắp bằng máy trục phải tránh va chạm vào các bộ phận kết cấu đã được lắp trước

- Những bộ phận chống đỡ ván khuôn cần được đặt trên nền chắc chắn, tránh bị lún trong quá trình thi công

Các biện pháp đề phòng tai nạn khi tháo dỡ hệ thống ván khuôn

- Chỉ được tháo dỡ ván khuôn sau khi bê tông của kết cấu đã đạt cường độ cho phép và được phép của cán bộ phụ trách

- Khi tháo dỡ phải thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới, tháo dần từng bộ phận không được kéo sập đồng thời từng mảng lớn.

- Khi tháo dỡ ván khuôn từ trên cao công nhân phải đứng trên sàn thao tác an toàn. Nơi nào không có sàn công nhân phải đeo dây an toàn được móc vào kết cấu vững chắc.

Đơn vị dự thầu: Công ty TNHH Hoàng Giang Trang 78 - Ván khuôn, cột chống và thanh giằng sau khi tháo gỡ xong phải đưa ngay xuống sàn, không được đặt gác lên các bộ phận chưa được tháo dỡ và phải xếp gọn gàng không làm cản trở việc đi lại, gây va vấp và dẫm phải đinh đối với người làm việc. Khi cần đưa xuống thấp, phải chuyển từng bộ phận. Cấm ném các bộ phận của hệ thống từ trên cao xuống

- Xung quanh những chỗ tháo dỡ ván khuôn ở trên cao, để đề phòng các bộ phận rơi vào người làm việc hoặc qua lại ở phía dưới, phải làm sàn che chắn, có rào ngăn và biển báo.

- Trong khi tháo ván khuôn, phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu có hiện tượng kết cấu biến dạng như võng hoặc nứt thì phải ngừng tháo và báo ngay cho cán bộ kĩ thuật thi công biết.

3.2. An toàn lao động khi gia công, lắp dựng cốt thép Các nguy cơ gây tai nạn lao động trong gia công cốt thép

- Người làm việc bị vảy sắt hoặc gỉ sắt bắn vào mắt trong khi làm việc.

- Khi cắt hoặc uốn cốt thép bằng máy, có thể xảy ra các trường hợp tai nạn do máy cuốn hay kẹp vào tay công nhân. Cốt thép đang gia công văng vào người, hoặc điện giật,…v.v. Nguyên nhân có thể là do tình trạng máy không tốt, bị hỏng hóc, không có đầy đủ các thiết bị an toàn và không thực hiện nối đất chống điện giật.

- Các thanh thép bị đứt hoặc tuột trong quá trình căng hoặc kéo để đánh gỉ hoặc để cắt, uốn và quật hoặc văng vào người làm việc, đặc biệt nguy hiểm khi đầu thanh thép văng vào mặt người làm việc.

- Khi chặt cốt thép thủ công bằng búa để đập lên đục hoặc chạm, rất dễ xảy ra tai nạn do búa va đập vào tay người giữ cán hoặc chạm, vì người quai búa không chính xác hoặc do cán búa gãy khiến búa tuột khỏi cán, hay đầu cốt thép chặt văng bắn vào người.

- Khi uốn cốt thép bằng vam trên bàn uốn, có thể xảy ra tai nạn khi kéo vam làm bàn uốn bị nghiêng đổ hay chốt tựa bị bật ra làm công nhân bị mất đà ngã hay cốt thép văng vào người.

Các biện pháp đề phòng tai nạn lao động trong gia công cốt thép

- Công nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy an toàn khi sử dụng máy và thiết bị tại xưởng gia công cốt thép.

- Trước khi làm việc, cần cho máy chạy không tải để kiểm tra.

- Bụi và vẩy kim loại phát sinh khi đánh gỉ và uốn cốt thép cần được dọn sạch khỏi bàn gia công hoặc máy gia công bằng cách dùng bơm hút hay dùng chỗi quét. Cấm dùng tay, ngay cả khi có găng tay, để phủi bụi và vẩy sắt.

- Để đề phòng vảy hoặc gỉ sắt bắn vào mắt và làm xước tay, khi làm việc công nhân phải đeo kính và găng tay bảo hộ lao động.

- Đối với máy cắt dẫn động cơ khí, cấm cắt các đoạn cốt thép ngắn hơn 30cm nếu không có bộ phận che chắn bảo vệ.

- Đối với máy uốn, chỉ được dịch chuyển vị trí và chèn cốt thép, đặt lại chốt và cữ chặt trên máy lúc đĩa máy không quay.

- Các loại máy gia công cốt thép đều phải thực hiện nối đất hoặc nối không để đảm bảo an toàn điện.

- Cốt thép đã được gia công xong cần xếp gọn vào nơi quy định, không được để trên máy, bên cạnh máy hay trên lối đi lại.

- Để đề phòng cốt thép bị đứt do bị căng quá mức khi kéo, trên cáp kéo phải có thiết bị đo lực căng hoặc đơn giản hơn có thể dùng đối trọng với trọng lực cân bằng với sức căng yêu cầu.

- Để đề phòng cốt thép bị tuột, đầu cốt thép phải được cố định vào đầu cáp kéo bằng thiết bị kẹp, không được nối theo cách buộc.

Đơn vị dự thầu: Công ty TNHH Hoàng Giang Trang 79 - Để tránh cốt thép bị đứt, tuột và văng quật vào người, công nhân không được đứng gần cốt thép khi đang kéo căng. Khu vực kéo căng cốt thép phải được rào ngăn không để người lạ vào. Khi cốt thép đã được kéo thẳng phải từ từ hãm tời để giảm lực căng cho đến khi tời dừng hẳn, lúc đó công nhân mới được đến gần tháo đầu cốt thép ở kẹp và lấy cốt thép đã được nắn thẳng ra.

- Khi chặt thép thủ công, phải sử dụng các dụng cụ thật tốt: búa phải có cán chắc, đầu búa không được có ba via, xờm và được chêm chặt vào cán. Đục phải sắc, mồm chạm phải khít với đường kính cốt thép chặt. Người quai búa tạ không được đeo găng tay. Người quai búa và người giữ chạm phải phối hợp thật nhịp nhàng. Trong khi làm việc phải tập trung chú ý vào công việc.

- Có thể uốn cốt thép thủ công nếu khối lượng cốt thép ít và đường kính cốt thép không lớn quá 20mm.

- Khi uốn thép thủ công, chú ý cố định bàn uốn thật chắc chắn xuống nền nhà và đóng thật chắc các chốt thép trên bàn uốn (dùng làm điểm tựa để uốn cốt thép).

3.3. An toàn lao động khi đổ bê tông

Các nguy cơ gây tai nạn lao động trong công tác đổ bê tông

- Hệ ván khuôn và cột chống không đảm bảo khả năng chịu lực nên bị sập một phần hay toàn bộ trong quá trình đổ bê tông.

- Sàn hoặc ván bắc cầu đi lại không chắc chắn hoặc quá yếu làm cho công nhân trong lúc vận chuyển bê tông thì bị ngã.

- Các hộc (thúng) để vận chuyển bê tông có kích thước không phù hợp (quá to) khiến người công nhân không chịu nổi trọng lượng của bê tông sau một thời gian làm việc.

- Các hộc (thúng) đó có thể không chắc chắn nên bị bục, vỡ trong khi công nhân đang vận chuyển bê tông.

- Tư thế nhấc hộc (thúng) lên vai hoặc đầu người công nhân không đúng, làm cho họ bị đau xương sống lưng, đau đầu hoặc đau người.

- Thùng đổ bê tông quá yếu nên có thể bị bục hoặc thủng trong quá trình cẩu và vận chuyển.

- Cửa đổ bê tông của thùng đổ bất ngờ mở ra do chốt khóa của thùng bị tuột hoặc

Một phần của tài liệu THUYET MINH BIEN PHAP TO CHUC THI CONG (Trang 75 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)