CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ HỆ THỐNG KIỂM TRA CÔNG TÁC AN TOÀN 1 Điều kiện an toàn khi khởi công:

Một phần của tài liệu THUYET MINH BIEN PHAP TO CHUC THI CONG (Trang 74 - 75)

1. Điều kiện an toàn khi khởi công:

Sau khi nhận lệnh khởi công, Nhà thầu tiến hành lập các Hồ sơ thiết kế tổ chức và thiết kế thi công, khi có đầy đủ các tài liệu Nhà thầu mới đủ điều kiện để tiến hành khởi công công trình.

Các tài liệu trên đề cập đến những giải pháp an toàn lao động, bao gồm:

+ Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động để hoàn thành các công việc ở trên công trường nói chung cũng như ở trên từng vị trí làm việc nói riêng.

+ Phục vụ điều kiện vệ sinh sinh hoạt cho công nhân trên công trường. + Biện pháp an toàn giao thông

+ An toàn phòng cháy chữa cháy.

2. Chính sách chế độ bảo hiểm lao động:

Tất cả công nhân lao động trên công trường đều được đăng ký và nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, bảo hiểm tai nạn đầy đủ.

Đối với máy móc thiết bị đều được đóng bảo hiểm và đăng kiểm trước khi vào công trường thi công.

3. Hệ thống kiểm tra công tác an toàn lao động

- Ban an toàn công trường được thành lập theo quyết định của Giám đốc, chủ nhiệm công trình là trưởng ban, cán bộ an toàn là uỷ viên thường trực, các đồng chí cán bộ kỹ thuật là uỷ viên có phân công nhiệm vụ cụ thể từng đồng chí trong ban chỉ huy công trường đến tận tổ sản xuất.

- Tổ chức mạng lưới an toàn viên và vệ sinh ở các tổ sản xuất để kiểm tra, nhắc nhở mọi người chấp hành nội quy an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

4. Công tác an toàn chung:

- Tất cả cán bộ công nhân viên trên công trường đều được học tập và hướng dẫn các nội qui về an toàn lao động.

Đơn vị dự thầu: Công ty TNHH Hoàng Giang Trang 75 - Ban an toàn Công ty thường xuyên kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất mọi hoạt động sản xuất của công trường và có những biên bản để công trường khắc phục những tồn tại.

- Công trường thực hiện chế độ tự kiểm tra nhằm phát hiện những sai sót và khắc phục kịp thời.

- Lập biện pháp ATLĐ và VSLĐ có dự trù kinh phí mua sắm trang thiết bị BHLĐ để cấp phát cho người lao động tuỳ theo từng công việc cụ thể.

- Lập biện pháp kỷ thuật và an toàn cho từng công việc. Hàng ngày trong sổ giao việc được ghi rõ biện pháp thi công và biện pháp an toàn, cán bộ kỹ thuật giao cho từng tổ trưởng hoặc người công nhân có ký xác nhận chịu trách nhiệm thực hiện.

- Phương tiện thi công được trang bị như giàn giáo thép, ván khuôn tôn, sàn công tác trước khi sử dụng được kiểm tra an toàn và cho phép sử dụng.

- Các thiết bị máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn như: cần cẩu, vận thăng, máy đào … được kiểm định và có giấy phép sử dụng do các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp. Mỗi máy có nội quy an toàn vận hành riêng.

- Hệ thống giàn giáo bên ngoài có lưới an toàn và có vải bạt dứa che chắn.

- Máy trộn bê tông, vị trí thao tác của thợ vận hành máy vận thăng và các vị trí nguy hiểm có khả năng rơi vật từ trên cao xuống phải được che chắn.

- Những vị trí nguy hiểm phải kẻ chữ cảnh báo, làm lan can an toàn, rào chắn...

- Các thiết bị thi công có sử dụng điện đều được tiếp đất tốt. Công trường thường xuyên kiểm tra, chỉ những thiết bị đảm bảo an toàn điện mới được phép sử dụng.

- Đảm bảo đủ ánh sáng làm việc ban đêm và những vị trí ban ngày không đủ ánh sáng. - Đặt một số bình cứu hoả ở những nơi có thể xảy ra hoả hoạn như kho, xưởng, vật liệu nhựa,…

- ở công trường có bảng nội quy an toàn và các khẩu hiệu, tranh, tuyên truyền, nhắc nhở mọi người đề phòng tại nạn lao động, cháy nổ.

- Thực hiện chế độ phạt những trường hợp vi phạm quy định về an toàn và VSLĐ như: làm việc trên cao (từ 2m trở lên) không đeo dây an toàn, không đội mũ bảo hộ, không đi dày phòng hộ, uống rượu trước và trong khi làm việc, tự tiện vận hành máy, tự tiện tháo dỡ những che chắn bảo vệ và các vi phạm khác.

Một phần của tài liệu THUYET MINH BIEN PHAP TO CHUC THI CONG (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)