Nhận xét và đề xuất giải pháp về công tác văn thư tại UBND huyện Bình

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT NỘI DUNG CÔNG TÁC VĂN THƯ VÀ CHỨNG MINH VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC VĂN THƯ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ (Trang 27 - 29)

3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI UBND

3.5. Nhận xét và đề xuất giải pháp về công tác văn thư tại UBND huyện Bình

Bình Lục, tỉnh Hà Nam

- Công tác soạn thảo và ban hành văn bản còn sai về thể thức và sai về kỹ thuật trình bày theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP như: cỡ chữ, ghi số, kí hiệu văn bản, trong cơ quan chưa thống nhất.

- Công tác đào tạo chuyên môn cho cán bộ văn thư chưa được quan tâm nhiều dẫn đến tình trạng thiếu trình độ chuyên môn, không đáp ứng đủ khối lượng công việc của cơ quan hiện nay.

Chính vì thế, để nâng cao chất lượng công tác văn thư tại UBND huyện Bình Lục, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức về công tác văn thư, góp phần thực hiện tốt nghiệp vụ công tác văn thư.

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện một cách đồng bộ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức công tác văn thư tại huyện Bình Lục.

Thứ ba, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo và cán bộ công chức, viên chức về vai trò của công tác văn thư

25

KẾT LUẬN

Công tác văn thư là công tác quan trọng không thể thiểu được trong hoạt động của cơ quan tổ chức. Công tác văn thư có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức. Công tác văn thư góp phần quan trọng đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý; cung cấp những tài liệu, tư liệu, số liệu đáng tin cậy phục vụ các mục đích chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đồng thời, cung cấp những thông tin quá khứ, những căn cứ, những bằng chứng phục vụ cho hoạt động quản lý của các cơ quan. Giúp cho cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu suất công việc và giải quyết xử lý nhanh chóng và đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

Hồ sơ tài liệu trở thành phương tiện theo dõi, kiểm tra công việc một cách có hệ thống, qua đó cán bộ, công chức có thể kiểm tra, đúc rút kinh nghiệm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu quản lý: năng suất, chất lượng, hiệu quả và đây cũng là những mục tiêu, yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay. Tạo công cụ để kiểm soát việc thực thi quyền lực của các cơ quan, tổ chức. Góp phần giữ gìn những căn cứ, bằng chứng về hoạt động của cơ quan, phục vụ việc kiểm tra, thanh tra giám sát. Góp phần bảo vệ bí mật những thông tin có liên quan đến cơ quan, tổ chức và các bí mật quốc gia.

Để đưa công tác văn thư lưu trữ đi vào nề nếp và đạt được những bước tiến dài, rất cần sự thay đổi nhận thức của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các cấp lãnh đạo. Cần có một đội ngũ cán bộ được đào tạo tốt về chuyên môn, một sự chỉ đạo nhất quán trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và của các cơ quan chức năng chuyên ngành, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc chỉ đạo, điều hành công tác văn thư, lưu trữ; cập nhật phổ biến các văn bản pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ và thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Trung ương về công tác văn thư, lưu trữ.

26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Triệu Văn Cường(2016), Giáo trình Văn thư, Nxb Lao động, Hà Nội. 2. Chính phủ, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP, ngày 05/3/2020 về Công tác Văn thư

3. Quốc hội(2011), Luật Lưu trữ số 01/2011/QH11 ngày 11/11/2011.

4. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử.

5. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Lập hồ sơ hiện hành và những vấn đề đặt ra”

6. Vương Đình Quyền(2011), Lý luận và phương pháp công tác văn thư, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT NỘI DUNG CÔNG TÁC VĂN THƯ VÀ CHỨNG MINH VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC VĂN THƯ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)