Sâu bệnh hại cam quýt và các biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến sinh trưởng và phát triển của giống cam Xã Đoài trồng tại huyện Hàm Yên – Tuyên Quang. (Trang 28 - 31)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.3.5. Sâu bệnh hại cam quýt và các biện pháp phòng trừ

2.3.5.1. Tình hình sâu bệnh hại cam quýt

Cam quýt được trồng rộng rãi trên thế giới, những vùng cam quýt phát triển nhiều thì sâu bệnh hại cũng rất phong phú về chủng loại và mức độ hại. Chính vì vậy, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu được các nhà khoa học trên thế giới đề cập và cơng bố…Ngơ Xn Bình, Đào Thanh Vân (2003).

Tác giả Phí Văn Ba (1976) cho biết: Nhật Bản đã cơng bố có tới 240 lồi cơn trùng và nhện nhỏ gây hại trên cam quýt, trong đó có 217 lồi cơn trùng thuộc 8 bộ, 54 họ. Malayxia điều tra và thu thập được 174 loài sâu hại thuộc 57 họ của 10 bộ côn trùng và 01 bộ của lớp nhện. Indonecia cũng phát hiện được 68 lồi thuộc 32 họ tập trung ở 7 bộ cơn trùng và 2 loài nhện hại cam qt. Myanmar cũng cơng bố có 20 lồi sâu gây hại trên cam quýt, trong

đó có 2 lồi gây hại nghiêm trọng là Ruồi đục quả và Bướm Phượng chấm đỏ. Trong những năm 1967 - 1968 Bộ Nông nghiệp công bố về sâu bệnh hại trên cam quýt đã ghi nhận được 105 loài gồm 67 lồi cơn trùng, trong đó có 30 lồi thuộc bộ Cánh đều (Homoptera), 11 loài bộ Cánh vảy (Lepidoptera), 11 loài bộ Cánh cứng (Coleoptra), 10 loài bộ Cánh nửa (Hemiptera), 4 loài bộ Cánh thẳng (Ortoptera) và 1 lồi bộ hai cánh (Diptera). Nấm có 21 lồi, trong đó có 13 lồi thuộc lớp Bất toàn (Deuteromycetes) và 7 loài thuộc lớp Tử nang (Phytopthora).

Điều tra thành phần sâu hại cam quýt tỉnh Hà Giang ghi nhận, có 33 lồi cơn trùng và nhện hại thuộc 7 bộ và 20 họ. Rầy chởng cánh, Bọ xít xanh, Bọ nhớt, Câu cấu, Bướm phượng chấm đỏ, Sâu vẽ bùa, Ruồi đục quả, Nhện đỏ, Nhện trắng to được đánh giá là mức độ hại phở biến.

Nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về sâu bệnh hại cam quýt đều khẳng định bệnh Greening là bệnh nguy hại nhất, gây thiệt hại đáng kể cho nhiều quốc gia, nhiều vùng. Các vùng trồng cam quýt ở Việt Nam đã và đang đối diện về mức độ phổ biến cũng như tác hại do bệnh Greening gây hại .

2.3.5.2 Các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại trên cam quýt

Tổng hợp những nghiên cứu về sâu, bệnh hại cam quýt, các nhà khoa học trên thế giới đều nhận định: Sâu, bệnh hại trên cam quýt là nhân tố làm giảm thiểu quan trọng đến quá trình sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả (nhất là bệnh hại). Sâu, bệnh làm cho tuổi vườn ngắn, hiệu quả kinh tế của giống bị ảnh hưởng, không những ảnh hưởng trực tiếp mà ảnh hưởng cả lâu dài do mầm mống gây bệnh tiềm ẩn không phát hiện và kiểm soát được. Những biện pháp kỹ thuật được xác định có hiệu quả nhất do các nhà khoa học đề xuất theo viện nghiên cứu rau quả (2001) được tóm tắt như sau:

rộng trong vùng.

- Cách ly nguồn nhiễm bệnh: Vườn trồng cam quýt nhất thiết phải có đê bao và cây chắn gió để tránh rầy chởng cánh xâm nhập.

- Trồng cây giống khoẻ, sạch bệnh. - Trồng với mật độ hợp lý tránh giao tán. - Tạo tán, tỉa cành tạo vườn thơng thống.

- Loại bỏ cây nhiễm bệnh, kiểm sốt và phịng trừ rầy trên vườn và trên các cây ký chủ.

- Diệt rầy chởng cánh bằng biện pháp phun thuốc hố học định kỳ để bảo vệ các đợt lá non vì rầy ln chọn các đọt non để đẻ trứng.

- Sử dụng các loại thuốc phun cho cây (nếu không sử dụng được biện pháp dùng thiên địch một cách có hiệu quả) đó là các loại: Buprofezin (Applaud..), Isoprocarb (Mipcide…), Fenobucarb (Bassan…), Cypermethrin.

- Sử dụng thiên địch diệt rầy chổng cánh.

Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau hoa quả 2004 – 2005 của Lê Quốc Điền, Đỗ Hồng Tuấn, Nguyễn Văn Hịa (2006), đã thử nghiệm thành cơng việc trồng xen ổi Xá lỵ trong vườn cam sành, hạn chế được rầy chổng cánh, rầy mềm gây bệnh vàng lá gân xanh. Qua thực nghiệm, ổi được trồng xen với cây cam giống sạch bệnh với mật độ trồng 60 cây cam và 60 cây ởi trên diện tích 1.000m2 (khoảng cách cây x cây: 1,5  1,5; hàng  hàng: 1,5  1,5). Kết quả theo dõi, trong 16 tháng cam ra lá non 6 lần, khơng có rầy chởng cánh, rầy mềm xuất hiện trong vườn, cam tươi tốt không bị bệnh. Nguyên nhân được xác định, do trong lá ởi "có chất đặc biệt" xua đuổi rầy, nên chúng hầu như không xuất hiện trong vườn cam. Cách trồng xen này, ngoài tác dụng xua đ̉i hai loại rầy nói trên, cịn giúp tăng độ che phủ cho đất, hạn chế được cỏ dại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến sinh trưởng và phát triển của giống cam Xã Đoài trồng tại huyện Hàm Yên – Tuyên Quang. (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)