Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến sinh trưởng và phát triển của giống cam Xã Đoài trồng tại huyện Hàm Yên – Tuyên Quang. (Trang 38 - 43)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Bố trí thí nghiệm

Các thí nghiệm đựơc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiêu hoàn chỉnh (RCB), tởng số cây trong thí nghiệm là 60 cây được lựa chọn đồng đều về giống, có cùng độ t̉i, tình hình sinh trưởng, kỹ thuật nhân giống và quy trình chăm sóc, bón phân, tưới nước.v.v..

Mỗi cơng thức được nhắc lại 3 lần, mỗi lần 5 cây.

- Cơng thức thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 cơng thức, các cơng thức bón phục hồi cho cây cam sau khi thu hoạch với lượng phân NTR1 là 3 kg/cây, riêng cơng thức 4 (Đối chứng) khơng bón và bón phân NTR2 với các liều lượng khác nhau như sau:

+ Công thức 1: 3 kg NTR1 + 8 kg NTR2/ cây + Công thức 2 : 3 kg NTR1 + 9 kg NTR2/ cây + Công thức 3 : 3 kg NTR1 + 10 kg NTR2/ cây

+ Cơng thức 4: bón 640 g Ure + 1,8 kg Supe lân + 550 g kali + 20 kg phân chuồng (công thức đối chứng)

Sơ đồ thí nghiệm: Dải bảo vệ Dải bảo vệ Nhắc lại 1 CT2 CT3 CT1 CT4 Dải bảo vệ Nhắc lại 2 CT3 CT1 CT4 CT2 Nhắc lại 3 CT1 CT2 CT3 CT4 Dải bảo vệ

3.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi

* Đặc điểm ra hoa, đậu quả:

- Thời gian bắt đầu ra hoa, đậu quả: Tính từ khi có 5% số hoa, quả xuất hiện. - Thời gian ra hoa tập trung: Khi có 25 - 75% hoa nở.

- Thời gian hoa tàn: Khi có > 80% hoa rụng cánh.

- Tỷ lệ đậu quả ở các ngưỡng thời gian khác nhau: Định 10 cành/cây; theo dõi số nụ, số hoa, số quả ban đầu và kết thúc.

- Tỷ lệ đậu quả (%) = (Tổng số quả đậu tại thời điểm theo dõi/Tổng số hoa, quả non rụng + Tổng số quả đậu tại thời điểm theo dõi) * 100

* Động thái rụng quả: Đếm tổng số quả ở mỗi lần nhắc lại của mỗi công thức (mỗi

lần nhắc lại 3 cây) sau khi cánh hoa rụng, mỗi cây theo dõi 4 cành phân bố đều ở các hướng, đếm tổng số quả đậu/cành, định kỳ 30 ngày theo dõi 1 lần. Động thái rụng quả được tính theo cơng thức sau:

- Động thái rụng quả (%) = Tổng số quả rụng x 100 Tổng số quả theo dõi trên cây

* Động thái sinh trưởng quả

- Dùng thước Pamer đo đường kính quả và chiều cao quả, mỗi cơng thức đo 30 quả được đánh dấu cố định trên cây phân bố đều ở các hướng và các tầng tán, định kỳ 30 ngày theo dõi 1 lần.

* Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất

- Số lượng quả/cây: Đếm trực tiếp số quả hoàn chỉnh của từng cây/từng công thức khi thu hoạch.

- Năng suất quả/cây (kg/cây): Cân trực tiếp khối lượng quả/các cây của các cơng thức. Tính trung bình.

+ Năng suất lý thuyết (tấn/ha) =

Khối lượng 1 quả (kg) x Số quả/cây x số

cây/ ha -

1.000

- + Năng suất thực thu (tấn/ha) = Năng suất cá thể (kg/cây) x số cây/ha

- 1.000

* Chỉ tiêu về chất lượng

- Khối lượng trung bình quả (gam/quả): Cân khối lượng quả, mỗi cơng thức lấy 10 quả ở 4 hướng, ngang tán, 3 lần nhắc lại, tính trung bình.

- Độ ngọt: Đo bằng brix kế cầm tay.

- Độ chua (%): Chuẩn độ bằng phương pháp trung hòa axit.

- Tỷ lệ ăn được (%): Khối lượng ăn được chia tổng khối lượng vỏ và vách múi.

- Số hạt (hạt/quả): Đếm số hạt/quả trên 10 quả , mỗi công thức nhắc lại 3 lần.

* Chỉ tiêu về sâu bệnh hại:

Theo Tiêu chuẩn ngành: “Qui định về công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng do Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành năm 2003 (Quyết định số: 82/2003/QĐ/BNN). Thời gian điều tra: Định kỳ 7 ngày/ lần. Điều tra loại sâu, bệnh hại chính: Tên sâu, bệnh, mức nhiễm quy định (%); phân cấp hại (cấp 1, cấp 2, cấp 3).thể hiện mức độ bị hại nặng nhẹ trên các bộ phân cây cam, cấp càng nhỏ thì mức độ hại càng ít, cấp càng cao mức độ hại càng lớn.

- Bệnh trên lá: + Cấp 1:< 1% diện tích lá bị hại. + Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại. + Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại. + Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại. + Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại. - Bệnh trên thân

+ Cấp 1: nhẹ (cây có 1 - 2 vết đục hoặc 1 cành bị héo, cây vẫn xanh tốt). + Cấp 2: nhẹ (cây có 3 - 5 vết đục thân hoặc 2 đến 4 cành bị đục, cây phát triển trung bình).

+ Cấp 3: nặng (dùng tay lắc nhẹ, cây bị gẫy do vết đục của sâu, tán cây vùng héo).

- Bệnh trên quả (bệnh loét sẹo cam, quýt): + Cấp 1: vết bệnh đến 5% diện tích lá, quả có vết bệnh. + Cấp 3: > 5 đến 10% diện tích lá, quả có vết bệnh. + Cấp 5: > 10 đến 15% diện tích lá, quả có vết bệnh. + Cấp 7: > 15 đến 20% diện tích lá, quả có vết bệnh. + Cấp 9: > 20% diện tích lá, quả có vết bệnh.

- Bệnh hại cành (bệnh chảy nhựa):

+ Cấp 1: từ vết bệnh đến 10% diện tích cành 1 t̉i bị bệnh.

+ Cấp 3: > 10 - 20% diện tích cành 1 t̉i hoặc 10% cành 3 tuổi bị bệnh. + Cấp 5: > 20% diện tích cành 3 t̉i hoặc 10% cành 4 tuổi bị bệnh. + Cấp 7: > 20% cành 4 tuổi hoặc 10% cành cơ bản bị bệnh.

+ Cấp 9: > 20% cành cơ bản hoặc 50% chu vi vỏ gốc bị bệnh.

* Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của mơ hình :

Tính tởng thu, tởng chi,lãi thuần của từng công thức.

3.2.3. Biện pháp kĩ thuật

Các thí nghiệm được thực hiện trên vườn cam Xã Đồi của 01 hộ nơng dân, các biện pháp kĩ thuật được áp dụng đồng bộ từ khâu thu hoạch đến chăm sóc, cụ thể tóm tắt như sau:

- Vệ sinh, cắt tỉa vườn quả:

+ Sau khi thu hoạch quả, tiến hành vệ sinh vườn quả,

+ Trong quá trình ra hoa, đậu quả nếu số lượng quả đậu trên cây nhiều tiến hành loại bỏ bớt quả

- Tưới nước, làm cỏ: Trong các giai đoạn ra hoa, hình thành quả nếu gặp khô cần tưới nước cho cây. Thường xuyên làm cỏ để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.

- Kỹ thuật bón phân:

giữ đất ẩm. Phân NTR2 bón thúc thời kỳ ra trước ra hoa 15 ngày với lượng 60%, lượng phân cịn lại bón khi quả to bằng ngón tay cái.

+ Đối với cơng thức đối chứng, bón lót tồn bộ phân chuồng + phân lân và 20% đạm và kali, bón thúc lượng phân đạm và kali lần 1 là 50% và lần 2 là 30%.

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng các phần mềm Excel 2010, Irristat 5.0

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến sinh trưởng và phát triển của giống cam Xã Đoài trồng tại huyện Hàm Yên – Tuyên Quang. (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)