Những giải pháp khác

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG SỐ NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36 - 41)

2 .Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

6. Cấu trúc của đề tài

3.2. Một số giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện

3.2.4. Những giải pháp khác

Chính phủ tập trung chỉ đạo UBND các tỉnh và thành phố, các Bộ, ngành và các cơ quan hữu quan có liên quan phối hợp với Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, với BHXH Việt Nam tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện cho người lao động. Bởi đây là một chính sách rất mới mẻ đối với Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện, cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát và áp dụng các chế tài để xử lý nghiêm minh các địa phương, các tổ chức và cá

nhân vi phạm chính sách BHXH tự nguyện. Đồng thời phải xử lý nhanh nhạy các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức triển khai, giúp cơ quan BHXH Việt Nam hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.Chỉ đạo các cơ quan ngơn luận như Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Bộ Thơng tin và Truyền thơng kịp thời tun truyền và phổ biến chính sách BHXH tự nguyện đến mọi người lao động. Vì truyền thơng hiện nay đóng vai trị cực kỳ quan trọng và rất có hiệu quả. Nó giúp người lao động nhanh chóng tiếp nhận các thơng tin để từ đó giúp họ nhận thức rõ hơn sự cần thiết và vai trò của BHXH tự nguyện. Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH tự nguyện phải tiến hành thường xuyên. Như vậy đã góp phần đưa chính sách BHXH nhanh chóng đi vào cuộc sống, hướng tới đạt được mục tiêu chiến lược an sinh xã hội đặt ra .

Tiểu kết Chương 3

Thơng qua những phân tích ở chương 2, chương 3 đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam hiện nay, cụ thể: Trước hết, chương này đã đưa một số kiến nghị bao gồm mở rộng đối tượng, thay đổi phương thức đóng, thay đổi và bổ sung chế độ BHXH tự nguyện để tạo ra hành lang pháp lý phù hợp hơn, đáp ứng nhu cầu cao hơn của những người tham gia BHXH tự nguyện. Thứ 2 là một số kiến nghị nhằm tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như các vấn đề về phát triển đội ngũ cán bộ BHXH, nâng cao trình độ quản lý, sự hỗ trợ của nhà nước và các biện pháp khác. Qua đó, giúp cho việc thực hiện các chính sách BHXH tự nguyện được thuận tiện dễ dàng, thu hút thêm nhiều đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

KẾT LUẬN

Quá trình cải cách, đổi mới về BHXH đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở nước ta, góp phần phát triển thị trường lao động linh hoạt và toàn diện, hướng tới việc làm bền vững. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại theo ngun tắc đóng - hưởng, cơng bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.

Chính sách BHXH tự nguyện đang từng bước được hoàn thiện đi vào cuộc sống của mỗi gia đình, từng thành viên trong cộng đồng xã hội. BHXH tự nguyện Việt Nam trong thời gian qua đã thể hiện được những ưu điểm của mình đối với hệ thống an sinh xã hội. Để phát huy hơn nữa vai trị và sự hấp dẫn của mình, BHXH tự nguyện Việt Nam phải từng bước cải cách chính sách cho phù hợp với điều kiên kinh tế đất nước. BHXH Việt Nam với sự phát triển của mình đã được các nước trên thế giới cơng nhận là có những kết quả tốt và đáng khích lệ. Việc tăng cường phát triển hệ thống BHXH đồng nghĩa với việc mở rộng đối tượng tham gia, giúp cho BHXH phát triển một cách rộng khắp đang là vấn đề đáng được quan tâm khi hoạch định các chính sách phát triển đất nước. Q trình các năm qua thực hiện BHXH tự nguyện đã thực hiện được một số yêu cầu đó. Tuy nhiên hiện nay, nhà nước ta cần chú trọng hơn nữa đến việc triển khai chính sách này. Qua việc nghiên cứu đề tài “Đề xuất giải pháp nhằn tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam hiện nay” tôi thấy BHXH tự nguyện đã phát triển khá nhanh chóng và thu được những kết quả tốt. Nhưng bên cạnh những ưu điểm, BHXH tự nguyện vẫn cịn những mặt hạn chế về chính sách như các quy định về BHXH tự nguyện chưa thật đầy đủ, các văn bản pháp lý, tính đồng bộ và tính khả thi

của các quy định và thơng tư hướng dẫn ban hành chưa cao, việc thực hiện giải quyết các thủ tục BHXH tự nguyện còn nhiều vướng mắc… Trong thời gian tới, nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa để thực hiện tốt chính sách BHXH tự nguyện, góp phần đảm bảo an sinh xã hội quốc gia, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội đất nước, hoàn thành tốt mục tiêu BHXH đề ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2021), BHXH tự nguyện: 13 năm một chặng đường là “của để dành” cho người dân, truy câp tại

https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-xa-hoi.aspx? ItemID=16190, ( ngày 05/02/2021)

2. Bộ lao động – Thương binh và xã hội (2014), Nghiên cứu giải pháp mở rộng an sinh xã hội đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020, Hà Nội.

3.Chủ biên TS. Nguyễn Thị Kim Phụng (2007), Giáo trình Luật An sinh xã hội, NXB Tư pháp, Hà Nội

4. ĐBQH Bùi Sỹ Lợi: Đề nghị tiếp tục nâng mức hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện, Trang thông tin điện tử BHXH Việt Nam, tháng 10 năm 2019

5. “Kích cầu” để người dân tham gia BHXH tự nguyện, Trang thông tin điện tử BHXH Việt Nam, tháng 10 năm 2019

6. Bộ luật BHXH năm 2006 7. Bộ luật BHXH năm 2014

8. Lan Anh (2006), 38 triệu lao động tự do sẽ có lương hưu, truy cập tại địa chỉ: http://vietbao.vn/Viec-lam/38-trieu-lao-dong-tu-do-se-co-luong- huuneu/65046095/267/

9. Lê Thị Thu Hằng (2007), Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ, trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội

10. Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình Bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội.

11. Nguyễn Tấn Dũng (2010), Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, truy cập tại địa chỉ:

http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=81&CategoryID=1&News=2 182 12. Quyết định 2426/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 22/12/2011 về việc điều chỉnh dự toán thu, chi BHXH Việt Nam năm 2011.

13. Vũ Hạnh (2017), “ Lương hưu tự nguyện: vì sao sao dân chưa mặn mà?” truy cập tại https://baoquangninh.com.vn/luong-huu-tu-nguyen-vi-sao- dan-chua-man-ma-2338122.html ( ngày 10/04/2017)

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG SỐ NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w