2 .Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
6. Cấu trúc của đề tài
3.1. Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật
3.1.1. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
Mục đích của giải pháp này nhằm thu hút được nhiều đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, tạo điều kiện cho các đối tượng lao động đều đảm bảo được hưởng hưu trí khi về già, tăng tính hấp dẫn và tăng diện bảo vệ của BHXH, đảm bảo an sinh xã hội quốc gia. BHXH tự nguyện Việt Nam có tiềm năng lớn về đối tượng tham gia. Do đó cần có những biện pháp để khai thác và thu hút số lượng lớn đối tượng này.
Kiến nghị nên cho phép người lao động sắp đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa tham gia đủ số năm quy định có thể được đóng BHXH tự nguyện một lần, đóng bù số năm thiếu để khi đủ tuổi được hưởng hưu trí hàng tháng. Thực tế, nhiều lao động sắp đến tuổi nghỉ hưu rất có nhu cầu được tham gia một hình thức bảo hiểm nào đó để được hưởng trợ cấp hàng tháng khi nghỉ hưu. Họ có thể có đủ 15 năm đóng BHXH nhưng chưa đủ 20 năm, hay thấp hơn 15 năm tham gia BHXH. Trong đó có nhiều người có thu nhập tương đối cao muốn tham gia ở mức cao, và cũng có nhiều lao động khác muốn tham gia ở mức trung bình, thậm chí con cái của các nhóm đối tượng này cũng có nhu cầu đóng góp BHXH tự nguyện cho bố mẹ nếu được phép tham gia với hình thức như trên. Do đó, nhu cầu và khả năng đáp ứng tài chính tham gia của các đối tượng này tương đối cao.
Để tiến hành được nội dung này, nhà nước có thể quy định về mức đóng cao hơn, tỷ lệ đóng cao hơn với số năm ít hơn. Điều này cho phép mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bằng cách đánh đổi giữa thời gian
đóng ngắn hơn với mức đóng góp cao hơn để đảm bảo khi đến tuổi nghỉ hưu các đối tượng này đều được hưởng trợ cấp hưu trí. Đồng thời, mức hưởng lương hưu của những người này chỉ ngang bằng với những người đóng bảo hiểm hai mươi năm nhằm đảm bảo công bằng cho những người tham gia.
3.1.2. Tăng cường tính linh hoạt cho việc lựa chọn phương thứcđóng BHXH tự nguyện đóng BHXH tự nguyện
Triển khai thêm nhiều phương thức đóng BHXH tự nguyện nhắm tăng tính linh hoạt trong phương thức đóng, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia, tăng tính hấp dẫn cho BHXH tự nguyện.
Theo quy định của luật hiện hành thì phương thức đóng phí trong BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc gần như giống nhau đó là đóng phí hàng tháng, hàng q hoặc sáu tháng một lần. Tuy nhiên phương thức đóng này chưa phù hợp với một số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện như những người làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp mà chu kỳ sản xuất dài có thể là một năm hoặc vài năm, hoặc những người làm việc theo thời vụ. Do đó, để thu hút những người lao động tự do thì BHXH tự nguyện cần có quy định về phương thức đóng linh hoạt hơn để người lao động có thể lựa chọn phưng thức đóng phí phù hợp khi muốn tham gia BHXH tự nguyện. Ở đây tôi xin đề xuất phương thức đóng phí như sau: có thể thêm phương thức đóng là đóng hàng tháng, hàng quý, sáu tháng một lần; một năm, hai năm hoặc ba năm một lần; đóng một lần tồn bộ phí BHXH.
Với phương thức đóng phí như vậy cần có những tính tốn cụ thể có tính đến các yếu tố về lãi suất, lạm phát … để đảm bảo mức phí phù hợp, tổng số phí đóng góp theo các phương thức phải tương đương để đảm bảo bình đẳng quyền lợi cho người tham gia.
3.1.3. Tiếp tục thực hiện các phương án liên thông giữa BHXH bắtbuộc và BHXH tự nguyện. buộc và BHXH tự nguyện.
Mục đích: đảm bảo quyền lợi người lao động tham gia BHXH cho dù là hình thức BHXH tự nguyện hay bắt buộc.
Hiện nay, xu hướng thay đổi việc làm giữa các khu vực ngày càng gia tăng, công việc của người lao động dễ bị thay đổi, họ có thể có khoảng thời gian làm việc cho doanh nghiệp có mối quan hệ lao động nhưng cũng có lúc lại làm cơng việc tự do khơng có quan hệ lao động. Điều này dẫn đến sự gián đoạn và thay đổi trong việc tham gia BHXH của người lao động. Họ có thể có vừa có khoảng thời gian tham gia BHXH tự nguyện, vừa có khoảng thời gian tham gia BHXH bắt buộc. Do vậy, cần có cơ chế liên thơng giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Về nguyên tắc BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện cơ bản là giống nhau nên có thể thực hiện chuyển đổi, liên thơng dễ dàng. Cần được duy trì và phát huy tính liên thơng của BHXH tự nguyện đã được thể hiện rõ trong hai chế độ hưu trí và tử tuất của BHXH tự nguyện. Điều này sẽ tránh được những trường hợp người lao động dùng “thủ thuật” để chuyển từ tự nguyện sang bắt buộc khi cần hưởng quyền lợi cao hơn. Cụ thể: nên có sự điều chỉnh cân bằng giữa các chế độ của BHXH bắt buộc và tự nguyện.
3.1.4. Sửa đổi và mở rộng chế độ quy định trong BHXH tự nguyện
3.1.4.1 Sửa đổi chế độ
Về chế độ tử tuất của BHXH tự nguyện cần phải sửa đổi để phù hợp và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tham gia. Nhằm đảm bảo tinh thần nhân đạo, chia sẻ rủi ro cũng như hạn chế sự chênh lệch và bất bình đẳng giữa người tham gia BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc:
- Trợ cấp mai táng nên đặt điều kiện tham gia BHXH tự nguyện từ 5 năm trở lên có thể xem xét thay đổi. Kiến nghị có thể giảm số năm điều kiện này, tuy nhiên mức giảm này cũng cần phải cân nhắc giữa đảm bảo tăng trưởng quỹ, cũng như lợi ích của người tham gia. Phương án tính tốn cụ thể
cịn có thể xem xét giảm số năm đi kèm với việc giảm mức trợ cấp, đảm bảo cho người tham gia có cơ hội lớn hơn hưởng chế độ này. Việc sửa đổi này cũng nhằm nâng cao tính an sinh xã hội và chia sẻ rủi ro của BHXH tự nguyện.
- Trợ cấp tuất hàng tháng nên xem xét hạ thấp hoặc bỏ điều kiện về 15 năm tham gia BHXH bắt buộc. Kiến nghị có thể quy định người tham gia BHXH tự nguyện đủ 15 năm cũng có thể được tính chế độ này, hoặc số năm điều kiện BHXH bắt buộc giảm xuống đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia cũng như thân nhân của họ khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
3.1.4.2 Mở rộng chế độ
Việc thực hiện mở rộng, tăng số lượng chế độ BHXH tự nguyện nhằm tăng sự bảo vệ của BHXH tự nguyện cho đối tượng tham gia, góp phần ổn định đời sống cho người lao động khi ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
Thứ nhất, Luật BHXH quy định BHXH tự nguyện gồm hai chế độ là hưu trí và tử tuất. Quy định này trong điều kiện hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên, về mặt pháp lý và nhu cầu của người dân, BHXH tự nguyện cần tính đến việc tăng thêm các chế độ BHXH, trước hết là chế độ tai nạn lao động.
Thứ hai, khi BHXH tự nguyện đã phát triển ổn định cần tính đến từng bước có bổ sung thêm chế độ ốm đau. Để tăng sự bảo vệ cho các đối tượng tham gia, đồng thời tăng tính hấp dẫn của BHXH tự nguyện từ đó thu hút thêm đối tượng tham gia chính sách.