Bất cập giữa yêu cầu phát triển NNLNCLC đáp ứng sự nghiệp CNH,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá hiện nay 001 (Trang 70 - 74)

2.3. Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng

2.3.1. Bất cập giữa yêu cầu phát triển NNLNCLC đáp ứng sự nghiệp CNH,

CNH, HĐH với thực trạng yếu kém về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục

Từ thực trạng trên cho thấy, NNLNCLC của tỉnh Thanh Hóa, xét dưới góc độ số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề nghiệp đều chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình CNH, HĐH của tỉnh đang phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất, tập trung chủ yếu vào phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, các ngành có hàm lượng chất xám cao. Sự phát triển

nhanh, mạnh của các ngành công nghiệp, đặc biệt là khu công nghiệp Lễ Môn, Đình Hương, khu kinh tế Nghi Sơn,... Đang đòi hỏi phải đáp ứng một lực lượng lao động chất lượng cao lớn. Hơn nữa để có thể hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của khu vực và thế giới thì tỉnh Thanh Hóa cần phải có một NNLCLC đủ mạnh để có thể cạnh tranh được trong quá trình phát triển. Trong khi đó, mặc dầu trong những năm gần đây nền kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục có bước phát triển nhưng nhìn chung đang còn yếu kém nhiều mặt và đang đặt ra những vấn đề khó khăn cho tỉnh trong chiến lược phát triển NNL trong đó có NNLNCLC đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH. Cụ thể:

Về kinh tế: Trong giai đoạn 2006 - 2010, kinh tế Thanh Hoá luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước, tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 11,3%, chất lượng tăng trưởng chưa có chuyển biến rõ rệt; tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Năm 2012 số doanh nghiệp thành lập mới giảm 11% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, tạm nghỉ kinh doanh tăng; trong năm có 398 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, tăng 31% và 648 doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, tăng 25% so với cùng kỳ. Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động, bình quân hàng tháng có 28% số doanh nghiệp không phát sinh doanh thu. Bên cạnh đó so với các thành phố lớn trong cả nước, thì sức sản xuất của các ngành kinh tế ở Thanh Hóa chưa cao. Kết cấu hạ tầng, mặc dù có bước phát triển mạnh mẽ, nhưng chưa đi vào ổn định nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển,... Những yếu kém của nền kinh tế đã gây khó khăn cho việc đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo, thiếu kinh phí để gửi NNL trong đó có NNLNCLC đi đào tạo nước ngoài cũng như thu hút nhân tài về với tỉnh, trong khi đó sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh đang đặt ra yêu cầu cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa lực lượng này. Hơn nữa khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng làm cho đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn do giá cả leo thang. Chính vì vậy, không có điều kiện để đầu tư cho sự phát triển NNLNCLC đang là một thực tế diễn ra. Mỗi gia đình đều tính đến hạn chế các nhu cầu của các thành viên trong gia đình, có điều sự hạn chế này bắt đầu từ nguồn nhân lực nữ, NNLCLC ở Việt Nam vẫn hay nhường nhịn cho chồng con, dành sự thiệt thòi về phía mình, đây là đức tính hy sinh, tình cảm tốt đẹp

Về văn hóa, xã hội:

Sự bất bình đẳng nam nữ trong xã hội hiện nay còn do yếu tố lịch sử để lại. Ðó là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” - tàn dư của chế độ phong kiến. Ðịnh kiến giới còn khá phổ biến trong xã hội. Ðó là quan niệm coi thường phụ nữ của phái nam và những định kiến về phía xã hội. Nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. NNLNCLC luôn phải chịu sự khắt khe trong đánh giá của các đồng nghiệp nam. Quan niệm xã hội, thường cho rằng, NNLNCLC sinh ra là để làm các công việc gia đình nên họ không thể làm được những công việc phức tạp, yêu cầu độ tư duy cao, đòi hỏi sức bền bỉ tổng hợp cả về thể chất và tư duy, do đó tham gia vào lĩnh vực khoa học không phù hợp với NNLNCLC. Những định kiến giới đó, hiện nay còn diễn ra khá phổ biến ở nước ta. Chính vì vậy so với nam giới, NNLNCLC thường ít được quan tâm đào tạo hơn và còn tồn tại nhiều quan niệm không đúng về giá trị nhân công nữ. NNLNCLC thường bị đánh giá là yếu, năng suất không bằng lao động nam, thường chỉ làm được các công việc giản đơn,… Một số cơ quan, đơn vị khi tuyển dụng lao động còn ghi rõ ưu tiên chọn nam giới.

Ngoài những điều kiện trên, gánh nặng công việc gia đình cũng là một rào cản khiến cho NNLNCLC không có điều kiện vươn lên bình đẳng với nam giới. Ðó là sự khó khăn của NNLNCLC khi phải thực hiện chức năng kép, là sự kết hợp giữa vai trò làm mẹ, làm vợ và những yêu cầu, đòi hỏi của công việc xã hội. Với việc thực hiện đồng thời hai chức năng này, thì NNLNCLC khó có thể có điều kiện phấn đấu cho sự nghiệp của mình. Thêm vào đó, ngày nay lại có xu hướng kéo dài thời gian con cái phụ thuộc vào cha mẹ và từ trách nhiệm người mẹ chuyển sang trách nhiệm người bà. Như vậy, do gánh nặng công việc nội trợ gia đình đè nặng lên đôi vai NNLNCLC, khiến cho họ dù tâm huyết với sự nghiệp, thì cũng chỉ có thể bắt đầu sự nghiệp của mình khi họ đã cơ bản hoàn thành trách nhiệm làm vợ, làm mẹ và đó là lúc con cái đủ lớn để tự lập được, còn với nam giới, họ có thể rảnh tay để bắt đầu sự nghiệp của mình ngay từ những ngày đầu sau khi tốt nghiệp đại học. Từ đó, ảnh hưởng đến vị thế NNLNCLC trong gia đình và năng suất việc làm của họ ngoài xã hội, dẫn đến khoảng cách giữa nam và nữ ngày càng rộng ra, sự bất bình đẳng giới từ đó càng sâu thêm.

Về bản thân NNLNCLC còn tâm lý ngại phải va chạm, ngại những ý kiến phản đối, ngại những mâu thuẫn nội bộ tất yếu phải xảy ra trong quá trình làm việc, cộng với những thiên kiến xã hội còn tồn tại (đã tìm hiểu ở trên) đã cản trở việc đưa phụ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo quản lý và mất cơ hội trong tìm kiếm việc làm. Quan điểm đưa NNLNCLC trở lại gia đình, chỉ làm công việc chăm sóc con cái, nội trợ bếp núc,… cũng được một số người nêu lên và có những ý kiến ủng hộ. Thậm chí nhiều NNLNCLC cũng chấp nhận, không phản đối đấu tranh. Ðó là tâm lý tự ti, rụt rè, không tin vào bản thân mình. Khi cơ chế thị trường phát triển, thông tin liên lạc được mở rộng trong cả nước và giữa các nước, NNLNCLC lại thường là lớp người chậm nắm bắt được các thông tin cần thiết cho công việc của mình. Bởi vì, họ rất ít có thì giờ và điều kiện mở rộng các quan hệ giao lưu với xã hội để nắm bắt thông tin mới, đồng thời họ lại rất ít đọc sách báo, nghe đài, ti vi để bổ sung vào việc giao lưu bạn bè ít ỏi. Như vậy, rõ ràng là so với NNLNCLC, người vợ thì nam giới, người chồng có ưu thế và điều kiện hơn trong việc nắm bắt các thông tin của thị trường vì sự giao lưu, các quan hệ xã hội của họ rộng rãi. Rõ ràng đây là khuyết điểm chủ quan của chính bản thân NNLNCLC. NNLNCLC còn an phận, không muốn tham gia vào các chức vụ trong chính trị và kinh tế. Chẳng hạn như có nhiều NNLNCLC đã làm lãnh đạo, không được quan tâm thích đáng dù đã có nhiều cố gắng, nhưng khi xã hội và gia đình không đánh giá đúng, không ủng hộ, thiếu động viên thì họ lại lùi bước, rút lui vào cuộc sống gia đình. Chính vì vậy, nếu phải lựa chọn NNLNCLC sẵn sàng từ bỏ công việc yêu thích, vị trí công tác để làm tròn trách nhiệm với gia đình, lo cho mái ấm gia đình. Công bằng mà nói, đây không phải là một khuyết điểm, nhưng nó đã cản trở sự vươn lên của NNLNCLC về mặt xã hội.

Với thời gian làm việc trong gia đình và ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của NNLNCLC là rất hiếm hoi. Bên cạnh đó, nguy cơ bạo lực gia đình đang là mối đe dọa cho một số không nhỏ phụ nữ. Trong khi đó, ở đâu bạo lực gia đình xuất hiện, ở đó đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ bị tổn thương,... Tất cả những điều này, đã tác động không nhỏ đối với việc phát triển NNLNCLC, một mặt cản trở sự phát triển, một mặt đặt ra yêu cầu cần phát triển NNLNCLC để khắc phục những yếu kém đó.

- Về giáo dục: Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô và chất lượng; đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn; nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo chưa có nhiều đổi mới, chưa tạo được sự liên thông giữa các nghề, các bậc đào tạo và chưa gắn kết giữa đào tạo với nhu cầu sử dụng; thiếu sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp. Công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học chưa tốt. Những năm gần đây, các trường tư thục hệ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp đua nhau “mọc lên” như nấm. Không những thế, tại các

trường, số ngành cũng mở thêm dẫn đến việc chỉ tiêu tuyển sinh diễn ra một cách ồ

ạt mà không tính đến vấn đề đầu ra, giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường, nên đã dẫn đến một hệ lụy đáng buồn, với không ít sinh viên ra trường với tấm bằng loại khá, giỏi vẫn không có việc làm,... Chính những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển NNLNCLC của tỉnh.

Do vậy, vấn đề đặt ra trong những năm tới, tỉnh Thanh Hóa cần chú tâm hơn nữa việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục để làm tiền đề cho việc phát triển NNLNCLC.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá hiện nay 001 (Trang 70 - 74)