Tỷ lệ NNLNCLC phân theo trình độ tham gia vào hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá hiện nay 001 (Trang 48 - 55)

vào hoạt động kinh tế

Đơn vị: %

Trình độ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Cao đẳng 82,3 81,5 81,7 80,2

ĐH và sau ĐH 84,2 84,7 85,1 84,9

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh Xã hội Thanh Hóa

Trong những năm qua, tỷ lệ nhân lực nữ chất lượng cao (trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học) có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, nhân lực nữ có trình độ cao đẳng tham gia vào hoạt động kinh tế có xu hướng giảm (giảm từ 82,3% năm 2007 đến năm 2011 chỉ còn 80,2%). Ngược lại , trình độ đại học và sau đại học cao xu hướng tăng lên (năm 2007 chiếm 84,2%, năm 2011 tăng lên 84,9%). Qua số liệu thống kê trên ta có thể thấy một bộ phận NNLNCLC được đào tạo không tham gia vào hoạt động kinh tế vì đa phần NNLNCLC ở độ tuổi sinh sản. Một bộ phận khác vẫn còn tâm lý phụ nữ chỉ dành cho gia đình nên sau khi thành lập gia đình ở nhà lo việc nội trợ mà không tham gia hoạt động kinh tế xã hội. Như vậy có thể thấy

NNLNCLC không tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội vẫn chiếm hơn 10%. Đây là sự lãng phí lớn về NNLNCLC cho sự phát triển bền vững của Thanh Hóa hiện nay và trong thời gian tới. Xã hội vẫn còn định kiến và đóng góp của họ, nhưng bản thân NNLNCLC cũng vẫn chưa tự đấu tranh, cố gắng để vượt qua được thiên kiến của xã hội về bản thân nên họ vẫn chấp nhận như một lẽ đương nhiên là phụ nữ trước hết phải dành cho gia đình. Họ được đào tạo đầy đủ nhưng vẫn chấp nhận ở nhà lo việc nội trợ.

Bên cạnh lực lượng NNLNCLC như đã nêu ở trên hàng năm tỉnh còn được bổ sung thêm một lực lượng từ các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trường Đại học Hồng Đức có quy mô đào tạo lớn nhất ở tỉnh Thanh Hóa, mỗi năm, trường Đại học Hồng Đức đào tạo cho ra trường từ 4.000 đến 4.500 sinh viên Đại học và Cao đẳng , trong đó hệ chính quy chiếm khoảng 70%. Trường Đại học Hồng Đức hiện đang đào tạo thạc sĩ 4 chuyên ngành và tham gia đào tạo 6 chuyên ngành khác, 29 ngành đào tạo bậc đại học và 18 ngành bậc cao đẳng; ngoài ra nhà trường còn liên kết đào tạo một số chuyên ngành với các trường đại học khác. Hiện nay, nhà trường đang tập trung nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp đào tạo, gắn với thực hành, đặc biệt gắn kế hoạch đào tạo với nhu cầu xã hội và yêu cầu của người học góp phần quan trọng trong việc đào tạo NNLCLC trong đó có NNLNCLC cho tỉnh và cho đất nước. Tuy nhiên, năm nào các trường cũng tuyển sinh mỗi ngành lên đến hàng trăm sinh viên, thậm chí có ngành lên đến cả ngàn sinh viên, nhưng khi ra trường rất nhiều sinh viên thất nghiệp. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đến cuối năm 2012 toàn tỉnh có gần 25 nghìn sinh viên (sinh viên nữ chiếm khoảng 50,6%) ra trường không có việc làm. Đây là một vấn đề bức xúc cần có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Thất nghiệp và thiếu việc làm không chỉ là một sự lãng phí nhân lực mà còn giảm chất lượng cuộc sống do giảm thu nhập, tác động tiêu cực tới sự phát triển nhân cách người lao động do thiếu môi trường để khẳng định mình. Thất nghiệp thiếu việc làm của NNLNCLC còn ảnh hưởng lớn tới vị thế bình đẳng của NNLNCLC trong gia đình và xã hội cũng như tới sự phát triển NNLNCLC trong quá trình CNH,HĐH của Tỉnh.

2.2.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Thanh Hóa

Chất lượng NNLNCLC thể hiện tổng hòa nhiều yếu tố, song khái quát lại có thể đánh giá theo 3 khía cạnh chủ yếu là trí lực, thể lực và phẩm chất đạo đức tinh

Mặt trí lực nguồn nhân lực nữ chất lượng cao (trình độ học vấn)

Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa số lượng nữ sinh trúng tuyển vào các trường Cao đẳng Đại học ngày càng tăng so với những năm trước đây. Năm 2006, tỷ lệ sinh viên nữ chỉ đạt 44,52% thì đến năm 2011 tỷ lệ này đã là 53,05% (tăng 9,47%). Với tỷ lệ sinh viên nữ như trên là lực lượng bổ sung vào NNLNCLC nhanh chóng cho những năm tiếp theo.

Năm 2011 Thanh Hóa đã đạt được những kết quả nhất định trong việc nâng cao trình độ NNLNCLC. Số lao động nữ được tạo việc làm mới là 27.799 người, chiếm 50,5% trong tổng số lao động được tạo việc làm mới. Tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo nghề là 16.624 người, chiếm 31% tổng số lao động được đào tạo nghề. Tỷ lệ thất nhiệp của lao động nữ ở khu vực thành thị năm 2011 giảm còn 5,6%. Nữ là cán bộ, công chức trong tổng số cán bộ, công chức được đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, hành chính ngoại ngữ tin học đạt 98%. Số phụ nữ được tiếp cận y tế là 96%,...

Việc giảm khoảng cách bất bình đẳng giới trong giáo dục- đào tạo đã đạt được những kết quả quan trọng. Những năm gần đây, ở Thanh Hóa tỷ lệ nữ tốt nghiệp ở các cấp học trên tổng số học sinh tốt nghiệp ở cùng trình độ đạt mức cao. Năm 2010-2011, tỷ lệ nữ trên tổng số học sinh tốt nghiệp tiểu học là 51,3%, ở trung học cơ sở là 49,2% và cấp trung học phổ thông là 50,8%. Việc đảm bảo tỷ lệ tốt nghiệp các cấp cao và cân bằng của cả nam và nữ là rất quan trọng, đặc biệt là đối với nữ. Đây không chỉ là cơ sở nâng tỷ lệ nữ ở bậc cao đẳng, đại học mà còn là điều kiện để phụ nữ tham gia vào các hình thức đào tạo nghề, giúp phụ nữ nắm bắt được cơ hội và tham gia vào đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn lành nghề để tìm việc làm và có vị thế ngày càng cao trong xã hội, đồng thời góp phần phát triển NNLNCLC cho tỉnh.

Tuy nhiên, so với yêu cầu đào tạo NNLCLC cho tỉnh, chất lượng NNLNCLC còn rất nhiều bất cập. Chất lượng giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông còn thấp, còn chưa có sự gắn bó chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng lao động dẫn đến chất lượng và nội dung đào tạo, cơ cấu đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Tỉnh Thanh Hóa cũng chưa hình thành được các trường, các trung tâm đào tạo NNLCLC theo ngành nghề và công nghệ mới.

Theo thực tế điều tra NNLCLC tỉnh Thanh Hóa có học hàm học vị thấp hơn so với tiềm năng và nam giới. Bởi NNLNCLC luôn gặp khó khăn về mặt chủ quan

và khách quan trong việc học tập nâng cao trình độ và phấn đấu để đạt được các chức danh khoa học. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học đa phần NNLNCLC dành thời gian cho việc sinh con, nuôi con và gia đình, họ không còn thời gian học tập nâng cao trình độ, trong khi họ phải tham gia cả công việc ngoài xã hội. Họ phải gánh vác cùng một lúc nhiều nhiệm vụ, song kinh tế lại khó khăn nên phần lớn họ nhường phần học tập, nâng cao trình độ, phấn đấu sự nghiệp cho người chồng và chấp nhận thiệt thòi về mình. Họ luôn luôn chấp nhận thấp kém hơn nam giới. Họ luôn bằng lòng với cái mà mình có mà ít có quyết tâm phấn đấu để vươn lên khẳng định mình. Họ muốn dựa vào nam giới và coi đó như là điểm tựa của chính mình mà không muốn đứng ngang hàng với nam giới. Đây là tâm lý chung của đại bộ phận phụ nữ, trong đó có NNLNCLC Thanh Hóa.

Theo báo cáo số liệu Hội phụ nữ tỉnh Thanh Hóa năm 2006 tỷ lệ NNLNCLC có trình độ trên đại học, nữ tiến sĩ 9 người; nữ thạc sĩ là 139 người; đại học, cao đẳng 18.604 người. Đến năm 2011 tỷ lệ này đã tăng lên nữ tiến sĩ 14 người; nữ thạc sĩ 162 người; đại học, cao đẳng 30.163 người. Qua đó có thể khẳng định UBND tỉnh chưa có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể ưu tiên cho NNLNCLC học tập nâng cao trình độ nên NNLNCLC có trình độ trên đại học còn thấp. Bên cạnh đó, vẫn có những chính sách bất bình đẳng giới xảy ra nên NNLNCLC không muốn phấn đấu học tập nâng cao trình độ. Bởi vì, NNLNCLC sau khi thu xếp được công việc gia đình, bố trí thời gian học tập nâng cao trình độ thì nhiều người không còn trong độ tuổi quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt. Hơn nữa, nhiều khi NNLNCLC cố gắng vượt qua khó khăn, vất vả để phấn đấu học tập, nâng cao trình độ, địa vị cao trong xã hội thì họ bị mất rất nhiều thứ, trong đó có gia đình nên họ không muốn đánh đổi những điều thiêng liêng đó, dẫn đến hiện tượng càng lên cao tỷ lệ nữ giới càng giảm là một tất yếu xảy ra trong xã hội ngày nay.

* Về mặt thể lực NNLNCLC

Nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe phụ nữ có liên quan mật thiết đêna sức khỏe của trẻ em, đến khả năng lao động của thế hệ tương lai, với năng xuất lao động của lực lượng lao động nữ, cũng như đến sức khỏe của thành viên trong gia đình, nên trong chiến lược phát triển NNLCLC, tỉnh đã quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ ở cả hai góc độ: người mẹ và người lao động. Chiều cao, trọng lượng cơ thể và trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực Thanh Hóa nói chung

(chiều cao, cân nặng) phụ nữ Thanh Hóa đến nay vẫn dưới mức trung bình thấp của thế giới. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Thanh Hóa ngày càng được nâng lên năm 2006 là 72,4 tuổi lên 73,5 tuổi năm 2012 trong khi tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam là 73,2 tuổi. Đây là một tiến bộ, một cố gắng lớn của người dân Thanh Hóa và ngành y tế trong những năm qua. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe (giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa) cho phụ nữ đã được quan tâm hơn. Năm 2010 tỷ lệ dân số được nghe Đài tiếng nói Việt Nam đạt 98,9%, được xem Đài truyền hình là 90,5%, có 38% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, 475 cơ sở đạt chuẩn quốc gia về y tế. Chính vì vậy sức khỏe, độ dẻo dai của thần kinh, cơ bắp của phụ nữ Thanh Hóa nói chung và NNLNCLC nói riêng cũng được nâng lên họ lao động với cường độ lớn và chịu áp lực do công việc đặt ra. Song để làm tốt hơn vai trò của mình trong công cuộc CNH, HĐH vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm đối với chất lượng NNLNCLC về mặt thể lực. Các cuộc khảo sát và nghiên cứu gần đây cho thấy thể lực của NNLNCLC đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực của nhiều yếu tố: Đó là điều kiện vệ sinh an toàn lao động, còn có sự phân biệt thực hiện bảo hiểm xã hội và các chế độ khác đối với lao động làm việc lâu năm và lao động mới vào nghề, giữa nam và nữ. Với xu thế cạnh tranh ngày càng cao, các doanh nghiệp có xu hướng giảm chi phí liên quan đến chế độ của người lao động càng làm cho vấn đề bảo vệ sức khỏe của NNLN trở nên cấp bách hơn.

Như vậy, mặc dù việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho NNLNCLC tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng trước các vấn đề cấp bách về tệ nạn xã hội, môi trường lao động, tiền lương còn quá thấp, không đủ để tái sản xuất sức lao động của con người, việc duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống của NNLNCLC Thanh Hóa là một trong những thách thức to lớn của tỉnh.

* Về phẩm chất đạo đức

Được nuôi dưỡng ở vùng đất vẫn được xem là giàu truyền thống văn hóa, trải qua sự rèn luyện với cái nắng hạn, bão lũ,... Sự khắc nghiệt của thời tiết và những năm tháng chiến tranh khốc liệt, ở phụ nữ xứ Thanh hội tụ đủ các phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đức tính cần cù, chịu khó vốn là bản chất tốt đẹp của người lao động và cũng là điểm nổi bật của phụ nữ Thanh Hóa. Điều kiện sản xuất, sinh hoạt không mấy thuận lợi của Thanh Hóa đã tôi luyện người phụ nữ, hình thành nên ở họ sự đảm đang, cần cù ấy. Đảm đang không chỉ là sự gánh vác lo toan

mọi việc, mà nó còn thể hiện cả sự khéo léo sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình, giáo dục con cái. Cũng chính sự đảm đang tháo vát ấy đã tạo cho họ tư duy năng động táo bạo, dám nghĩ, dám làm. Những phẩm chất rất quan trọng giúp họ dễ dàng hoàn nhập hơn với kinh tế thị trường hiện nay. Người dân xứ Thanh có lòng tự trọng cao, trung thực, thẳng thắn, giàu nghĩa khí, sáng tạo nhạy cảm, lịch sự tinh tế trong ứng xử, giao tiếp; Xử lý các mối quan hệ một cách mềm mại, uyển chuyển mà hiệu quả cao, biết vượt qua khó khăn trở ngại để từng bước khẳng định vị trí tầm quan trọng của bản thân trong gia đình và ngoài xã hội. Đây là những yếu tố tạo nên chất lượng cao của NNLNCLC trong hiện tại và tương lai.

Ngày nay với việc thực hiện phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc", phụ nữ Thanh Hóa đang chứng tỏ sức mạnh của nguồn lực không thể thiếu trong sự phát triển của tỉnh. Nhiều chị em do nhu cầu cuộc sống, lại được ''cởi trói" bởi cơ chế chính sách mới nên đã trở nên năng động, mạnh bạo phát triển kinh doanh, học tập nâng cao trình độ để đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước các cấp chính quyền, NNLNCLC đã phát huy được sức mạnh đạo đức, phẩm hạnh của mình trong gia đình và trên mọi lĩnh vực công tác. Nhiều người trong họ đã được Đảng, Nhà nước khen thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương lao động hạng ba; Bằng khen của chính phủ; Giải thưởng Bông hồng vàng; Danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc (phụ lục 6).

Tuy nhiên, một bộ phận nhất định của NNLNCLC còn chịu ảnh hưởng nặng nề của nếp nghĩ, tác phong làm việc tiểu nông theo kiểu sản xuất nhỏ, kém năng động, thiếu tính kỷ luật, chưa hoàn toàn thích ứng với những mối quan hệ của kinh tế thị trường. Do ảnh hưởng của tàn dư "trọng nam, khinh nữ", phần lớn NNLNCLC vẫn còn mặc cảm tự ti, an phận, cam chịu và thụ động, thậm chí tuân theo những khuôn phép, chuẩn mực lạc hậu không còn phù hợp với tiến bộ xã hội. Điều này hạn chế trực tiếp sự sáng tạo, tính tích cực, chủ động của NNLNCLC. Do vậy không chỉ hạn chế khả năng cống hiến, phát triển NNLNCLC mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh của NNLNCLC khi tham gia vào thị trường lao động khu vực và trên thế giới.

2.2.1.3. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị

Chiến lược vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2010 được Chính phủ phê duyệt đã xác định “Tăng cường tỷ lệ nữ tham gia bộ máy lãnh đạo, quản lý” là một trong 5 mục tiêu quan trọng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới. Vì vậy, công tác cán bộ nữ hiện đang là vấn đề quan trọng được cấp uỷ đảng, chính quyền Thanh Hoá đặc biệt quan tâm.

Với những hoạt động thiết thực và hiệu quả của Đảng, chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hoá; sự nỗ lực phấn đấu của lực lượng NNLNCLC, vị trí vai trò của NNLNCLC tỉnh Thanh Hoá trong gia đình, ngoài xã hội từng bước được cải thiện và nâng lên rõ rệt, đội ngũ cán bộ lãnh đạo nữ có chiều hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ NNLNCLC được quy hoạch, đào tạo, đề bạt vị trí lãnh đạo ngày càng nhiều. Hầu hết các cơ quan đơn vị có đông nữ đều có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá hiện nay 001 (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)