1.2 Hành trình sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
1.2.2 Chặng đường sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp với những tác phẩm có
có yếu tố kì ảo
C.Mác từng nói: “Bản chất của con người là luôn sáng tạo theo quy luật của
cái đẹp”. Theo đó, phạm trù của cái đẹp luôn hiện hữu trong mọi lĩnh vực của đời
sống… Ở địa hạt của Văn học – Nghệ thuật quy luật về sự sáng tạo ấy càng hiện
hữu một cách rõ nét! Mỗi nhà văn, nhà thơ khi cầm bút đều phải trăn trở, kiếm tìm “Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao). Để
đến cuối con đường, họ mong muốn thể hiện được một cách chân thành, xúc động
những suy nghĩ, tình cảm của mình về con người và cuộc sống qua các tác phẩm
của mình. Khi cầm bút viết lên những tác phẩm, mỗi nhà văn đều tìm trong mình
những thế mạnh khơng giống ai, theo đó sử dụng những bút pháp nghệ thuật mang dấu ấn của riêng mình.
Tương tự như vậy, đến với những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, một điều chúng ta khơng thể khơng nhắc đến đó là yếu tố kì ảo. Yếu tố kì ảo như là một sợi tơ óng ánh xuyên suốt trong các sáng tác của nhà văn, lúc nhẹ nhàng giăng mắc lên những chi tiết, trong không gian huyền ảo, sương mờ, lúc lại thắt chặt cả cốt truyện,
nhân vật, hình ảnh… Dường như mạch văn của Nguyễn Huy Thiệp nếu ta không
đọc kĩ thì cũng khơng thể hiểu được giống như “hòn đá cuội dưới lòng suối sâu,
phải ngắm thật lâu vào ngày nước lặng mới nhìn thấy” (Thiên Ý). Thậm chí, có
nhiều độc giả đọc xong vẫn muốn lật lại để suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc hơn.
Đặc biệt là giới nghiên cứu dường như không thể bỏ qua được những chi tiết đặc
sắc trong truyện ngắn của nhà văn. Một phần người đọc bị hấp dẫn mạch văn
Nguyễn Huy Thiệp ngồi “tính chất lạ”, ngồi “cách nói ngược” cịn nhờ vào các chi tiết nghệ thuật đặc sắc. C.Pautôpxki nhà văn viết truyện ngắn tài danh của nước Nga đã nhấn mạnh: “Chi tiết xác thực đứng ngang hàng một hình tượng thành
công”. Những tư tưởng của nhà văn cũng không lộ liễu mà ẩn sâu tốt lên từ “tình
thế qua các biểu tượng thấm đầy chất ảo”. Ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp chiếm
lĩnh ở tầng sâu hiện thực. Ở đó, yếu tố kì ảo như một chất liệu nghệ thuật làm đôi
cánh nâng đỡ tư tưởng nhà văn.
Chất kì ảo đã thấm đẫm trên từng trang viết ngay từ những sáng tác đầu tay
của Nguyễn Huy Thiệp.
Đầu tiên, chúng ta đến với truyện ngắn Chảy đi sông ơi bạn đọc sẽ thấy ở đó
hàng loạt những chi tiết kì ảo xuất hiện. Bước vào đầu tác phẩm bạn đọc đã thấy ở
đó “một dải sương mù bng tỏa trên sơng, không thể phân biệt ranh giới giữa bến
với bờ, giữa đường mặt sông với nền trời nữa” [33;8]. Ở đó, khơng gian như thực
đen” xuất hiện trong truyện: “Nó thường xuất hiện vào lúc nửa đêm. Nó ở dưới đáy
lịng sơng lao lên mặt nước. Tồn thân bóng nhẫy, đơi sừng vút cao, mõm thở phì
phì, con trâu phi trên mặt nước như phi trên cạn. Con trâu phì bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá. Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sức lực phi thường, bơi lặn
dưới nước giỏi như tơm cá” [33; 8]. Tồn câu chuyện là nhân vật tơi mải miết đi
tìm, đi tìm sự thật hay hư vơ, đi tìm câu chuyện truyền thuyết hay tìm chính cuộc
đời mình?… Cái đẹp chính là cuộc sống. Rốt cuộc tất cả những gì nhân vật mải
miết đi tìm phải chăng muốn nhận chân bản chất cuộc sống với những vấn đề: Chân – Giả, Thiện – Ác, Đẹp – Xấu. Nhưng đến tận cuối truyện dịng sơng cuộc đời ấy cứ cuốn trơi đi, lạnh lùng bình thản, nó giữ tất cả trong ký ức và cũng nhấn chìm tất cả vào quá khứ mênh mang.
Hình ảnh dịng sơng cịn trở đi trở lại như một biểu tượng tuyệt đẹp trong
nhiều sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp sau này. Dường như con người chỉ đẹp khi
gần với đời sống tự nhiên, với những dịng sơng tẩy rửa mọi vết nhơ bẩn của cuộc
sống. Đơn cử như tác phẩm Trương Chi đã gắn với những dịng sơng chảy mãi
không ngừng, dịng sơng ấy cũng có khi đục ngầu như giơng bão với những con
người tối tăm nơi bến Cốc cũng có khi hoang hoải cơ liêu cùng hình ảnh Trương Chi.
Nối tiếp là chùm ba truyện trong tác phẩm Chút thoáng Xuân Hương cũng thấm đẫm yếu tố kì ảo. Tại đây, bạn đọc sẽ thấy nhân vật Xuân Hương được miêu tả như vẻ đẹp của cái thiện, cái cao cả, ở nàng toát lên vẻ đẹp mà bất cứ người thành
đạt nào cũng thèm muốn và ghen tị. Với Nguyễn Huy Thiệp nhiều khi hình ảnh đẹp
chỉ thoáng qua nhưng ẩn hiện chân lý Chân – Thiện – Mỹ. Sau tác phẩm Chút thoáng Xuân Hương, hàng loạt những tác phẩm miêu tả về “thiên tính nữ” nhưng chứa âm hưởng kì ảo xuất hiện nhiều lần trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Đó có thể bản lĩnh tuyệt vời như mĩ nữ Hồ Xuân Hương, một phẩm chất tinh khiết, một trí tuệ siêu phàm như Ngô Thị Vinh Hoa trong Phẩm tiết, một sự hi sinh thánh
chí ít cũng có một ước mơ đẹp đẽ như ước mơ ông Diểu trong Muối của rừng, hay
ước mơ đến một biển cả trong tương lai không cịn huyền thoại, hư vơ.
Ngay cả ở những truyện danh nhân – lịch sử, yếu tố kì ảo cũng không ngừng xuất hiện trong sáng tác của nhà văn này. Lấy cái đẹp làm trung tâm của việc xây dựng mơ hình nghệ thuật hư ảo, ở truyện ngắn Phẩm tiết, nhà văn đã tạo ra thế trận
đối lập kép mà nhân vật nữ Vinh Hoa vừa là nhân vật có chức năng bảo tồn, duy trì
phẩm giá vừa là điều kiện xác lập những đối kháng. Một mặt nàng chính là hiện
thân của cái đẹp, cái thiện, sự thanh khiết, mặt khác trong con người nàng cũng tồn
tại những chiếc gai sắc nhọn như để bảo vệ chính cái đẹp, chống lại mọi cái xấu.
Nhiều chi tiết nhuốm màu huyễn hoặc như thân phận của Vinh Hoa được báo
trước: “Khi đẻ Vinh Hoa, trên nóc nhà bỗng có đám mây ngũ sắc bay đến, toả ra
ánh sáng rực rỡ, khắp nơi hương thơm ngào ngạt. Trên cổ Vinh Hoa có tràng hoa
cuốn cổ, x lịng bàn tay thấy có viên ngọc ở trong, trên khắc hai chữ thiên mệnh”
hay “khi chém đầu, máu phun ra không đỏ mà trắng như nhựa cây, một lúc sau thì
bết lại” (Kiếm sắc) gần như trở thành một điểm tựa tâm linh cho bất cứ độc giả nào
đón nhận tác phẩm.
Trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp cái “ảo” không phải là cái đã, cái sẽ chỉ thuộc về quá khứ hoặc tương lai, mà là cái đang diễn ra ở thời hiện tại, đơi khi cịn dùng quá khứ hoặc tương lai để nói lên những vấn đề của hiện thời. Con
gái thuỷ thần gây ấn tượng cho ta về thời hiện tại của các sự kiện vì chúng được
ghi nhận bằng những mốc thời gian rất gần gũi với người cùng thời, như “năm
1956”, “năm 1975”, “chỉ ít năm nữa đến năm 2000”. Thêm vào đó, với những tác
phẩm kì ảo Nguyễn Huy Thiệp thường để kết truyện theo kiểu để ngỏ, khơng có
hậu, hoặc một truyện mà có tới vài ba cái “kết” làm cho độc giả ấn tượng đậm nét
về cái “đương đại đang tiếp diễn”, điển hình Những ngọn gió Hua Tát.
Lấy ánh sáng từ khát vọng nhân bản vĩnh hằng chiếu rọi vào tiến bộ và văn minh, Nguyễn Huy Thiệp tìm được “chiếc đũa thần” có phép màu biến tất cả những gì vốn dĩ quen thuộc với chúng ta thành một thế giới rất rất đỗi lạ lùng, vô cùng kỳ
chùm mười truyện Những ngọn gió Hua Tát , làm hiện nguyên hình trước mắt
công chúng những đạo cụ thô thiển của tấn trị đời. Rồi cũng chính chiếc đũa thần
ấy lại phủ lên toàn bộ đời sống hiện thực một bầu khơng khí của huyền thoại, cổ
tích, Liêu Trai, bắt bầy thú dữ và lũ quỷ ma đội lốt người hiện ra giữa một địa ngục trần gian.
Từ Chảy đi sông ơi, Những ngọn gió Hua Tát đến Phẩm tiết, Khơng có vua, Tướng về hưu, Tâm hồn mẹ và một loạt tác phẩm khác lại có câu chuyện về
đàn ơng - đàn bà, trẻ con - người lớn, quá khứ - tương lai… Dù biến hố thế nào thì
vật liệu làm nên trụ cột nâng đỡ của hầu hết các câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp vẫn là hai tham số tạm gọi là cái “khả biến” và cái “bất biến”. Cái “khả biến” là các dấu hiệu xã hội biểu hiện sự vận động của văn minh từ nông thôn đến thành thị: thằng mổ lợn, anh thợ cày, hay nhà văn, nhà báo, tiến sỹ, kỹ sư… Cái “bất biến” là chỉ số nhân tính biểu hiện sự tiến bộ của tinh thần nhân bản trong môi trường sống và cốt cách của con người.
Tóm lại, yếu tố kì ảo đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật khơng thể vắng
bóng xun suốt diễn đàn văn chương Nguyễn Huy Thiệp. Đó có thể là những
huyền thoại hiện đại như: Huyền thoại phố phường, Tướng về hưu, Con gái thủy
thần… Cũng có loại truyện giả cổ tích như chùm mười truyện Những ngọn gió Hua Tát. Hay những câu chuyện về danh nhân – lịch sử như: Phẩm tiết, Kiếm sắc, Vàng lửa. Thậm chí gần nhất là truyện Quan Âm chỉ lộ (lưu hành 2005) cũng mang
đậm tính chất huyền thoại hiện đại. Đến với câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp,
bạn đọc sẽ thấy ở đó những tượng Phật, những ngọn gió Hua Tát thổi qua, "hoang
vắng và man rợ", kìa "dịng sơng huyền thoại", "thơ ca và bí ẩn", “màn sương khói mờ ảo”... Tất cả những thành tố đó tạo nên cái "tạng" văn Nguyễn Huy Thiệp, làm cho người đọc nửa tin nửa ngờ vào sự hư thực của câu chuyện mà nhà văn tạo dựng.
Điều này phần nào cho thấy nhà văn có ý thức cao trong việc miêu tả thứ ngôn ngữ
nằm giữa đường biên của hư và thực, bình thường và linh dị nhằm diễn tả một thế
giới kì bí, đầy thách thức đối với trí tuệ, tình cảm con người hơm nay. Dường như
tưởng nhà văn ẩn chìm vào mê trận ngơn từ, qua đó người đọc có cơ hội suy ngẫm, chiêm nghiệm và nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống.
Tiểu kết:
Với phần nghiên cứu này, luận văn tiến hành tìm hiểu khái lược về yếu tố kì
ảo trên ba phương diện: lịch sử của yếu tố kì ảo trong văn học và khái niệm của nó,
qua đó phân biệt cài kì ảo và huyền ảo để phân biệt khái niệm “cái kì ảo” với các
khái niệm khác mà giới nghiên cứu văn học đã đưa ra rất nhiều thuật ngữ như cái
lạ, cái thần diệu, cái siêu nhiên, cái huyền ảo….. Tiếp đó, luận văn tiến hành tìm
hiểu sơ lược về hành trình sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp qua tiểu sử và sự nghiệp sáng tác cũng như chặng đường sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp với những tác
phẩm có yếu tố kì ảo. Phần nghiên cứu này chính là nền móng cơ bản để luận văn tiến hành khai thác sâu hơn vào từng văn bản tác phẩm chứa đựng yếu tố kì ảo trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, giờ đây yếu
tố kì ảo trở nên thân quen với người đọc hơn lúc nào hết, thậm chí có nhà nghiên
cứu đã từng nhận xét “Ngày nay có lẽ chẳng có người cầm bút nào lại khơng thấy trong mình ít nhiều phẩm chất có tên là kì ảo”. Yếu tố kì ảo đã và đang được quan tâm hơn khi tần suất xuất hiện ngày càng lớn. Nó khơng đơn thuần là một thủ pháp nghệ thuật mới lạ tạo cảm giác li kì cho người đọc mà nó đã trở thành một chất liệu
để nhà văn thể hiện tư tưởng của mình. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng không
ngoại lệ. Trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp, cái thực luôn đi kèm cái ảo, tạo ra sự
đối lập: thực đến rợn người và ảo đến bàng hoàng kinh dị (Tâm hồn mẹ, Chảy đi
sông ơi, Con gái thủy thần, Phẩm tiết, Kiếm Sắc…). Nhờ có bút phát huyền thoại
tạo nên những “giấc mơ ban ngày” của nghệ sĩ, mặc nhiên hỗ trợ độc giả đọc ra một số tín hiệu thuộc miền tinh thần tiềm ẩn, siêu thức thẳm sâu… đặng nhận diện họ thấu triệt hơn trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.
CHƯƠNG 2: CÁC DẠNG THỨC KÌ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP