7. Kết cấu của luận văn
1.2 Nhân cách và vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với sự hình thành
nhân cách học sinh trung học phổ thông
Nhân cách và nhân cách học sinh trung học phổ thông:
Các nhà tƣ tƣởng triết học phƣơng Đông cổ đại cho rằng con ngƣời là tiểu vũ trụ, mang những đặc tính của vũ trụ. Những đặc tính này chi phối sự phát triển con ngƣời. Con ngƣời liên hệ với vũ trụ bao la nên con ngƣời cần biết đƣợc các thông tin của vũ trụ. Thực thể con ngƣời là sản phẩm của nguyên lý âm dƣơng, vừa đối lập vừa thống nhất, chứa đựng và chuyển hoá lẫn nhau, trời - đất - ngƣời hợp thành một (thiên - địa - nhân hợp nhất). Mạnh
Tử nhận xét: Khi phát triển hết mình, con ngƣời có thể biết trời mà còn hợp nhất với trời làm một.
Theo các nhà tƣ tƣởng phƣơng Đông, tính cách của con ngƣời chịu ảnh hƣởng của ngũ hành và chia ra các loại ngƣời: Kim, Hoả, Thổ, Mộc, Thuỷ. Ngƣời mệnh Kim ăn ở có nghĩa khí, nếu Kim vƣợng thì tính cách cƣơng trực. Ngƣời mệnh Hoả thì lễ nghĩa, đối với mọi ngƣời nhã nhặn, lễ độ, thích nói lý luận; nhƣng nếu Hoả vƣợng thì nóng nảy, vội vã, dễ hỏng việc. Ngƣời mệnh Thổ trọng chữ tín, nói là làm; nếu Thổ vƣợng thì hay trầm tĩnh, không năng động, dễ bỏ thời cơ. Ngƣời mệnh Mộc hiền từ, lƣơng thiện, độ lƣợng; Mộc vƣợng thì tính cách bất khuất. Ngƣời mệnh Thuỷ thì khúc khuỷu, quanh co, nhƣng thông suốt; nếu Thuỷ vƣợng thì tính tình hung bạo, dễ gây tai họa. Ngƣời phƣơng Đông thƣờng đề cao tính thiện, tính nhân, thích sự im lặng, nhẹ nhàng, đề cao sự cân bằng không thái quá. Mọi tu nhân, xử thế, chính trị đều hƣớng tới Thiện. Biết đủ là giàu, giản dị ở vật chất, giản dị trong nội tâm, trong ngôn từ, trong quan hệ với mọi ngƣời. Khổng Tử quan niệm về nhân cách con ngƣời thể hiện ở Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trong đó Nhân là gốc và chỉ có ngƣời “Đại nhân” mới có Nhân.
Về nhân cách con ngƣời Việt Nam, trong cuốn Tâm lý học Nhân cách,
tác giả Nguyễn Ngọc Bích đã thống nhất với quan điểm của GS.Trần Văn Giàu về đặc điểm nhân cách ngƣời Việt Nam gồm bảy phẩm chất: Yêu nƣớc, cần cù, anh hùng, lạc quan, sáng tạo, thƣơng ngƣời, vì nghĩa. Và đƣa thêm vào một nét đặc trƣng nữa là sự thích ứng, hoà nhập của con ngƣời với ngƣời khác trong và ngoài cộng đồng của mình, hoà nhập với thiên nhiên…
Chúng ta thấy rằng quá trình hình thành và phát triển nhân cách là quá trình con ngƣời nắm lấy kinh nghiệm đời sống xã hội. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, kinh nghiệm đó thể hiện trình độ làm chủ của con ngƣời đối với lực lƣợng tự nhiên và lực lƣợng xã hội. Nó thể hiện một cách khách quan, đƣợc vật thể
hóa trong nền văn hóa vật chất và tinh thần của xã hội. Nó có thể ở trong những vật thể cụ thể, trong công cụ sản xuất, trong các quan hệ xã hội, trong ngôn ngữ hoặc trong những hình thức và phƣơng pháp tƣ duy... Quá trình con ngƣời nắm lấy kinh nghiệm của đời sống xã hội là sự thống nhất biện chứng giữa sự đối tƣợng hóa (khách quan hóa) với việc cá thể con ngƣời giành lấy (chủ quan hóa) bản chất xã hội của mình. Chẳng hạn, trong quá trình lao động, con ngƣời không chỉ phát triển năng lực của mình mà trong quá trình đó, con ngƣời đã đối tƣợng hóa các năng lực ấy trong các vật phẩm. Các vật phẩm đó là kinh nghiệm của con ngƣời đƣợc kết tinh dƣới hình thức vật chất và mang tính khách quan. Các thế hệ sau sử dụng những vật phẩm đó cũng có nghĩa là nắm lấy những kinh nghiệm đã có. Điều này cũng tƣơng tự nhƣ trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, nhƣ đạo đức, thẩm mỹ… Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy, trong quá trình sống của mình, con ngƣời có vô vàn mối quan hệ, sự giao tiếp với những ngƣời khác. Chính những nhân tố này quyết định hoạt động, hành vi của con ngƣời. Môi trƣờng xã hội chính là nguồn gốc trực tiếp mà ở đó, con ngƣời hấp thụ và cũng rút ra những tƣ tƣởng, tri thức, kinh nghiệm của mình. Con ngƣời sẽ không thể tồn tại, phát triển đƣợc nếu không có sự giao tiếp với thế giới xung quanh, với cộng đồng ngƣời. Hệ thống các quan hệ xã hội không phải là cái gì trừu tƣợng, xa lạ, mà do chính con ngƣời tạo ra.
Để tồn tại và phát triển, con ngƣời phải sản xuất, chính trong quá trình sản xuất, con ngƣời tạo ra các mối quan hệ xã hội và ngƣợc lại, các mối quan hệ xã hội này lại quy định toàn bộ đời sống xã hội và bản chất mỗi ngƣời, nhƣ
C.Mác đã nói: “Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con
người như thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội như thế” [ 55, tr7]. Nhƣ vậy,
mối quan hệ giữa cá nhân - xã hội thể hiện ra nhƣ mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Cá nhân nằm trong các quan hệ xã hội (mà các quan hệ xã hội đó
chính là sự tác động lẫn nhau giữa cá nhân với nhau), nhƣng qua đó, cá nhân đồng thời tích cực giành lấy bản chất xã hội của các quan hệ xã hội đó, làm cho bản chất ấy thành bản chất bên trong của mình, thành bản chất cá nhân. Nhân cách là mức độ "nội tâm hoá" bản chất xã hội của con ngƣời trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Do vậy, con ngƣời muốn chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội và làm phong phú nhân cách của mình thì phải có những
hoạt động tích cực, bởi sự phong phú tinh thần hiện thực cá thể hoàn toàn
phụ thuộc vào sự phong phú của những quan hệ hiện thực của nó.
Nếu môi trƣờng xã hội đóng vai trò quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách nhƣ vậy thì tại sao trong cùng một hoàn cảnh sống, con ngƣời lại có những hành vi khác nhau? Tại sao lại có những con ngƣời với nhân cách khác nhau? Đây không phải là vấn đề đơn giản. Khi nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng xã hội đối với sự phát triển nhân cách, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, môi trƣờng xã hội bao gồm: môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng vi mô. Môi trƣờng vĩ mô đƣợc coi là nguyên nhân chung của tính quyết định xã hội, còn môi trƣờng vi mô là những hoàn cảnh xã hội trực tiếp, mang tính đặc thù của tính quyết định xã hội. Đó có thể là hệ thống giáo dục
địa phƣơng, là nhà trƣờng, gia đình… Việc đặt vấn đề môi trƣờng vi mô, thiết
nghĩ, là cần thiết, bởi nó cho phép chúng ta giải thích sự đa dạng của nhân cách, mà nếu chỉ dựa vào những tồn tại cơ bản của xã hội thì sẽ không giải thích đƣợc. Thực ra, ngay ở cấp độ sinh học, sự phong phú, đa dạng của nhân cách cũng đã đƣợc thể hiện. Khi sinh ra, mỗi ngƣời đã có một bộ gen riêng của mình mà rất hiếm khi trùng với ngƣời khác. Do vậy, mỗi ngƣời có khí chất, thiên hƣớng, khả năng tƣ duy…. hết sức khác nhau. Cho nên, có thể, dù cùng sống trong một thời đại, một nhóm xã hội (giai cấp, giai tầng), một môi trƣờng giáo dục giống nhau và thậm chí, ngay cùng một gia đình, nhƣng con ngƣời vẫn có những phẩm chất, kiểu loại nhân cách khác nhau. Trong những
hành vi của mình, con ngƣời thƣờng dựa trên những kinh nghiệm sống, thiên hƣớng bẩm sinh… để quyết định.
Thực ra, sự phát triển đa dạng, độc đáo của mỗi ngƣời là yêu cầu, nhu cầu phát triển của mỗi ngƣời, là hình thức biểu hiện sự phát triển đa dạng, muôn màu của xã hội. Và ngƣợc lại, đây không chỉ là biểu hiện của sự phát triển tốt đẹp của xã hội, mà còn là nhu cầu, yêu cầu phát triển của mỗi ngƣời. Khi nhấn mạnh vai trò quyết định của môi trƣờng xã hội, chúng ta cũng đồng thời phải khẳng định tính tích cực của con ngƣời trong đời sống xã hội, trong sự hình thành bản chất của mình. Môi trƣờng xã hội không phải là "tủ kính" trƣng bày tất cả những giá trị xã hội mà qua đó, con ngƣời phải lựa chọn những giá trị cần thiết cho mình. Bởi lẽ, con ngƣời là một động vật xã hội khác với toàn bộ thế giới động vật còn lại ở khả năng hoạt động có ý thức. Sự hoạt động có ý thức là điều kiện cơ bản để phân biệt hoạt động của con ngƣời với hoạt động của động vật. Con ngƣời sáng tạo ra tất cả của cải vật chất và tinh thần, đồng thời cũng sáng tạo ra chính bản chất của mình.
Tính tích cực của nhân cách không mang tính tự nhiên, mà là bản chất của con ngƣời. Quan điểm của thuyết hành vi mới không tính đến yếu tố này trong sự hình thành và phát triển nhân cách, mà coi con ngƣời nhƣ một sản phẩm thụ động của môi trƣờng. Theo quan điểm của họ, môi trƣờng tác động đến con ngƣời nhƣ thế nào, thì cũng tạo ra con ngƣời nhƣ thế ấy. Đó là sự suy diễn máy móc. Giải thích theo cách này không thể lý giải đƣợc tính độc đáo của mỗi nhân cách. Bởi nhƣ đã trình bày, con ngƣời khi sinh ra chỉ nhƣ là con ngƣời dự bị. Chính vì vậy, không ai nói tới nhân cách của đứa trẻ mới sinh hay còn ẵm ngửa. Bƣớc vào đời sống xã hội, đầu tiên là bắt chƣớc, hành động tự phát, sau đó, hoạt động của con ngƣời dần mang tính tự giác, con ngƣời bộc lộ tính chủ thể của mình trong các hoạt động xã hội và qua đó, thể hiện tính tích cực xã hội của mình. Có thể thấy rằng, tính tích cực của nhân cách,
một mặt, phụ thuộc vào nhu cầu và lợi ích của họ. Quá trình thực hiện nhu cầu và lợi ích là quá trình con ngƣời nỗ lực hoạt động, phát huy tính tích cực xã hội của mình. Tuỳ thuộc vào nhu cầu và lợi ích của mình, các cá nhân hoạt động với những động cơ, tình cảm và lý trí khác nhau và qua đó, trong hoạt động, những mặt nhất định của tính tích cực xã hội xuất hiện trong mỗi cá nhân (có thể cá nhân này tích cực hoạt động trong học tập, cá nhân khác lại tích cực trong giao tiếp hoặc trong lao động...). Chúng tạo ra xu hƣớng phát triển của nhân cách và dần đi vào cấu trúc nhân cách của mỗi ngƣời. Chính ở đây, tính đa dạng, phong phú của nhân cách cũng đƣợc hình thành. Song, cũng cần phải thấy rằng, nếu nhu cầu và lợi ích của con ngƣời đƣợc thực hiện một cách tự động, không cần nỗ lực của chủ thể thì sẽ không khuyến khích chủ thể tìm kiếm phƣơng thức thực hiện và thoả mãn nhu cầu. Điều này sẽ gây ra tính ỷ lại, tính thụ động của nhân cách. Mặt khác, môi trƣờng xã hội và khuynh hƣớng tiến bộ xã hội cũng quy định tính tích cực của nhân cách. Một môi trƣờng xã hội lành mạnh, nhƣ nền dân chủ, các quan hệ xã hội, điều kiện văn hoá - tinh thần của xã hội có sự phát triển hài hoà… thì sẽ tạo điều kiện cho tính tích cực của nhân cách phát huy. Ngƣợc lại, tính tích cực xã hội của nhân cách sẽ bị thui chột đi, nếu môi trƣờng xã hội không tạo điều kiện cho nó bộc lộ. Trong một chừng mực nào đó, điều này không những làm cho nhân cách bị nghèo nàn, mà còn có thể dẫn tới sự phá vỡ nhân cách. Ở trong Bản thảo kinh tế triết học năm 1844 C.Mác đã nói tới khi bàn về lao động bị tha hóa.
Nhƣ vậy, có thể nói, sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thƣờng xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi ngƣời. Trong quá trình sống, con ngƣời có đƣợc những kinh nghiệm sống,
niềm tin, thói quen... và ngƣợc lại, khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Không chỉ thế, họ còn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Nhƣ thế, quá trình này luôn gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi ngƣời và do vậy, gắn với quá trình tự giáo dục, quá trình thƣờng xuyên tự hoàn thiện mình của nhân cách. Nhân cách không phải là một cái gì đó đã hoàn tất, mà là quá trình luôn đòi hỏi sự trau dồi thƣờng xuyên.
Từ những phân tích trên chúng ta thấy, môi trƣờng có ảnh hƣởng không nhỏ tới sự hình thành và phát triển nhân cách, vì vậy, việc tạo ra một môi trƣờng đảm bảo cho nhân cách có sự phát triển hài hòa trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay, thiết nghĩ, là điều cần thiết. Ngƣợc lại, những nhân cách có đủ đức và tài sẽ là điều kiện để chúng ta đạt đƣợc mục tiêu "dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, xã hội công bằng, văn minh".
Đời sống tâm lý cũng nhƣ thể chất của con ngƣời, từ khi mới hình thành đến khi chết, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn là một sự đánh dấu những biến đổi cả về chất và lƣợng của cá thể ngƣời. Theo tâm lý học Mác xít, lứa tuổi đƣợc coi là một thời kỳ phát triển nhất định, đóng kín một cách tƣơng đối mà ý nghĩa của nó đƣợc quan điểm bởi vị trí của nó trong toàn bộ quá trình phát triển chung, và ở đó đƣợc quan điểm bởi vị trí của nó trong toàn bộ quá trình phát triển chung bao giờ cũng đƣợc thể hiện một cách độc đáo về chất. Tuy nhiên, sự phát triển của các giai đoạn lứa tuổi không hoàn toàn đồng nhất với trình độ phát triển tâm lý.
Chúng ta đã biết con ngƣời là một thực thể sinh học- xã hội, tất cả những yếu tố đặc điểm sinh học và xã hội trong con ngƣời có sự thống nhất biện chứng với nhau để tạo nên bản chất con ngƣời. Thật vậy, để nhấn mạnh
bản chất xã hội của con ngƣời, trong tác phẩm Luận cƣơng về Phoiơbắc, C.
Mác viết: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của
cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hòa những quan hệ xã hội”. [54, tr 11]. Theo quan điểm này, con ngƣời vừa
mang bản tính tự nhiên vừa mang bản tính xã hội, bản tính xã hội là phƣơng diện bản chất của con ngƣời, là cái để phân biệt con ngƣời với tồn tại khác của tự nhiên. Từ đây, nhân cách chính là tổng hợp các yếu tố phản ảnh bản chất xã hội của con ngƣời nhƣng đƣợc hình thành trên cơ sở, điều kiện, tiền đề sinh học của con ngƣời, chứ không đối lập, không tách rời tiền đề sinh học, tự nhiên của nó.
Tóm lại, đứng trên lập trƣờng triết học duy vật biện chứng, nền tâm lý học Mác- xít đã cống hiến cho nhân loại những thành tựu to lớn, phong phú, đa dạng không ai có thể phủ nhận đƣợc. Những nguyên tắc nghiên cứu tâm lý nói chung và nhân cách nói riêng đƣợc thể hiện thông qua các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc phản ánh: Tâm lý con ngƣời là phản ánh hiện thực khách
quan thông qua não. Nó là hình ảnh phản chiếu hiện thực khách quan thông qua chủ thể mỗi ngƣời. Hình ảnh hiện thực khách quan đó thông qua mỗi ngƣời đƣợc thể hiện khác nhau do chủ quan của ngƣời ấy.
Nguyên tắc quyết định luận: Đó là tồn tại quyết định ý thức. Tồn tại có
trƣớc, ý thức có sau. Vật chất quyết định ý thức. Vì vậy muốn nghiên cứu tâm lý con ngƣời phải nghiên cứu tồn tại con ngƣời, tức là hoàn cảnh con ngƣời sống và hoạt động.
Nguyên tắc phát triển: Hiện thực khách quan luôn luôn biến đổi, tâm