Thực trạng phát huy vai trò của GDKNS trong sự hình thành nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với sự hình thành nhân cách học sinh trung học phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng phát huy vai trò của GDKNS trong sự hình thành nhân

cách học sinh THPT ở Hà Nội

Sự phát triển nhân cách của học sinh trung học phổ thông là một giai đoạn rất quan trọng, giai đoạn chuyển đổi từ trẻ em lên ngƣời lớn. Đây là lứa tuổi đầu thanh niên với những đặc điểm tâm lý đặc thù khác với tuổi thiếu niên, các em đã đạt tới sự trƣởng thành về thể lực và sự phát triển nhân cách. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông là điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục kỹ năng sống cho các em có hiệu quả. Để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thì mục tiêu về giáo dục kỹ năng sống cần đƣợc đặt ra trong chƣơng trình giáo dục trung học phổ thông. Theo đó, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông phải đƣợc hoạch định; các hình thức, phƣơng pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đƣợc xác định cụ thể.

Đảng ta đã xác định con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hộ. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, cần phải có những con ngƣời lao động mới phát triển toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng. Nhiệm vụ này đƣợc thể hiện rõ trong Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong Luật Giáo dục,…Theo đó, Nghị quyết 29/NQ – TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục có nêu: tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hƣớng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học. Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và xác định rõ công khai mục tiêu,

chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chƣơng trình ngành và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết đảm bảo chất lƣợng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo, là căn cứ giảm sát, đánh giá chất lƣợng giáo dục, đào tạo. Nội dung cơ bản của Nghị quyết 29 của Trung ƣơng là đổi mới chƣơng trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất ngƣời học, hài hòa đức, trí thể, mỹ, dạy ngƣời, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hƣớng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nghị quyết 29 khẳng định cần chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Ngoài ra trong điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhƣ vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phƣơng pháp giáo dục phổ thông cũng đã đƣợc đổi mới theo hƣớng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy, sáng tạo của ngƣời học, bồi dƣỡng cho ngƣời học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên. Tuy nhiên, nội dung và phƣơng pháp giáo dục trong các nhà trƣờng hiện nay là còn chƣa chú trọng đúng mức dạy làm ngƣời, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khóa VIII) và phƣơng hƣớng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, đã nêu một trong những hạn chế của giáo

dục phổ thông nhƣ sau: “Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến

nghề” cho thanh thiếu niên”. Trong thực tế, khi xây dựng chƣơng trình dạy

học, nội dung dạy học trên lớp, giáo viên đều phải xây dựng 3 mục tiêu: cung

cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ.

Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ƣơng 6 (khóa X) và Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05 năm 2008 và Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lƣơng Sơn - tỉnh Hòa Bình.

Thủ đô Hà Nội sau khi đƣợc mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn

gấp hơn 3 lần trƣớc đây và đứng vào tốp 17 thủ đô trên thế giới có diện tích

rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rƣỡi, hơn 6,2 triệu ngƣời, hiện nay là hơn 7

triệu ngƣời; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phƣờng, thị trấn. Là thủ đô nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, xã hội và đặc biệt là sự chú trọng vấn đề giáo dục nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

Nhìn lại quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo của đất nƣớc đã đạt đƣợc sự hiệu quả cả về quy mô và chất lƣợng. Tại bậc học phổ thông, ngành giáo dục - đào tạo đã phổ cập xong bậc tiểu học và trung học cơ sở; trong phát triển giáo dục - đào tạo bậc đại học, nhiều trƣờng đại học đƣợc thành lập đã tạo cơ hội cho đông đảo sinh viên đƣợc học tập. Số lƣợng học sinh, đội ngũ trí thức trẻ ngày càng tăng lên, đóng góp vai trò quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Thành tích đạt đƣợc của học sinh tại những kì thi học sinh giỏi quốc tế rất cao và ổn định, điều này chứng tỏ học sinh Việt Nam không thua kém so với học sinh các nƣớc trên thế giới. Đó là một kết quả rất đáng khích lệ về giáo dục - đào tạo khi Việt Nam vẫn đang là nƣớc đang phát triển. Những thành tựu, kết quả quan trọng của ngành Giáo

dục bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc; sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nƣớc , Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân , của mỗi gia đình và toàn xã hội ; sƣ̣ tâ ̣n tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sự ổn định về chính trị cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nƣớc.

Đóng góp vào thành tựu chung về lĩnh vực giáo dục - đào tạo của cả nƣớc là những kết quả đáng ghi nhận của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Theo thống kê, “đến năm học 2014-2015, ngành Giáo dục Thủ đô đã phát triển về quy mô với tổng số có 2.574 cơ sở giáo dục, 48.788 nhóm lớp,

1.664.195 học sinh. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 126.472 học sinh phổ thông (trong đó có 93.801 giáo viên các cấp học). Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Nô ̣i đã triển khai tốt nhiê ̣m vu ̣ tro ̣ng tâm năm ho ̣c và đã đạt đƣợc những kết quả toàn diện. Các đề án, kế hoạch, chƣơng trình công tác đƣợc triển khai kịp thời. Công tác chỉ đạo của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nô ̣i đã tập trung lựa chọn những nhiệm vụ then chốt, bám sát thực tiễn, đề ra các giải pháp cụ thể quyết tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện. Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng học tập đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đƣợc nâng cao. Chất lƣợng giáo dục toàn diện, chất lƣợng giáo dục mũi nhọn của các cấp học đều có chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đƣợc tăng cƣờng, đảm bảo chất lƣợng chuyên môn và năng lực sƣ phạm. Công tác quản lý, kiểm tra đánh giá trong giáo dục của Thành phố không ngừng đƣợc đổi mới, nâng cao. Công tác xã hội hóa giáo dục có nhiều bƣớc chuyển biến, huy động đƣợc nhiều nguồn lực đầu tƣ, chăm lo phát triển giáo dục”. [49]

Với những tiền đề và nội lực sẵn có của ngành Giáo dục - Đào tạo Thủ đô, tƣơng lai Hà Nội vẫn tiếp tục giữ vững vai trò là một trung tâm văn hóa -

giáo dục lớn nhất cả nƣớc; xứng đáng là một Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại trong thế kỷ XXI.

Theo niên giám thống kê năm 2015, số trƣờng học trung học phổ thông

trên địa bàn thành phố Hà Nội phân theo đơn vị hành chính có tổng số là 206

trƣờng phân rải rác qua các quận huyện, các quận huyện trong đó có thể kể đến một số quận huyện có có số trƣờng trung học phổ thông nhiều nhất nhƣ:

Sóc Sơn, Thanh Xuân, Đống Đa, Nam Từ Liêm.

Theo đó, số giáo viên trung học phổ thông với lực lƣợng đông với

11.943 giáo viên (theo niên giám thống kê Hà Nội năm 2015). Trong đó có

8.809 giáo viên thuộc các trƣờng công lập còn lại là 3.134 giáo viên thuộc các trƣờng ngoài công lập. Có thể thấy lƣợng giáo viên thuộc khối trƣờng công lập chiếm tới 102,8% năm 2015 so với năm 2014 còn số lƣợng giáo viên ngoài công lập là 89,4% năm 2015 so với năm 2014 [ 42, tr. 450 ].

Cũng theo đó, số học sinh phổ thông bình quân một giáo viên và số học sinh phổ thông bình quân 1 lớp học nhƣ sau: tỷ lệ là 18 học sinh/1 giáo viên (2010) đến 2015 tỷ lệ đó là 16 học sinh/1 giáo viên. Hệ công lập, tỷ lệ học sinh trên đầu giáo viên là 20 học sinh/1 giáo viên (2010) đến 2015 là 18 học sinh/1 giáo viên còn đối với hệ ngoài công lập, con số nhỏ hơn là 11 học sinh/1 giáo viên (2010) và 10 học sinh/1 giáo viên (2015). Số học sinh bình

quân một lớp học là 39 học sinh/lớp (2015), con số này với hệ công lập cao là

42 học sinh/lớp trong khi đó đối với hệ ngoài công lập là 30 học sinh/lớp.

[42, tr 456].

Theo số liệu thống kê số học sinh trung học phổ thông trên địa bàn

thành phố là 189.338 học sinh (2015) trong đó số học sinh trong khối công lập

158.654 học sinh, ngoài công lập con số đó là 30.684 học sinh. Nhƣ vậy, số học sinh trong hệ công lập chiếm 102,0% năm 2015 trong khi đó số học

Với những số liệu nhƣ trên để thấy rằng, số lƣợng trƣờng và học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội tƣơng đối đông và khi tiến hành giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần có những nội dung giáo dục và phƣơng pháp và chế tài riêng cho từng trƣờng, từng khu vực, phù hợp với văn hóa địa phƣơng, với điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng. Hiện nay, địa giới hành chính của Hà Nội đã rộng lớn hơn, ở Thủ đô nhƣng có cả những vùng núi, vùng đồng bằng, vùng sông ven đê nữa. Tuy nhiên, trƣớc những biến động phức tạp của tình hình chính trị - kinh tế thế giới, sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trƣờng, trƣớc yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nƣớc, học sinh Thủ đô nói

riêng còn một số hạn chế nhƣ: thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho

yêu cầu phát triển, hội nhập; một bộ phận học sinh sống thiếu lý tưởng, thiếu trách nhiệm, thực dụng, coi nhẹ đạo lý, thuần phong mỹ tục; suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống; ý thức chấp hành pháp luật kém, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, ứng xử thiếu văn hoá, vi phạm pháp luật.

Vì vậy, công tác giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ học sinh Hà Nội luôn đƣợc chú trọng đầu tƣ hết mức, từ đó phát huy mặt mạnh, giữ vai trò làm nguồn lực đi đầu trong mọi công tác đối với cả nƣớc. Mặt khác, công tác giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp cho học sinh Hà Nội giảm thiểu những mặt hạn chế nhƣ đã trình bày ở trên. Trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi đi tới khảo sát và nhận thấy đƣợc thực trạng việc thực hiện vai trò giáo dục kỹ năng sống đối với cho học sinh phổ thông ở Hà Nội có những kết quả và những hạn chế cần khắc phục nhƣ sau:

Về nội dung giáo dục: Các nhà trƣờng thƣờng tập trung vào các kỹ

năng tâm lý – xã hội là những kỹ năng đƣợc vận dụng trong những tình huống hành ngày để làm chủ bản thân, tƣơng tác với ngƣời khác và giải quyết có

học sinh trung học phổ thông, học sinh cần đƣợc trang bị những kỹ năng cần

thiết đó là: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ sáng tạo,

kĩ năng ra quyết định và kĩ năng làm chủ bản thân. Trên thực tế thông qua

quá trình đào tạo và giáo dục ở các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, hầu hết các trƣờng cũng đã triển khai những nội dung này theo các lớp trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh của từng vùng thậm chí của những trƣờng tập trung vào một số kỹ năng cốt lõi, có những trƣờng còn tổ chức mở các câu lạc bộ kỹ năng sống mỗi tháng sinh hoạt một lần để chia sẻ cùng các con các ứng xử, ứng biến của cac con trƣớc những tình huống xảy ra theo từng chủ đề của bài giảng kỹ năng. Nội dung đƣợc không chỉ các thầy cô giáo chủ nhiệm quan tâm mà còn có các thầy cô làm công tác đoàn trƣờng, các thầy cô phụ trách hoạt động văn thể mỹ của nhà trƣờng. Bởi đây là một trong những nội dung thu hút học sinh tham gia đông đảo vì có tính mới, tính hấp dẫn, tính vận động của nội dung GDKNS.

Về hình thức tổ chức: Việc dạy học các môn học và triển khai hoạt động ngoại khóa là những hình thức tỏ ra thích hợp cho việc tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống. Những hoạt động trên tạo điều kiện học sinh hình thành và phát triển những kĩ năng sống cần thiết, nhƣ giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, chia sẻ, ứng phó với những tình huống trong cuộc sống hàng ngày,... đồng thời học sinh có cơ hội bộc lộ những kĩ năng sống mà các em đã có đƣợc. Trong thực tế giáo viên cũng nhận thấy rằng rất nhiều kĩ năng sống đã đƣợc hình thành và phát triển cho học sinh ngay trong bài giảng, tuy nhiên những kĩ năng này chƣa đƣợc đề cập một cách rõ ràng với tƣ cách là kĩ năng sống mà chỉ ở dạng các kĩ năng cơ bản cần thiết của bộ môn, chẳng hạn kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tƣ duy, kĩ năng giao tiếp cùng các kĩ năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh,... Trong nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa ở từng lớp học cũng đã có nhiều nội dung liên quan tới

giáo dục kĩ năng sống, chẳng hạn nhƣ trong các môn học lịch sử, giáo dục công dân, công nghệ. Trên cơ sở các môn học đó, giáo viên đã chia sẻ nội dung bài học cho học sinh trên cơ sở đó học sinh tiếp thu đƣợc các kỹ năng năng nhƣ: giao tiếp, chia sẻ, kinh nghiệm học tập, kỹ năng định hƣớng chọn nghề và việc làm,… Thực tế diễn ra rất nhiều trƣờng, nhiều lớp điều dẫn đến tất yếu là học sinh tiếp thu, chiếm lĩnh các kỹ năng sống một cách tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với sự hình thành nhân cách học sinh trung học phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)