Đánh giá quan hệ Việt Nam Hàn Quốc thông qua cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cộng đồng người việt trong mối quan hệ việt nam – hàn quốc từ năm 1992 đến nay (Trang 69 - 73)

2.1.3 .Cộng đồng du học sinh Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc

3.1 Đánh giá quan hệ Việt Nam Hàn Quốc thông qua cộng đồng

ngƣời Việt.

Từ việc phân tích, đánh giá toàn diện quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới cho phép đưa ra một số đánh giá, nhận xét như sau về cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc:

Thứ nhất, cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc phát triển nhanh chóng đa dạng về số lượng và bền vững trong số các cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại. Mặc dù mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Viê ̣t – Hàn mới được thiết lâ ̣p trong thời gian chưa lâu. Nhưng đó là mối quan hê ̣ hợp tác toàn diê ̣n trên nhiều lĩnh vực . Những tác động tích cực, của toàn cầu hóa kinh tế, liên kết khu vực của xu thế hòa bình và hợp tác đã tạo đà cho Việt Nam - Hàn Quốc phát triển hơn. Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều thuâ ̣n lợi thì kèm theo đó là mô ̣t số những ảnh hưởng tiêu cực như: khủng bố, dịch bệnh, xung đột vì mâu thuẫn về văn hóa, ngôn ngữ giữa công dân hai nước … Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ hai nước.

Thứ hai, những tiến triển tích cực trong quan hệ chính trị - ngoại giao đã tạo điều kiện thuận lợi, tạo động lực tích cực cho sự hội nhập của cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc trên mọi lĩnh vực kinh tế - thương mại và các lĩnh vực khác phát triển nhanh chóng.

Sau chiến tranh lạnh là thời điểm rất nhạy cảm trong mối quan hệ hợp tác với tất cả các nước. Nhưng lúc đó, Việt Nam và Hàn Quốc lại chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ. Sau đó, hai quốc gia đã đồng ý xây dựng “Quan hệ hợp tác toàn diện trong thế kỷ XXI” (được khẳng định trong chuyến viếng thăm của chủ tịch nước Việt Nam - Trần Đức Lương tới Hàn Quốc vào ngày 23 tháng 8 năm 2001). Sự phát triển cả về chiều rộng lẫn

chiều sâu trong mối quan hệ hợp tác Viê ̣t - Hàn trên tất cả mọi lĩnh vực đã có ý nghĩa rất quan trọng đối với Chính phủ cũng như nhân dân hai nước. Mối quan hệ chính trị được nâng cấp thì kéo theo sự phát triển của kinh tế và các ngành khác Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã nhân xét “Hiếm thấy trên thế giới trường hợp hai nước mới thiết lập quan hệ ngoại giao một thời gian ngắn như vậy mà quan hệ hợp tác lại phát triển nhanh như vậy”. Sự phát triển của hai dân tộc Việt Nam - Hàn Quốc trong những hơn hai thập kỷ qua đã chứng minh cho nhận xét đó.

Thứ ba: Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong đó cộng đồng người Việt là một bộ phận chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam mà mục tiêu trước mắt là giải quyết nguồn lao động dư thừa, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.

Hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc là một lĩnh vực quan trọng và hiệu quả nhất trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước và là điểm sáng nhất trong quan hệ hợp tác lao động của Việt Nam với các nước. Hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc, ngoài ý nghĩa quan trọng về kinh tế, còn có một ý nghĩa qua trọng khác, nó góp phần rất to lớn vào việc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, đào tạo tay nghề cho đội ngũ lao động Việt Nam. Xuất khẩu lao động không chỉ để nâng cao mức sống, mà còn để họ học tập kỹ năng và kinh nghiệm của các doanh nghiệp ở Hàn Quốc. Sau này khi những lao đô ̣ng đó quay trở về nước sẽ có điều kiện thuận lợi để tìm một công việc tốt , có thể phát huy kỹ thuật và kinh nghiệm tích lũy được ở nước ngoài. Quan trọng hơn, đội ngũ lao động Việt Nam đông đảo từ Hàn Quốc trở về với sự am hiểu văn hóa, ngôn ngữ Hàn Quốc, sẽ là một trong những cầu nối quan trọng tăng cường sự hiểu biết, quan hệ hữu nghị giữa nhân hai nước. Ngoài ra, không chỉ chú trọng vào xuất khẩu lao động đơn giản, mà còn tăng cường lao động có trình độ cao kèm theo ràng buộc để người lao động khi trở về nước tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tỷ lệ lao động Việt Nam

bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm việc ở Hàn Quốc rất cao vì mức lương bên ngoài cao hơn nếu làm theo hợp đồng. Do vậy, cần xây dựng và hoàn thiện những văn bản pháp luật xử lý việc vi phạm pháp luật và hợp đồng lao động. Các văn bản này phải được đưa vào chương trình đào tạo và thông báo đến từng gia đình có lao động xuất khẩu s ang Hàn Quốc trước khi thực hiện hợp đồng. Nếu lao động cố tình vi phạm đều phải chịu trách nhiệm xử phạt bằng tài chính. Đồng thời, có sự phối hợp tích cực với các cơ quan chức năng Hàn Quốc để khắc phục nhanh tình trạng này.

Thứ tư, cần đánh giá thêm về mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Mặc dù giữa hai nước có sự khác biệt về văn hóa chính trị, kinh tế, đối ngoại song sự khác biệt đó không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hai nước. Minh chứng cho điều đó là cộng đồng người Việt ở đây ngày càng phát triển, gắn bó hơn đối với người bản địa. Những khác biệt này tác động không nhỏ tới đến sự phát triển quan hệ hai nước. Về chính trị, công cuộc đổi mới xây dựng đất nước của Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu: “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản là hạt nhân lãnh đạo với vai trò đặc biệt quan trọng. Còn ở Hàn Quốc áp dụng hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập, theo phương thức chính trị tư bản chủ nghĩa, thể chế và bộ máy nhà nước vận hành theo phương thức chính trị tư bản chủ nghĩa và vận hành theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Các quyết định chính trị, trong đó có chính sách đối ngoại, thường được hình thành thông qua các cuộc cọ xát và đấu tranh gay gắt, phức tạp giữa các chính đảng và các nhóm lợi ích đa dạng trong xã hội. Nhưng sự khác biệt về thể chế này không làm cho hai nước có khoảng cách mà cả 2 quốc gia lại gắn bó hơn có nhiều hoạt động chính trị có ý nghĩa thông qua cộng đồng người Việt, có thể nói cộng đồng người Việt trở thành chiếc cầu nối hữu nghị cho cả hai quốc gia.

Trên phương diện kinh tế, Việt Nam và Hàn Quốc tuy đều phát triển theo kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với khu vực và thế giới, nhưng có điều khác biệt quan trọng là Nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục giữa vai trò quản lý, điều tiết vĩ mô, trong khi Nhà nước Hàn Quốc không nhấn mạnh vào vai trò đó, mà đề cao cơ chế tác động của thị trường. Hai nước đều có nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế vì mục tiêu phát triển, song mức độ, tiến độ và định hướng ưu tiên trong hội nhập kinh tế của mỗi bên có sự khác nhau. Do vậy, sự phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc sẽ tùy thuộc vào sự chủ động của doanh nghiệp hai nước, nhất là đối với phía các doanh nghiệp Hàn Quốc. Trong đó cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc là một phần nhỏ góp phần đưa các doanh nghiệp Hàn Quốc vào hội nhập quốc tế.

Về phương diện đối ngoại: Chính sáchnâng cao sự tiếp nhận chủ nghĩađa văn hóa là một trong những chính sách trụ cột mà các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đưa ra đó là bảo vệ quyền lợi của những người nhập cư (những cô dâu nhập cư, người lao động, du học sinh tộc người Triều Tiên hay con em của họ) và cung cấp các chính sách cần thiết, hỗ trợ pháp lý và thể chế để giúp họ tái định cư và sống một cuộc sống ổn định tại Hàn Quốc. Trụ cột nữa, bao gồm giáo dục công dân nước sở tại để nâng cao sự tiếp nhận những người nhập cư, xóa tan thành kiến và sự phân biệt đối xử. Cả hai tru cột này được Hàn Quốc thực hiện một cách nghiêm túc, đúng đắn để xã hội Hàn Quốc trở thành một xã hội đa văn hóa đa sắc màu nhưng không có sự phân biệt, kỳ thị. Nhưng chính sách nào dù ít hay nhiều đều mắc phải những tiêu cực, dù ít hay nhiều, mặc dù chính phủ đã đã có nhiều sự cải cách, nhưng về phía người dân một số bộ phận họ chưa chịu chấp nhận sự tồn tại của những người nhập cư. Lý do tại sao? Tại vì so với các nước khác thì lịch sử nhập cư của Hàn Quốc rất ngắn, cùng với dòng máu chính thống và thuần khiết. Chính vì vậy mà những người nhập cư phải cố gắng để tự hòa mình vào xã hội Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cộng đồng người việt trong mối quan hệ việt nam – hàn quốc từ năm 1992 đến nay (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)