Một số tồn tại hạn chế của cộng đồng ngƣời Việt ở Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cộng đồng người việt trong mối quan hệ việt nam – hàn quốc từ năm 1992 đến nay (Trang 73 - 76)

2.1.3 .Cộng đồng du học sinh Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc

3.2. Một số tồn tại hạn chế của cộng đồng ngƣời Việt ở Hàn Quốc

Cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc đã được đánh giá là một trong những cộng đồng có ý nghĩa cả về chính trị và kinh tế đối với hai nước Việt Nam và Hàn Quốc nhưng xét về nhiều tiêu chí cộng đồng này cũng bộc lộ rất nhiều điểm tồn tại hạn chế, mâu thuẫn. Những sự việc đó đã gây ra những khó khăn trong cuộc sống của chính người Việt và cả cuộc sống của người bản địa.

-Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, trong tổng số hơn 60.000 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc, có 17000 người đang cư trú bất hợp pháp. Trong đó, Nghệ An xếp đầu bảng với 1.454 người, tiếp đó là Hà Nội 948 người, Hải Dương 853 người, Thanh Hóa 823 người, Nam Định 733 người. Còn tại Malaysia số lao động bất hợp pháp là 13.515 người. Đây là con số không hề nhỏ, tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp đã tăng lên 50% cao hơn mức trung bình của các nước khác cùng phái cử lao động khoảng 23% sang Hàn Quốc cùng với những nhược điểm trong giao tiếp cũng như kém tuân thủ kỷ luật lao động nên nhiều chủ Hàn Quốc đã quay sang chọn lao động các nước khác như Trung Quốc, Indonesia thay vì chọn lao động Việt Nam. Việc bỏ trốn khỏi nơi làm việc và ở lại bất hợp pháp của lao động Việt Nam đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín chất lượng lao động , khiến cho cánh cửa đối với người đi xuất khẩu lao động dần khép lại.

Biểu đồ 3.1Tỷ lệ lao động Việt Nam hết hợp đồng không về nƣớc theo chƣơng trình EPS tính đến hết tháng 9/2015. (Nguồn: colab)

Về phía Hàn Quốc cũng có nhiều chính sách khoan hồng như sẽ miễn giảm xử phạt lao động cư trú bất hợp pháp như không phải nộp tiền phạt, thời gian cấm nhập cảnh giảm xuống. Về phía Cơ quan quản lý lao động của Việt Nam cũng ban hành nhiều chính sách như buộc lao động phải ký quỹ trước khi xuất cảnh, hoặc Nghị định 62 nêu rõ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp nếu về nước theo quy định sẽ được miễn xử phạt. Song tất cả những hình thức xử phạt hoặc chính sách khoan hồng vẫn chưa đánh bật được sức nặng của mức thu nhập trong suy nghĩ của lao động bất hợp pháp.

- Đối với các cô dâu người Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc, có nhiều người phụ nữ may mắn có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, nhưng cũng không ít người gặp phải trắc trở rắc rối, nhiều người bị lừa bán vào các ổ mại dâm, bị bóc lột sức lao động, lạm dụng tình dục, bị đánh đập và hành hạ dã man thậm chí dẫn đến nhiều cái chết thương tâm nơi đất khách quê người. Theo số liệu

thống kê của Bộ Tư pháp Hàn Quốc đến hết tháng 5/2015 trong tổng số 150.051 người nước ngoài kết hôn với công dân Hàn Quốc thì công dân Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất 39,7%, tiếp theo là Việt Nam 26,3%, Nhật Bản là 8,5%. Kể từ ngày 1/4/2014, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thắt chặt các tiêu chí cấp thị thực kết hôn cư trú giữa công dân Hàn Quốc với người nước ngoài nhằm hạn chế các tác động tiêu cực về mặt xã hội do vấn đề này gây ra, như tình trạng bạo lực gia đình, cô dâu nước ngoài bỏ trốn khỏi gia đình nhà chồng hay nạn môi giới kết hôn trá hình. Tất cả các vụ kết hôn này đều được thực hiện một cách chóng vánh theo tình chất thương mại hóa nên dẫn tới rất nhiều mâu thuẫn như: xung đột pháp luật về giải quyết ly hôn giữa pháp luật Việt Nam và Hàn Quốc; vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân; vấn đề quốc tịch của các cô dâu Việt Nam sau khi kết hôn; vấn đề khai sinh và quốc tịch của trẻ em được sinh ra bởi hai dòng máu Việt - Hàn và vấn đề đáng quan tâm khác hiện nay là vấn đề giáo dục cho thế hệ con cái của mẹ Việt Nam và bố Hàn Quốc, bất lợi đầu tiên của những đứa trẻ này là bố mẹ không thông hiểu nhau dẫn đến sự không nhất quán trong quá trình nuôi dạy con. Để cải thiện những vấn đề này chính quyền hai nước cần quan tâm hơn nữa trong việc quản lý các cuộc nhân quốc tế, giúp đỡ các cô dâu nước ngoài nói chung và cô dâu Việt nói riêng từng bước thích ứng dần với cuộc sống ở xử sở kim chi.

- Đối với các du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tư pháp Hàn Quốc số du học sinh tại Hàn Quốc đạt 105.193 người trong tháng 1/2016 tăn gần 14% so với 1 năm trước đó. Chiếm đa số là sinh viên, 76.949 người đang học bằng thị thực D-2 (học đại học) còn lại là thị thực D-4-1 đến học tiếng Hàn. Sinh viên Trung Quốc chiếm đại bộ phận với 62.318 người tiếp theo là sinh viên Việt Nam với 8.293 người, Mông Cổ 5.262 người, Nhật Bản 2.739 người. Những bất cập đối với các sinh viên nước ngoài là sự “xung đột”, bởi các trường đại học chỉ chú trong vào vấn đề

tăng số lượng nhưng lại không chú ý đến vấn đề hòa nhập sinh viên ngoại nội. Đồng thời xuất hiện tâm lý bài xích xuất hiện ngày càng phổ biến trong giảng đường. Các sinh viên Hàn có xu hướng tránh đưa vào cùng nhóm với sinh viên quốc tế trong các bài làm việc theo nhóm bởi sự khác biệt về văn hóa và khó khăn trong giao tiếp. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi sinh viên quốc nội chia sẻ cho nhau những danh sách các khóa học có đông sinh viên nước ngoài để tránh đăng ký những lớp học này. Chính vì vậy mà sinh viên nước ngoài muốn học nói tiếng Hàn nhưng lại không được hỗ trợ. Để cải thiện tình trạng trên chính phủ Hàn Quốc phải thay đổi tiêu chuẩn đánh giá mức độ quốc tế hóa của trường đại học (mà hiện nay phụ thuộc vào tiêu chí số lượng) như tỉ lệ trao đổi sinh viên với đối tác nước ngoài hay số lớp chỉ nói tiếng Anh…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cộng đồng người việt trong mối quan hệ việt nam – hàn quốc từ năm 1992 đến nay (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)