Hình thức thông tin phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng trên sóng truyền hình (Khảo sát Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, VTV1, Truyền hình Thông tấn từ 6.2016-3.2017) (Trang 62 - 69)

7. Kết cấu luận văn

2.3. Hình thức thông tin phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng

2.3.1. Chương trình, bản tin, chuyên đề, chuyên mục

Với khối lƣợng thông tin rộng, dễ thu hút ngƣời xem, thông tin về vấn đề phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng đã đƣợc Truyền hình Thông tấn, VTV1 và Truyền hình Hải Phòng khai thác ở nhiều chuyên đề, chuyên mục. Qua khảo sát cho thấy, cả 3 kênh truyền hình đều đƣa thông tin này trên các chƣơng trình, bản tin thời sự và các chuyên đề, chuyên mục về kinh tế.

Hiện nay, mỗi ngày VTV1 có 20 chƣơng trình, bản tin thời sự đƣợc phát sóng. Ngoài các chƣơng trình, bản tin thời sự chính, VTV1 còn đƣa thông tin về phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng trong các chƣơng trình, bản tin chuyên đề nhƣ "Chuyển động 24 giờ", "Chào buổi sáng bông lúa", "Bản tin Tài chính". Đây là không gian rộng lớn để chuyển tải các thông tin kinh tế. Với 22 tin, phóng sự về phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng phát sóng trên VTV1 trong khoảng thời gian 9 tháng, cho thấy, lƣợng thông tin còn quá khiêm tốn.

Đối với Truyền hình Thông tấn, mỗi ngày có khoảng 10 chƣơng trình, bản tin thời sự, chuyên đề kinh tế đƣợc phát sóng. Trên kênh Truyền hình Thông tấn, chuyên mục "Câu chuyện thƣờng ngày" cập nhật nhiều thông tin về dịch vụ cảng biển Hải Phòng, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng, tiến độ một số dự án xây dựng cảng và phát triển du lịch tại Hải Phòng. Con số 15 tin, phóng sự về phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng trong thời gian 9 tháng cũng rất khiêm nhƣờng so với tổng thời lƣợng phát sóng của kênh này.

Đối với Truyền hình Hải Phòng, hiện nay, mỗi ngày có 4 bản tin thời sự và 1 bản tin Tiêu điểm thị trƣờng đƣợc phát sóng, tƣơng ứng với 150 bản tin/tháng. Bên cạnh đó, mỗi tháng Đài còn có 20 chuyên đề, chuyên mục về kinh tế đƣợc phát sóng. Ngoài 5 bản tin thời sự thì các chuyên đề, tạp chí, chuyên mục thƣờng xuyên đƣa thông tin về vấn đề phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng là: Chuyên đề "Xây dựng nông thôn mới" (3 phóng sự), Chuyên đề "Câu chuyện kinh tế" (8 phóng sự),

Chuyên đề "Kinh tế hội nhập và phát triển" (7 phóng sự), Tạp chí Du lịch (10 phóng sự), Tạp chí Kinh tế (2 phóng sự), Chuyên mục "Bạn nhà nông" (3 phóng sự).

2.3.2. Thể loại

Khảo sát cho thấy, VTV1, Truyền hình thông tấn và Truyền hình Hải Phòng đã sử dụng đa dạng các thể loại tác phẩm truyền hình để thông tin về vấn đề phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng.

Bảng 2.2: Thống kê số lượng tác phẩm về phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng theo thể loại báo chí

TT Thể loại Truyền hình SL % 1 Tin 88 54,6 2 Phóng sự 64 39,7 3 Phỏng vấn 6 3,7 4 Tọa đàm 2 1,2

5 Phim tài liệu 1 0,6

5 Tổng số 161 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2017) Nhận xét:

* Tin: Đây là thể loại đƣợc sử dụng nhiều nhất trong chuyển tải các thông tin

về phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng. Theo thống kê, trong thời gian từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2017, có 88 tin truyền hình đƣợc thực hiện, tập trung ở các chƣơng trình, bản tin Thời sự và Bản tin Tiêu điểm thị trƣờng của Truyền hình Hải Phòng; các chƣơng trình thời sự và chƣơng trình Chuyển động 24 giờ của VTV1, các chƣơng trình Thời sự của Truyền hình Thông tấn. Với lợi thế thông tin nhanh, ngắn gọn, cập nhật các sự kiện mới diễn ra, việc sử dụng thể loại tin đã chuyển tải khá kịp thời các sự kiện quan trọng diễn ra trên thành phố Hải Phòng, phản ánh sự vận động của lĩnh vực kinh tế biển đảo một cách thƣờng xuyên, liên tục và cập nhật. Thể loại tin đã đƣợc sử dụng để thông tin cho khán giả về các sự kiện tiêu biểu nhƣ:

khánh thành cảng VIP GREEN, lễ đón mã hàng đầu năm, lễ đón chuyến tàu chuyên chở ô tô đầu tiên cập cảng Hải Phòng, các hoạt động kinh doanh, khai thác cảng; tiến độ các dự án xây dựng cảng, các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch, các cuộc làm việc của lãnh đạo trung ƣơng và thành phố liên quan đến phát triển kinh tế biển... Phần lớn các tin đã cung cấp cho ngƣời xem những nội dung cần quan tâm, song một số tin còn dài, sa vào tình trạng kể lể, tham thông tin. Một số tin chƣa chú trọng sử dụng đồ họa để làm sinh động thêm nội dung cần chuyển tải, nhất là các tin phát sóng trên kênh truyền hình Hải Phòng.

* Phóng sự: Đây cũng là một trong những thể loại đƣợc sử dụng nhiều để chuyển tải các thông tin về vấn đề phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng. Trong khung thời gian khảo sát đã có 64 phóng sự đƣợc thực hiện, trong đó có 49 phóng sự ngắn từ 2 - 3 phút phát trong các chƣơng trình Thời sự và bản tin kinh tế của của cả 3 kênh truyền hình; 15 phóng sự dài từ 5 - 15 phút nằm trong các chuyên đề, tạp chí kinh tế của Truyền hình Hải Phòng. Các phóng sự đã khẳng định đƣợc thế mạnh trong chuyển tải những vấn đề có tính thời sự với phân tích sâu và đƣa ra những luận điểm mới. Nhiều phóng sự cho thấy sự tìm tòi của tác giả về cách thể hiện với sự kết hợp giữa xuất hiện hiện trƣờng, sử dụng đồ họa đối với các thông tin nhiều số liệu. Nhiều phóng sự thể hiện phong cách riêng của tác giả, những tìm tòi, theo

đuổi của tác giả đối với vấn đề mà dƣ luận quan tâm nhƣ: chùm 3 phóng sự "Doanh

nghiệp phản hồi thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng cảng biển", "Rà soát mức thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển", "Khi phí chồng phí" của tác giả Lƣu Thoan - Phan

Thực - Huy Đông (Truyền hình Thông tấn); chùm 4 phóng sự về chủ đề "Khắc phục

tính mùa vụ của du lịch Hải Phòng" của tác giả Nguyễn Hoàng - Việt Nam - Vƣơng Dũng (Truyền hình Hải Phòng). Tuy nhiên, còn không ít phóng sự mờ nhạt, chƣa đi sâu phân tích, luận giải vấn đề thực tiễn đặt ra; chƣa tìm tòi cách thể hiện sinh động. Nhiều phóng sự thực chất chỉ là tin dài có phát biểu.

*Tọa đàm: Thể loại này thƣờng có thời lƣợng khá dài, có khả năng phân tích, bàn luận các vấn đề quan trọng, đang đƣợc dƣ luận quan tâm, với sự tham gia của ít nhất 02 khách mời. Thể loại này cung cấp cho khán giả thông tin đa chiều,

thấy đƣợc nhiều mặt của vấn đề. Tuy nhiên, thể loại này thƣờng không đảm bảo tính định kỳ.

Theo số liệu khảo sát, thống kê từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2017, truyền hình Hải Phòng, VTV1 và Truyền hình Thông tấn mới thực hiện đƣợc 02 chƣơng trình tọa đàm liên quan đến những nội dung về phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng và 2 chƣơng trình này đều do Truyền hình Hải Phòng sản xuất. So với yêu cầu tuyên truyền, số lƣợng này vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do Truyền hình Hải Phòng, Truyền hình Thông tấn và VTV1 chƣa thật sự chú trọng thể loại báo chí này trong kế hoạch tuyên truyền về phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng. Các chƣơng trình tọa đàm đƣợc thực hiện với sự chỉ đạo, yêu cầu của lãnh đạo thành phố. Một nguyên nhân khác là kinh phí tổ chức sản xuất lớn, trong khi chất lƣợng các cuộc tọa đàm đa phần chƣa cao, dẫn đến hiệu quả tuyên truyền thấp.

Trong thời gian khảo sát đã có 2 tác phẩm thuộc thể loại tọa đàm đƣợc phát

sóng, đó là tọa đàm "Xây dựng cơ chế đặc thù cho Hải Phòng" (tác giả Phƣơng

Thanh, Văn Bảo, Vũ Hải - Truyền hình Hải Phòng) và Tọa đàm "Phát triển Cát Bà

thành điểm du lịch quốc tế" (Tác giả Việt Nga, Thanh Bình, Ngọc Tú - Truyền hình Hải Phòng). Nhìn chung, 2 tác phẩm này đã bám sát đặc trƣng thể loại, xen kẽ nội dung tọa đàm là các phóng sự minh họa. Các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý tham gia vai trò khách mời tọa đàm.

* Phỏng vấn: Phỏng vấn đƣợc sử dụng khi trong thực tiễn xuất hiện những sự kiện mới cần đƣợc lý giải, làm sáng tỏ. Trong thời điểm Hải Phòng triển khai thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng cảng biển gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng doanh nghiệp, đã có 6 bài phỏng vấn đƣợc phát sóng là: phỏng vấn Giám đốc Sở Tài chính Hải Phòng về xây dựng đề án thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng cảng biển Hải Phòng (tác giả Lƣu Hà, Vƣơng Dũng - Truyền hình Hải Phòng); phỏng vấn Giám đốc đốc Sở Tài chính Hải Phòng về thu phí hạ tầng cảng biển (Tác giả Lƣu Thoan, Phan Thực - Truyền hình Thông tấn); phỏng vấn Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng về chủ trƣơng thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng cảng biển (Tác giả Quang Vĩnh, Chí Hiếu - VTV1). Bên cạnh đó còn có bài phỏng vấn Thứ trƣởng Bộ Giao thông vận

tải Nguyễn Văn Công về chủ trƣơng di dời cảng chính của Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng ra khỏi nội đô thành phố Hải Phòng (Tác giả Việt Nga, Anh Tuấn - Truyền hình Hải Phòng); phỏng vấn Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng về kinh nghiệm thành công trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp; phỏng vấn Phó chủ tịch UBND huyện Cát Hải về chủ trƣơng giảm bớt số lồng bè nuôi thủy sản trên Vịnh Cát Bà . Việc sử dụng thể loại phỏng vấn để chuyển tải những thông tin trên là phù hợp. Các bài phỏng vấn đã phát huy hiệu quả thông tin tốt đối với những vấn đề mới, nhạy cảm, đƣợc đông đảo dƣ luận quan tâm, cần sớm đƣợc làm sáng tỏ để có định hƣớng đúng.

* Phim tài liệu: có duy nhất 1 phim tài liệu về vấn đề phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng đƣợc phát sóng trong khung thời gian khảo sát, đó là phim tài liệu

"Vươn ra biển lớn" của tác giả Lƣu Hà, Văn Bảo (Truyền hình Hải Phòng). Đây là

bộ phim tái hiện quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thƣơng mại vận tải Hải Phòng - một doanh nghiệp tƣ nhân thành công trong lĩnh vực vận tải biển. Với hình ảnh đẹp, phong phú, đƣợc ghi hình ở nhiều địa bàn, nhiều thời điểm khác nhau; âm nhạc, lời bình khá sinh động, sử dụng nhiều đồ họa, kỹ xảo, nội dung hấp dẫn, phim đƣợc đanh giá cao về chất lƣợng, thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách làm phim tài liệu của nhóm tác giả.

Tuy nhiên, với duy nhất 1 phim tài liệu đƣợc phát sóng trong thời gian khảo sát, có thể thấy Truyền hình Hải Phòng, Truyền hình Thông tấn và VTV1 chƣa chú trọng sử dụng thể loại này trong chuyển tải thông tin về phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng. Thực tế là việc sản xuất phim tài liệu chủ yếu do đơn đặt hàng của các doanh nghiệp hoặc chỉ đạo của lãnh đạo thành phố nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị mà chƣa có sự chủ động của các đài truyền hình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhƣ kinh phí sản xuất cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của phóng viên còn hạn chế

2.3.3. Ngôn ngữ

Đối với một tác phẩm truyền hình, hình ảnh có vai trò quan trọng hàng đầu. Hình ảnh đạt yêu cầu là phải có chất lƣợng tốt, rõ nội dung, chuẩn về kỹ thuật hình ảnh, đƣợc kết nối hợp lý bằng kỹ thuật montage. Hình ảnh phải đạt yêu cầu là câu chuyện kể bằng hình.

Đề tài biển đảo vốn có nhiều "đất" để thể hiện những tìm tòi về hình ảnh nên các phóng viên quay phim đã không bỏ lỡ những cơ hội đƣợc khẳng định năng lực của mình qua những cảnh quay đẹp, để lại ấn tƣợng đối với ngƣời xem. Máy quay theo tiêu chuẩn HD cho chất lƣợng hình ảnh đẹp và cùng với đó là sự hỗ trợ của kỹ thuật ghi hình bằng flycam.

Ấn tƣợng mạnh về hình ảnh thƣờng có trong các tác phẩm về chủ đề phát triển du lịch biển, nuôi trồng, khai thác thủy sản và các tác phẩm về kinh tế huyện đảo Cát Hải, Bạch Long Vỹ, cho thấy cảnh quan thiên nhiên đẹp, tiềm năng kinh tế biển dồi dào của Hải Phòng. Các tác phẩm trong chuyên mục "Nông nghiệp sạch" giới thiệu các sản phẩm mắm Cát Hải, cá thu một nắng của VTV1... thực sự là những bức tranh sống động về cuộc sống, lao động sản xuất của ngƣời dân miền biển Hải Phòng.

Bên cạnh việc sử dụng những thiết bị tiên tiến trong ghi hình tạo nên những khuôn hình, thƣớc phim chuẩn thì ngôn ngữ hình ảnh trong các tác phẩm về đề tài phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng còn đƣợc hỗ trợ mạnh mẽ bởi các kỹ thuật đồ họa. Nhờ có đồ họa, các con số đƣợc nhấn mạnh và dễ tiếp cận hơn, ngƣời xem dễ tiếp nhận các thông tin về số liệu vốn không thể thiếu trong các tác phẩm báo chí về kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ họa mới đƣợc phổ biến trong các tin, phóng sự của VTV1, Truyền hình thông tấn hoặc ở một vài tác phẩm nằm trong chuyên đề kinh tế của Truyền hình Hải Phòng. Mặc dù có số lƣợng tác phẩm về đề tài phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng nhiều nhất trong 3 kênh truyền hình song Truyền hình Hải Phòng chƣa tận dụng tốt lợi thế từ việc chuyển tải thông tin bằng đồ họa.

Với kỹ thuật ghi hình tiên tiến và đội ngũ phóng viên có trình độ chuyên môn sâu, các tác phẩm về vấn đề phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng trên VTV1

có ngôn ngữ hình ảnh sinh động hơn so với các tác phẩm trên Truyền hình Thông tấn và Truyền hình Hải Phòng.

Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều tác phẩm về phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng chƣa đạt yêu cầu về chất lƣợng hình ảnh, trong đó phần lớn rơi vào các tác phẩm của Truyền hình Hải Phòng và Truyền hình Thông tấn. Nhiều tác phẩm thực chất chỉ là bài phát thanh trám hình, hình ảnh không có sự kết nối, không làm toát lên nội dung chuyển tải. Khuôn hình không bảo đảm các quy định về tỉ lệ, thiếu thông tin là khá phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng trên là do Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng chƣa đầu tƣ đồng bộ thiết bị ghi hình đạt chất lƣợng cao, đội ngũ phóng viên còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, một bộ phận chƣa thật say sƣa, tâm huyết tìm tòi thể hiện tác phẩm.

2.3.3.2. Ngôn ngữ lời đọc, tiếng động, âm nhạc

Nếu hình ảnh có vai trò quan trọng hàng đầu đối với tác phẩm truyền hình nói chung, tác phẩm truyền hình về vấn đề phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng nói riêng thì ngôn ngữ lời đọc có vai trò quan trọng thứ 2, tiếp đến là tiếng động hiện trƣờng và âm nhạc.

Phần lớn các tin, phóng sự đã đƣợc sử dụng ngôn ngữ lời đọc trong sáng, dễ hiểu, cung cấp thông tin khá đầy đủ về những vấn đề mà tác phẩm đề cập. Sự bổ trợ của tiếng động hiện trƣờng làm cho các tin, phóng sự mang hơi thở cuộc sống, đặc biệt phát huy hiệu quả đối với các phẩm về đề tài biển đảo với những âm thanh đặc trƣng của tiếng sóng biển, nhịp lao động sản xuất trên bến cảng, nhà máy đóng tàu...Trong một số phóng sự phản ánh về hoạt động du lịch, đánh bắt thủy sản, cả Truyền hình Hải Phòng và VTV1 đều chú trọng sử dụng âm nhạc. Nhƣng đối với các tin, phóng sự phản ánh tình hình sản xuất của các doanh nghiệp đóng tàu hoặc doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng thì tiếng động hiện trƣờng đƣợc chú trọng. Tuy nhiên, cũng còn một số phóng sự chƣa có những lập luận sắc sảo, lời bình nhàn nhạt, giọng đọc chƣa phù hợp. Âm nhạc chƣa sử dụng đúng lúc, chọn nhạc chƣa phù hợp hoặc lạm dụng âm nhạc làm cho tác phẩm mất đi tính chân thực của cuộc sống.

2.3.3.3. Ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ tác giả

Ngôn ngữ nhân vật đƣợc hiểu là các phát biểu trong phóng sự hoặc phim tài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng trên sóng truyền hình (Khảo sát Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, VTV1, Truyền hình Thông tấn từ 6.2016-3.2017) (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)