7. Kết cấu luận văn
3.2. Yêu cầu đổi mới thông tin về phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng trên sóng
trên sóng truyền hình
Trong xu thể phát triển mạnh mẽ của truyền hình hiện đại, mỗi cơ quan báo chí đang từng ngày phải tìm tòi, không ngừng đổi mới nội dung, hình thức thông tin. Từ những chủ trƣơng của Đảng, nhà nƣớc và thành phố Hải Phòng về phát triển kinh tế biể n trong thời gian tới, công tác tuyên truyền về phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng trên sóng truyền hình đặt ra nhiều yêu cầu mới. Lấy sự hài lòng của công chúng là thƣớc đo, việc đổi mới thông tin về vấn đề phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng phải khắc phục đƣợc những hạn chế nhƣ đã đề cập.
Về nội dung: Tiếp tục tổ chức tuyên truyền có hệ thống trong các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nƣớc ta, trong đó có Luật Biển Việt Nam đƣợc Quốc hội (khóa XIII) nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua; những nội dung cơ bản của công ƣớc Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ Quy tắc ứng xử mang tính pháp lý của các bên ở Biển Đông (COC).
Tăng cƣờng các chƣơng trình tuyên truyền để nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống vùng biển, ven biển Hải Phòng, gắn kết với đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh và chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Nội dung tuyên truyền, theo đó, cũng phải tập trung vào việc giới thiệu, quảng bá những thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo của Hải Phòng và các địa phƣơng có biển; những mô hình tiên tiến trong sản xuất kinh tế biển cần đƣợc nhân rộng; nêu cao vai trò và trách nhiệm của các thành phần kinh tế trong việc tham gia tích cực vào phát triển kinh tế biển; những thành
tựu hợp tác quốc tế về biển. Đặc biệt, tuyên truyền đậm nét về việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ ngƣ dân vƣơn khơi bám biển.
Bên cạnh đó, nội dung tuyên truyền phải thể hiện đƣợc mục đích phổ biến, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, những kinh nghiệm tốt ứng dụng vào nuôi trồng, đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy, hải sản cho ngƣ dân và các địa phƣơng có biển; phổ biến kiến thức về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, về thông tin và dự báo thời tiết, về phòng chống thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu, mực nƣớc biển dâng cũng nhƣ bảo vệ tài nguyên môi trƣờng biển; phát triển khoa học - công nghệ biển.
Một nội dung tuyên truyền quan trọng khác là về thực hiện các chính sách khuyến nông, khuyến ngƣ, các chủ trƣơng, chính sách khác của Chính phủ về phát triển kinh tế biển và ven biển. Trong đó hết sức chú trọng việc triển khai thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về hỗ trợ đóng mới tàu cá cho ngƣ dân, các mô hình quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vùng ven biển của thành phố, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về biển trong ngƣ dân.
Bên cạnh đó, các tác phẩm truyền hình về vấn đề phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng trong tình hình hiện nay cần thể hiện đƣợc ý chí đấu tranh với các hành động của nƣớc ngoài xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam; đấu tranh chống các hành vi và hoạt động sai trái, tiêu cực trên khu vực biển, đảo Hải Phòng nhƣ: vi phạm trật tự an toàn giao thông trên biển, buôn bán hàng cấm, trốn thuế, đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi thủy, hải sản, phá hoại môi trƣờng sinh thái biển Hải Phòng nói riêng và cả nƣớc nói chung.
Việc thông tin về phát triển kinh tế biển đảo cần phải đặt trong tổng hòa các ngành kinh tế khác có tác động tƣơng hỗ và gắn với bảo vệ chủ quyền trên biển của nƣớc ta, quan tâm các thông tin mang tính chỉ dẫn, khắc phục cách thông tin một chiều và hƣớng đến những thông tin có tính phản biện cao.
Về hình thức: Đứng trƣớc yêu cầu đổi mới các hoạt động tuyên truyền, VTV1, Truyền hình Thông tấn và Truyền hình Hải Phòng cần ý thức một cách sâu sắc hơn về việc đổi mới hình thức thể hiện các sản phẩm báo chí. Đây cũng là yêu cầu sống còn
đối với bất kỳ cơ quan báo chí nào trong sự vận động, phát triển không ngừng của hệ thống báo chí hiện nay. Nếu không đổi mới sẽ mất dần thị trƣờng công chúng, suy giảm uy tín và vị thế của Đài, từ đó ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng tuyên truyền.
Vấn đề phát triển kinh tế biển - một chủ trƣơng lớn và quan trọng của thành phố Hải Phòng càng cần thiết phải đƣợc tuyên truyền bằng những hình thức hiệu quả hơn. Đây là nhiệm vụ đặt ra cho cả 3 kênh truyền hình trong giai đoạn tới. Đó là yêu cầu đổi mới về thể loại báo chí, ngôn ngữ báo chí. Nghĩa là, các chƣơng trình tuyên truyền của cần thể hiện việc sử dụng linh hoạt các thể loại báo chí, tránh duy trì một vài thể loại quen thuộc trong quá trình tuyên truyền về kinh tế biển.
Ví dụ, trong một chƣơng trình truyền hình, không nhất thiết phải thể hiện một nội dung bằng các thể loại quen thuộc nhƣ tin hay phóng sự. Tùy nội dung, có thể nghiên cứu áp dụng nhiều thể loại khác, miễn sao vẫn đảm bảo nội dung tuyên truyền theo kế hoạch. Tƣơng ứng với đó là sự vận dụng ngôn ngữ báo chí sao cho phù hợp. Hiện nay, một số chuyên đề, chuyên mục thƣờng có nội dung về kinh tế biển của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng cần phải đƣợc đầu tƣ đổi mới hình thức thể hiện nhằm tăng tính hấp dẫn hơn so với hiện tại, tạo đƣợc sức hút đối với công chúng, đồng thời nâng cao chất lƣợng tuyên truyền nói chung của Đài.
Ngoài ra, trong thời đại bùng nổ và cạnh tranh thông tin mạnh mẽ nhƣ hiện nay, nếu các Đài địa phƣơng không liên tục cập nhật những đổi mới về công nghệ sẽ khó lòng thực hiện đƣợc các mục tiêu nâng cao chất lƣợng tuyên truyền, từ đó dễ bị mất đi thị trƣờng công chúng. Điều này ảnh hƣởng toàn diện đến sự phát triển của các Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng. Do vậy, trong thời gian tới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng cần tiếp tục quan tâm, ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào hoạt động sản xuất, phát sóng chƣơng trình truyền hình.
Tóm lại, mục tiêu đặt ra là phấn đấu tuyên truyền về kinh tế biển đảo Hải Phòng trên sóng truyền hình phải có tác động lan tỏa, là một kênh thông tin quan trọng hàng đầu đối với việc đƣa chủ trƣơng, chính sách của Đảng, nhà nƣớc và thành phố Hải Phòng về phát triển kinh tế biển đảo nói chung, kinh tế biển đảo Hải Phòng nói riêng đi vào cuộc sống, tạo sức cuốn hút và điểm nhấn rõ nét. Có nhƣ
vậy, nhiệm vụ tuyên truyền về phát triển kinh tế biển đảo Hải Phòng mới đƣợc thực hiện một cách hiệu quả.