Về xây dựng nền kinh tế thị trƣờng trong nhà nƣớc pháp quyền xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận triết học khái niệm nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 79 - 89)

1.1.1 .Tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền ở phƣơng Đông

2.3.5. Về xây dựng nền kinh tế thị trƣờng trong nhà nƣớc pháp quyền xã hộ

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Việc phát triển ngày càng sâu rộng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta đòi hỏi nhà nƣớc phải có sự điều chỉnh phù hợp đối với các quá trình kinh tế. Trƣớc hết nhà nƣớc cần định hƣớng sự phát triển bằng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trƣờng. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Tạo ra môi trƣờng pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội, các chủ thêt hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch. Tiếp tục đổi

mới chính sách tài chính và tiền tệ đảm bảo tính ổn định và sự phát triển của nền tài chính quốc gia.

Nhà nƣớc cần quản lý bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trƣờng và doanh nghiệp. Tách chức năng quản lý hành chính Nhà nƣớc khỏi chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, xóa bỏ “chế độ chủ quản”. Đồng thời tăng cƣờng và chú trọng hơn việc xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo công bằng xã hôi. Sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng trong giai đoạn hiện nay ở nƣớc ta đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, đòi hỏi nhà nƣớc đƣa ra các giải pháp thực tế để tạo sự phù hợp giữa nhu cầu tăng trƣởng kinh tế thu lợi nhuận và các nhu cầu xã hội. Nhà nƣớc cần phải đảm bảo cho nền kinh tế thị trƣờng đƣợc xây dựng và phát triển trên cơ sở đạo lý nhân bản vững chắc. Cơ sở đạo đức của nền kinh tế thị trƣờng phải đƣợc xác định và biểu hiện cụ thể trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội cụ thể của nhà nƣớc. Nếu không nhƣ vậy thì không chỉ định hƣớng xã hội chủ nghĩa đối với sự phát triển đất nƣớc không đƣợc thực hiện mfa bản thân sự tăng trƣởng kinh tế cũng sẽ không bền vững.

Phải thực hiện nhiều chế độ phân phối trong đó phân phối thu nhập theo hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động là chính, ngoài ra còn có các hình thức phân phối theo vốn, tài sản, trí tuệ và phúc lợi xã hội. Mặt khác phải tạo điều kiện để lao động làm giàu chính đáng bằng lao động của mình.

Đối với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, vai trò của nhà nƣớc hết sức to lớn. Nƣớc ta là nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đó chính là điều kiện, tiền đề cho sự khác biệt về chất của mô hình kinh tế thị trƣờng mà nƣớc ta hƣớng tới so với các mô hình kinh tế thị trƣờng khác. Để làm tròn sứ mệnh đó, Đảng và Nhà nƣớc phải đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, quản lý đất nƣớc và xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng với xu

hƣớng gắn với phát triển kinh tế trí thức, hội nhập kinh tế quốc tế dƣới tác động của toàn cầu hóa.

Nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Để đạt mục tiêu quan trọng này cần phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng nhanh thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội; Cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nhƣ hệ thống giao thông vận tải, bến cảng, kho bãi, viễn thông, điện nƣớc… Đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú ý các nhà quản lý, doanh nhân, đội ngũ ngƣời lao động lành nghề và nâng cao trình độ tƣ duy kinh tế, kiến thức kinh doanh cho các chủ hộ gia đình, hộ tiểu chủ…

Cùng một lúc Đảng phải lãnh đạo cả việc phát triển nền kinh tế thị trƣờng, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và một xã hội thực sự dân chủ trong đó xây dựng pháp luật và thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa, chống quan liêu, tham nhũng đƣợc đặt ở vị trí hàng đầu. Điều đó cho thấy tầm vóc lớn lao, tính chất khó khăn và phức tạp của toàn bộ các vấn đề mà Đảng, nhà nƣớc, nhân dân ta phải giải quyết.

Để phát triển kinh tế thị trƣờng, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và thực hiện dân chủ hóa theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện toàn cầu hóa. Cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, tích cực tự giác trong nhận thức và hành động một vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với quá trình xây dựng đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Tiểu kết chƣơng 2

Cùng với thực tiễn của quá trình xây dựng nhà nƣớc Việt Nam độc lập, nhận thức về nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dần đƣợc hình thành và định hình gắn với sự nhận thức, kế thừa có phê phán, chọn lọc những

lý luận về nhà nƣớc pháp quyền trên thế giới của Đảng và Nhà nƣớc ta. Những quan điểm đó ngày càng đƣợc bổ sung, phát triển, đƣợc thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những thành quả to lớn mà Việt Nam đã đạt đƣợc trong thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền những năm qua chứng tỏ quá trình đổi mới tƣ duy lý luận của Đảng ta về vấn đề đặc biệt quan trọng này. Một mặt, quan điểm của Đảng ta về nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ sở, định hƣớng chính trị quan trọng để giới khoa học tiếp tục đi sâu nghiên cứu, phát triển lý luận về nhà nƣớc pháp quyễn xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặt khác, giới khoa học từ nghiên cứu của mình tham mƣu cho Đảng để quá trình đổi mới tƣ duy của Đảng về nhà nƣớc pháp quyền có những bƣớc tiến mới.

Từ cách tiếp cận triết học khái niệm nhà nƣớc pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, đã thấy đƣợc những vấn đề quan trọng của thực tiễn đang đặt nhƣ: vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật; vấn đề phát huy dân chủ nhân dân thực hiện quyền làm chủ nhà nƣớc; vấn đề cách thức tổ chức quyền lực nhà nƣớc; đòi hỏi tất yếu của phát triển xã hội dân sự đóng vai trò là nền tảng xã hội và phát triển nền kinh tế thị trƣờng đảm nhiệm vai trò là cơ sở kinh tế trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Vận dụng lý luận từ cách tiếp cận triết học khái niệm nhà nƣớc pháp quyền để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ở một số nét chính yếu sau: trong xây dựng nội dung pháp luật phải xác lập đƣợc ý chí chung đích thực của nhân dân và thể chế nó vào luật pháp; Về cách thức tổ chức quyền lực nhà nƣớc thì thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nƣớc là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp. Hoàn thiện cơ chế để tăng cƣờng kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp

và tƣ pháp; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; thừa nhận và phát triển xã hội dân sự; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng, tận dụng và huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế tạo ra cơ sở kinh tế vững chắc trong công cuộc xây dựng thành công nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Nhà nƣớc là một phạm trù lịch sử, nó vận động, biến đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là yếu tố kinh tế, xã hội, chính trih, văn hóa, lịch sử… Các mô hình nhà nƣớc dƣờng nhƣ là sự thể hiện cách thức quản lý xã hội theo những cách khác nhau của nhà nƣớc. Nó tồn tại với tƣ cách là công cụ nhiều hơn là thể hiện mục đích của nhà nƣớc và đến lƣợt mình nhà nƣớc lại là công cụ để điều tiết các quan hệ xã hội trƣớc khi các công cụ khác có thể thay thế nó.

Thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra những yêu cầu về việc hoàn thiện mô hình lý luận trong sự biến đổi không ngừng của hiện thực. Từ cách tiếp cận triết học khái niệm nhà nƣớc pháp quyền đã phần nào giải quyết đƣợc ở tầng bản chất của những yêu cầu đó. Cách tiếp cận triết học đã chỉ ra dấu hiệu căn bản nhất của nhà nƣớc pháp quyền là yếu tố dân chủ. Chỉ tồn tại trên nền dân chủ thì các quyền tự do của con ngƣời trong nhà nƣớc mới đƣợc đảm bảo một cách khách quan nhất và quyền lực mới thực sự thuộc về nhân dân; Để đảm bảo tính thƣợng tôn pháp luật thì pháp luật phải dựa trên sự thống nhất của ý chí chung. Cái “khế ƣớc xã hội” này đảm bảo cho ngƣời dân không bị mất đi tự do khi nhƣợng một phần quyền tự do tự nhiên của mình cho xã hội nhằm đạt tới trạng thái tự do cao hơn. Sự phân định các bộ phận quyền lực nhà nƣớc nằm ở tính đặc thù của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc chứ không hẳn vì mục đích kiểm soát quyền lực; Trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền cơ sở kinh tế của nó chính là nền kinh tế thị trƣờng và cơ sở xã hội là xã hội dân sự.

Đối với Việt Nam, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa là đề cập một phƣơng thức tổ chức nền chính trị xã hội chủ nghĩa và nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa mà mục đích là duy trì và phát huy bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân của nhà nƣớc, phát huy cao độ dân chủ xã hội chủ

nghĩa làm cho nhà nƣớc thực sự trong sạch, vũng mạnh, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành.

Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa là đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân, đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật. Thực hiện nguyên tắc quyền lực là thống nhất, có sự phối hợp và phân công giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp. Trong đó về bản chất, pháp luật phải đảm bảo tính khách quan, thống nhất ý chí chung của nhân dân, công bằng, bình đẳng; pháp luật phải bảo vệ quyền công dân quyền con ngƣời. Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền vững mạnh là cơ sở pháp lý để nhân dân lao động thực hiện quyền công dân, quyền con ngƣời cũng nhƣ trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân với nhà nƣớc. Cho nên phát huy dân chủ và sự vững mạnh của Nhà nƣớc pháp quyền là những vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc rất quan trọng liên quan tới sự tồn tại của chế độ xã hội chủ nghĩa của nƣớc ta hiện nay.

Để đảm bảo đƣợc các quyền và tự do của các cá nhân trong xã hội, nền tảng nhà nƣớc pháp quyền phải dựa trên dân chủ. Pháp luật khi đƣợc xây dựng trên cơ sở một nền dân chủ hay nói cách khác chỉ khi nào đạt đến trạng thái dân chủ thì pháp luật mới thực sự là những thỏa thuận xã hội và các lực lƣợng xã hội khác nhau tham gia một cách bình đẳng vào quá trình thỏa thuận ấy. Thể chế dân chủ là cơ cấu duy nhất để con ngƣời thực hiện quyền tự do của mình. Đồng thời thừa nhận và phát triển xã hội dân sự, phát triển kinh tế thị trƣờng tạo cơ sở kinh tế và xã hội vững chắc cho xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Bạch (chủ biên), (1964) Nhà nước và pháp quyền, Nxb Khoa học, Hà Nội.

2. Báo nhân dân, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XI của Đảng, số 20284, ngày 19, tháng 3, năm 2011.

3. Bộ tƣ pháp- Viện nghiên cứu khoa học quản lý (1997), Về nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1986)- Tiểu sử và sự nghiệp. Nxb Sự thật,

Hà Nội.

5. C. Mác và Ph. Ăngghen (2002): toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

6. Nguyễn Đăng Dung (2007) (chủ biên), Quốc Hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), Bùi Ngọc Sơn và Nguyễn Mạnh Tƣờng (2007): Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Đăng Dung (2008): Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Đăng Dung (2009): nhà nước là những con số cộng đơn giản, Nxb Lao động, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, năm 1994, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

13. Đảng cộng sản VN (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh – quá trình hình thành và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Nguyễn Tĩnh Gia, Mai Đình Chiến (2006), Vận dụng học thuyết Mác để xây dựng nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Giáo trình Triết học (dành cho nghiên cứu sinh và học viên cao học), (2001) tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992) (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

21. Lê Tuấn Huy (2006), Triết học chính trị Môngtexkiơ với việc xây dựng nhà nước phápquyền Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Phúc Khánh (1994) (dịch), Nhà nước pháp quyền, Nxb Sự thật, Hà Nội. 23. V.I. Lê-nin, (1959) Tuyển tập, quyển 2, phần 1, Nxb Sự thật Hà Nội. 24. Trần Ngọc Liêu, (2009), Khái niệm nhà nước pháp quyền từ góc nhìn

triết học, Tạp chí Triết học, số 11.

25. Đỗ Mƣời (1992), Sửa đổi hiến pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, đẩymạnh sự nghiệp đổi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Niên (1996), Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Đỗ Nguyên Phƣơng (1992), Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước phápquyền, Nxb Sự thật, Hà Nội.

28. Phạm Ngọc Quang- Ngô Kim Ngân (2007) , Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Ngyễn Duy Quý ( Chủ nhiệm đề tài), Cơ sở lý luận và thực tiễn về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,vì dân”, Đề tài KX.04.01, Chƣơng trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp nhà nƣớc (giai đoạn 2001-2005)

30. Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn (2010): nhà nước pháp quyền xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận triết học khái niệm nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)