Các cách tiếp cận khái niệm nhà nƣớc pháp quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận triết học khái niệm nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 38)

1.1.1 .Tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền ở phƣơng Đông

1.2 Các cách tiếp cận khái niệm nhà nƣớc pháp quyền

1.2.1 Cách tiếp cận khái niệm nhà nƣớc pháp quyền từ góc độ luật học

Từ góc độ luật học, khái niệm nhà nƣớc pháp quyền chủ yếu đƣợc chủ yếu đƣợc xem xét ở khía cạnh vai trò của pháp luật trong nhà nƣớc cũng nhƣ sự bình đẳng của công dân và nhà nƣớc trƣớc pháp luật. Theo đó, một trong những yếu tố quan trọng nhất của nhà nƣớc pháp quyền là thƣợng tôn pháp luật và phân chia quyền lực nhà nƣớc.

Trong nhà nƣớc pháp quyền, luật pháp đứng ở vị trí tối thƣợng, chi phối nhà nƣớc và các quan hệ xã hội. Nhà nƣớc tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân bằng hệ thống pháp luật. Luật pháp là những quy định tổng quát đƣợc hình thành qua sự đồng thuận của các đại biểu dân chúng thông qua thủ tục thảo luận và biểu quyết công khai. Luật pháp trong nhà nƣớc pháp quyền thể hiện ý chí chung của toàn dân. Nhà nƣớc pháp quyền đảm bảo sự tham gia của các thành viên trong xã hội vào đời sống chính trị một cách tất yếu thông qua luật pháp.

Mục đích hàng đầu của nhà nƣớc pháp quyền là bảo vệ quyền và sự bình đẳng trƣớc pháp luật cho ngƣời dân. Nhà nƣớc phải tôn trọng những quyền cơ bản của ngƣời dân nhƣ tự do cá nhân, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do đi lại, tự do kết ƣớc, tự do hoạt động nghề nghiệp. Trong nhà nƣớc pháp quyền, pháp luật là công cụ để chế ƣớc, kiểm tra, giám sát tổ chức và các phƣơng thức hoạt động của nhà nƣớc. Pháp luật thể hiện ý chí, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân đƣợc luật hóa. Và nhƣ thế, nhà nƣớc quản lý xã hội

bằng pháp luật thực chất là quản lý bằng ý chí của ngƣời dân đã đƣợc luật hóa. Xét về mặt hình thức, pháp luật trong nhà nƣớc pháp quyền chi phối toàn bộ hoạt động của nhà nƣớc. Xét về mặt nội dung, pháp luật thể hiện và đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. Xét về mặt cấu trúc, pháp luật nhà nƣớc pháp quyền là một thể thống nhất, có thứ bậc, trong đó Hiến pháp giữ vị trí cao nhất.

Về nguyên tắc phân quyền trong nhà nƣớc pháp quyền. Để khắc phục tình trạng lạm quyền, độc đoán, chuyên quyền khi quyền lực tập trung trong tay cá nhân hoặc một nhóm lợi ích thì nguyên tắc phân quyền đƣợc coi là một trong những đặc trƣng cơ bản của nhà nƣớc pháp quyền. Quyền lực nhà nƣớc đƣợc chia thành quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tƣ pháp do các cơ quan nhà nƣớc tƣơng ứng đảm nhiệm. “Trong thực tiễn quyền lập pháp đƣợc giao cho Quốc hội hay nghị viện, Quyền hành pháp đƣợc trao cho Chính phủ, quyền tƣ pháp đƣợc giao cho tòa án” [30; 59]. Việc phân chia quyền lực nhƣ vậy có tác dụng kiểm soát và đối trọng quyền giữa các cơ quan quyền lực nhà nƣớc. “Việc phân định nhà nƣớc thành ba quyền nói trên là bƣớc tiến của nhân loại, là một trong những biện pháp quan trọng để chống lại hiện tƣợng độc tài, chuyên chế” [9; 48].

1.2.2 Cách tiếp cận khái niệm nhà nƣớc pháp quyền từ góc độ lịch sử

Tiếp cận về nhà nƣớc pháp quyền là một bƣớc phát triển của xã hội hƣớng đến công lý và đồng thời nhìn nhận việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền cũng là một quá trình. Do vậy khái niệm nhà nƣớc pháp quyền cũng mở rộng theo sự phát triển của xã hội và của khoa học pháp lý cũng nhƣ khoa học chính trị, chứ không phải nhƣ một khái niệm chết, khái niệm không vận động.

Khác với cách tiếp cận của luật học thiên về cách thức tổ chức quyền lực nhà nƣớc và coi luật pháp có vai trò quan trọng nhất trong nhà nƣớc pháp quyền , khoa học lịch sử tiếp cận khái niệm nhà nƣớc nói chung và nhà nƣớc pháp quyền nói

riêng theo lịch sử ra đời, quá trình vận động, biến đổi, phát triển của hiện tƣợng này trong lịch sử.

Khi nghên cứu tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp quyền theo phƣơng pháp lôgich- lịch sử đã giúp khoa học lịch sử vừa bám sát đƣợc lịch sử ra đời của tƣ tƣởng vừa thấy đƣợc nội hàm đầy đủ của khía niệm ở dạng chín muồi của lịch sử. Khái niệm nhà nƣớc pháp quyền vận động trong hiện thực đạt đến độ chín muồi biểu hiện với các dấu hiệu nhƣ: quyền lực thuộc về nhân dân; thƣợng tôn pháp luật, pháp luật giữ vị trí tối thƣợng trong xã hội; đảm bảo quyền con ngƣời, quyền công dân thông qua và bằng pháp luật; nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nƣớc….soi vào dòng lịch sử tƣ tƣởng của nhân loại từ thời Cổ đại tới Trung đại, Cận đại, Hiện đại ở cả phƣơng Đông và phƣơng Tây. Những nhà tƣ tƣởng nào trong lịch sử có tƣ tƣởng về những nội dung trên thì đƣợc coi là có tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền.

Từ cách tiếp cận lịch sử về nhà nƣớc pháp quyền nhƣ vậy đã làm cho lịch sử tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp quyền đƣợc tái hiện trong lịch sử một cách lôgich. Giữa các giai đoạn lịch sử luôn có sự kế thừa, phát triển tƣ tƣởng về nhà nhà nƣớc pháp quyền để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đặt ra. Khái niệm nhà nƣớc pháp quyền trong lịch sử tƣ tƣởng cho tới thế kỷ XIX trên thực thế các nhà tƣ tƣởng chƣa sử dụng đầy đủ cụm từ “nhà nƣớc pháp quyền”. Đến Robertvon Mohl là học giả đầu tiên sử dụng khái niệm này trong trong sách luật giáo khoa mang tên Staatsrechtdes Konigsreich Wurtemberg năm 1829. Ông cho rằng nhà nƣớc pháp quyền không phải là một hình thái đặc biệt của nhà nƣớc mà là một thể loại nhà nƣớc chuyên biệt. Nhà nƣớc pháp quyền phải đƣợc hiểu là nhà nƣớc đặt trên căn bản của lý trí hay lý tính. Có thể nói khái niệm nhà nƣớc pháp quyền đƣợc dần hoàn thiện hơn theo sự vận động của lịch sử.

1.2.3 Cách tiếp cận khái niệm nhà nƣớc pháp quyền từ góc độ chính trị học chính trị học

Tiếp cận về nhà nƣớc pháp quyền nhƣ một hình thức biểu hiện quan trọng của chế độ chính trị. Mối quan hệ giữa nhà nƣớc và pháp luật nhƣ thế

nào nó phụ thuộc vào chủ thể, mục đích, quan hệ chính trị trong xã hội. Nói cách khác tiếp cận về nhà nƣớc pháp quyền không tách rời khỏi đời sống chính trị- xã hội, đặt yếu tố quyền lực nhà nƣớc thành trọng tâm.

Theo cách tiếp cận này, sự ra đời tƣ tƣởng về nhà nƣớc nói chung và nhà nƣớc pháp quyền nói riêng bị quy định bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù mà việc tìm kiếm, thiết lập và kiểm chứng tính hợp lý mô hình của các thể chế là mục đích của các khoa học chính trị hƣớng tới. Khi bàn về nhà nƣớc pháp quyền, khoa học chính trị thiên về việc luận giải tính chất của quyền lực và mức độ thực hiện quyền lực trong nhà nƣớc.

Khi bàn về chủ thể quyền lực nhà nƣớc, trong nhà nƣớc pháp quyền, một số nhà chính trị học coi quyền lực nhân dân là quyền lực tối thƣợng trong xã hội dân chủ, là quyền lực để từ đó hình thành nên các quyền lực khác trong xã hội. Đồng thời họ cũng cho rằng quyền lực nhà nƣớc có vai trò lớn, đƣợc sử dụng chủ yếu để hình thành và thực thi pháp luật, đảm bảo cho pháp luật đƣợc thực thi thống nhất trong thực tế.

Các nhà chính trị học cũng khảo cứu vai trò của quyền lực nhân dân trong lịch sử các chế độ nhà nƣớc: trong nhà nƣớc dân chủ chủ nô Hy- La Cổ đại, nhân dân đƣợc xem là chủ thể của quyền lực nhà nƣớc và nhân dân trực tiếp thực thi quyền lực nhà nƣớc.Ở phƣơng Đông sự tập trung và phân chia quyên lực nhà nƣớc chủ yếu dựa và tƣơng quan lực lƣợng giữa các giai cấp trong xã hội. Ở đó nhân dân chỉ có nghĩa vụ tuân thủ và không tham gia vào các quá trình của đời sống chính trị. Thời Trung cổ quyền lực lại chủ yếu tập trung trong tay giới quý tộc, Vua, hội đồng nghị viện, nhà thờ. Thời Cận đại lại là tƣ tƣởng về sự phân chia để kiểm soát quyền lực, chống lại sự độc quyền, lạm quyền, quyền lực của Vua đƣợc chuyển cho cơ quan đại diện của nhân dân là nghị viện. Thời Hiện đại, nhìn chung các trƣờng phái chính trị đều thừa nhận rằng quyền lực chính trị đƣợc phân chia bình đẳng trong các hệ thống chính trị.

Về cách thức tổ chức quyền lực, khoa học chính trị có sự phân biệt mô hình nhà nƣớc ở phƣơng Đông và phƣơng Tây. Trong nhà nƣớc phƣơng Đông thời kỳ Cổ đại và Trung đại quyền lực tập trung một cách cao độ vào tay ngƣời đứng đầu là nhà Vua. Trong khi đó, ở phƣơng Tây ngay từ đầu đã có sự phân công, kiểm soát quyền lực giữa các tầng lớp; chủ nô, quý tộc….. Tuy nhiên sau này do các điều kiện kinh tế xã hội quy định đã dẫn tới sự tập trung hóa quyền lực, xác lập nền quân chủ chuyên chế ở phƣơng Tây.

Trong nhà nƣớc Phong kiến nguyên tắc tổ chức quyền lực là quyền lực tối cao thuộc về nhà Vua. Đến nhà nƣớc Tƣ sản quyền lực nhà nƣớc là thuộc về nhân dân. Quyền lực của nhân dân đƣợc thừa nhận và khẳng định trong Hiến pháp, quyền lực đó đƣợc thể hiện dƣới ba hình thức sau:

Thứ nhất là hình thức dân chủ trực tiếp, tức là trong chế độ dân chủ nhân dân tập hợp lại để giải quyết các công việc quan trọng của mình, trực tiếp thông qua các đạo luật mà không cần ngƣời đại diện cho mình.

Thứ hai là hình thức dân chủ bán trực tiếp, ở đó sự thảo luận và biểu quyết thông qua luật thuộc thẩm quyền riêng biệt và độc nhất của cơ quan lập pháp nhƣng nhân dân có thể tham gia quá trình lập pháp bằng các biện pháp dân chủ trực tiếp.

Thứ ba là hình thức dân chủ gián tiếp hay còn gọi là dân chủ đại diện, ngƣời dân ủy quyền cho các đại biểu mà họ bầu ra thông qua luật và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc.

1.2.4 Cách tiếp cận khái niệm nhà nƣớc pháp quyền từ góc độ triết học 1.2.4.1 Bản chất của nhà nƣớc pháp quyền

Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau, nhƣng nói tới nhà nƣớc pháp quyền các học giả đều thống nhất ở một số đặc điểm sau: thứ nhất, đó là nhà nƣớc mà nhân dân là chủ thể của quyền lực; thứ hai là luật pháp giữ vị trí tối thƣợng trong xã hội; thứ ba là nhà nƣớc tôn trọng và bảo vệ quyền con

ngƣời, quyền công dân, đảm bảo dân chủ; Thứ tƣ là có sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan quyền lực nhà nƣớc.

Xét từ cách tiếp cận triết học, những dấu hiệu căn bản trên thì dấu hiệu nào là căn bản nhất quy định sự tồn tại của nhà nƣớc pháp quyền? Theo chúng tôi, Dân chủ chính là yếu tố căn bản nhất, là nền tảng của nhà nƣớc pháp quyền, nếu thiếu đi dân chủ thì những đặc trƣng của nhà nƣớc pháp quyền sẽ chủ yếu nằm trên lý thuyết hoặc rất hình thức. Pháp luật chỉ thực sự giữ ví trí tối thƣợng và thể hiện đƣợc ý chí của ngƣời dân khi dân chủ hiện hữu và bộc lộ mình qua các dấu hiệu phái sinh từ nó, là hình thức đặc thù trong việc thể hiện quyền lực của nhân dân. Nếu không có dân chủ thì luật pháp chỉ mang tính hình thức bởi nhà nƣớc ban hành luật và thể hiện ý chí của mình trong đó căn bản chất là bảo vệ quyền lợi của giai cấp nắm quyền nhà nƣớc. Ngay cả khi nhà nƣớc thể hiện ý chí của toàn dân thì tính hình thức của pháp luật vẫn tồn tại bởi dù nhà nƣớc pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật là ý chí phổ biến của nhân dân nhƣng trong phần lớn các trƣờng hợp ý chí đó đƣợc ủy quyền thông qua các đại diện do dân bầu ra, mà đại diện đó chính là các bộ phận cấu thành quyền lực nhà nƣớc.

Hơn nữa chỉ có dân chủ mới là sự đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân. Trong chế độ dân chủ ngƣời dân mới có thể quy định nên nội dung nhà nƣớc, nội dung của luật pháp theo ý chí của mình. Khi có dân chủ, pháp luật đƣợc định ra vì con ngƣời và đƣơng nhiên bảo vệ, tôn trọng, đề cao các quyền của con ngƣời. “Dƣới chế độ dân chủ, không phải con ngƣời tồn tại vì pháp luật mà pháp luật tồn tại vì con ngƣời, trong khi đó dƣới những hình thức khác nhau của chế độ nhà nƣớc con ngƣời tồn tại lại đƣợc quy định bởi pháp luật.” [5; 350].

Nhà nƣớc pháp quyền ra đời trên nền tảng dân chủ nhƣng có dân chủ chƣa hẳn đã có nhà nƣớc pháp quyền. Bởi vậy, dân chủ trong nhà nƣớc pháp quyền có những biểu hiện sau :

Thứ nhất, vấn đề quan trọng nhất của dân chủ là sự thể hiện và thực hiện tự do trong nhà nƣớc pháp quyền. Dấu hiệu căn bản trong tự do của nhà nƣớc pháp quyền là sự thể hiện và thực hiện tự do chủ quan một cách khách quan. Tự do trong nhà nƣớc pháp quyền phải bao hàm trong nó không chỉ sự tồn tại có ý thức của tự do tự giác của các cá nhân mà là cả nhà nƣớc trong quan hệ với công dân với ý thức về quyền và nghĩa vụ của mình ở khía cạnh luân lý và đạo đức. Có thể nói, sự phân chia quyền lực trong nhà nƣớc pháp quyền không chỉ để kiểm soát, phân chia và đối trọng quyền lực trong nhà nƣớc mà còn là hƣớng tới việc đảm bảo thực hiện các quyền tự do trong xã hội, thông qua việc kiểm soát quyền lực của nhân dân.

Thứ hai, cách thức thực hiện quyền lực của nhân dân. Quyền lực đích thực chỉ có thể thuộc về nhân dân khi dựa trên nền tảng dân chủ đích thực. Nhà nƣớc pháp quyền là nhà nƣớc mà quyền lực thuộc về nhân dân, vậy nhân dân sẽ thực hiện quyền lực của mình nhƣ thế nào khi mà hầu hết quyền lực đó là do những đại diện mà nhân dân bầu ra. Khi tồn tại dân chủ thực sự thì hệ quả phái sinh từ nó là tất yếu quyền lực thuộc về nhân dân.

Thứ ba, nội dung của pháp luật trong nhà nƣớc pháp quyền. Các quyền của con ngƣời đƣợc luật hóa đến đâu thì sẽ xác định mực độ pháp quyền của nhà nƣớc tới đó. Những đạo luật của pháp quyền là cái gì “đƣợc thiết định”, là cái gì đƣợc rút ra từ con ngƣời. Khi nội dung của pháp luật là những “khế ƣớc” thể hiện ý chí và bảo vệ các quyền chính đáng của các công dân một cách hữu hiệu, khi pháp luật tồn tại vì con ngƣời và cho con ngƣời thì mặc nhiên ngƣời ta sẽ tôn sùng pháp luật một cách tự giác, biến nó thành loại quyền lực quan trọng duy nhất trong điều tiết các quan hệ xã hội. Trong nhà nƣớc pháp quyền nhân dân dùng những quyền tự nhiên sẵn có của mình để thỏa thuận với nhau tạo nên một ý chí chung mà ở đó mọi ngƣời đều tìm thấy lợi ích và ý chí của mình ở trong đó. Nhờ đó mà con ngƣời trong xã hội “tuy

không đồng đều nhau về thân thể và trí tuệ vẫn đƣợc hoàn toàn bình đẳng ngang nhau” [32; 78]. Việc coi nội dung của pháp luật thể hiện đƣợc tinh thần của ý chí chung của xã hội đã thể hiện tƣ tƣởng dân chủ và bình đẳng của xã hội. Đến đây cần phải có những nhà lập pháp tài năng và sáng suốt, đƣa đến những nguyên tắc đảm bảo cho ý chí chung không bị những quyến rũ của tham vọng cá nhân xuyên tạc, dẫn dắt dân chúng tìm thấy con đƣờng đúng đắn trong tính phúc tạp của hiện thực. Nhƣ vậy nhà lập pháp không làm ra luật, họ chỉ xác lập những nội dung của ý chí chung và diễn giải nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận triết học khái niệm nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)